This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015
Ngộ độc thuốc ở trẻ em
Thứ Bảy, tháng 10 17, 2015
sống khỏe
No comments
Thực tế cho thấy, với trẻ dưới 5 tuổi sức đề kháng còn yếu kém nên rất dễ bị các bệnh truyền nhiễm thông thường như: viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi…
Hầu hết trẻ bệnh đều được bác sĩ khám và kê toa thuốc để điều trị, đơn giản nhất là thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao hoặc phải uống kháng sinh khi trẻ có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn.
Biểu hiện ngộ độc thuốc ở đường tiêu hóa thường xuất hiện sớm nhất
Những nguyên nhân
Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, ở Việt nam hàng năm có khoảng 30% số bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu là do ngộ độc cấp và con số tử vong chiếm khoảng 12%, trong đó không ít bệnh nhân bị ngộ độc thuốc, chủ yếu vẫn là trẻ em.
Theo ghi nhận từ các bệnh viện chuyên Nhi đã từng xử trí ngộ độc thuốc ở trẻ em, một số loại thuốc thường gây ngộ độc cho trẻ là thuốc kháng histamine (thuốc chống dị ứng), thuốc á phiện, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhức các loại… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ phụ huynh cần chú ý như sau:
Người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ, vì không rõ liều dùng an toàn nên khi cho trẻ em uống phụ huynh có thể cho trẻ uống quá liều có thể làm cho trẻ bị ngộ độc.
Một số phụ huynh vì tâm lý "nóng vội" muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc, cũng không ít cha mẹ vì quá bận rộn nên sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ uống cũng vô tình gây hại cho trẻ.
Trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc đôi khi do người lớn bất cẩn để thuốc điều trị thường dùng trong các hộp đựng bánh/kẹo hoặc hộp đựng bánh/mứt (nhất là những loại thuốc có màu xanh, đỏ) làm trẻ nhỏ lầm tưởng là thức ăn hay "kẹo" nên bỏ vô miệng ăn dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc.
Nhiều gia đình chưa chú ý việc cất giữ thuốc cẩn thận trong nhà, đặc biệt là những gia đình có trẻ tầm 2 - 3 tuổi trẻ rất thích khám phá nên nguy cơ uống nhầm thuốc của người lớn dẫn đến ngộ độc là điều khó tránh.
Một số phụ huynh thấy con biếng ăn thường xuyên, người gầy (ốm) nên khi nghe bất cứ ai mách bảo có những loại thuốc "thần dược giúp trẻ ham ăn chóng lớn" là tìm mua bằng được cho trẻ uống. Cũng đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra do cha mẹ cho trẻ uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Ở lứa tuổi lớn hơn, khoảng tầm 10 - 17 tuổi, tâm sinh lý của trẻ đang có nhiều thay đổi nên trẻ rất nhạy cảm với những xung đột trong cuộc sống như trẻ bị cha mẹ hoặc thầy cô chê bai hoặc chỉ trích vì trẻ học hành sút kém, cha mẹ thường xuyên cãi vã, to tiếng khiến trẻ dễ bị tổn thường. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do tự tử ở trẻ em được cấp cứu tại bệnh viện là do buồn chuyện gia đình, do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.
Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thuốc
Dấu hiệu giá trị nhất trong việc xác định trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc là cha mẹ phát hiện xung quanh trẻ có những vỉ thuốc dở dang, những bao đựng thuốc bột bị xé hoặc những chai đựng thuốc của người lớn bị văng tung tóe… Trẻ thực sự bị ngộ độc thuốc khi có những biểu hiện sau đây:
Biểu hiện ở đường tiêu hóa: thường xuất hiện sớm nhất, vì thuốc gây ngộ độc sau khi trẻ uống sẽ tác động trực tiếp tại đây khiến trẻ kêu đau bụng nhiều, trẻ buồn nôn, nôn ói nhiều, một số trẻ bị tiêu chảy.
Biểu hiện ở đường hô hấp: trẻ đột ngột ho sặc sụa nhất là trẻ nhỏ vì tâm lý hoảng sợ, nặng hơn trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, thậm chí khó thở.
Biểu hiện ở hệ thần kinh: với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như trẻ bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
Biểu hiện tăng tiết: trẻ bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng hay đường hô hấp, dịch tiêu hóa tăng bất thường, tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.
Điều quan trọng đối với các bậc phụ huynh khi đứng trước tình huống trẻ bị ngộ độc thuốc là phải "thật bình tĩnh thực hiện biện pháp sơ cứu ban đầu đúng cách" sau đây để bảo vệ trẻ trước những tác hại gây ra do tình trạng ngộ độc thuốc.
Nguyên tắc xử trí sơ cứu ban đầu
Cách tốt nhất là cha mẹ cần xác định xem trẻ đã uống nhầm loại thuốc gì? Với liều lượng bao nhiêu? Cần mang theo mẫu thuốc hoặc chai/lọ đựng thuốc mà trẻ đã uống báo cho bác sĩ biết, sẽ giúp trẻ được điều trị tích cực bằng những biện pháp giải độc thích hợp nhất, giúp trẻ vượt qua cơn nguy hiểm nhanh chóng.
Khi biết trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, quan sát trẻ thấy còn phản ứng tốt, cha mẹ hãy giúp trẻ nôn/ói để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể, cha mẹ có thể dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà) giúp trẻ có thể nôn/ói bớt loại thuốc đã uống, chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.
Tuyệt đối không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê, trẻ đang lên cơn co giật, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ vừa bị ngộ độc thuốc vừa uống nhầm hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như axít, bazơ hoặc xăng dầu, người lớn tuyệt đối không được gây nôn cho trẻ. Nếu trẻ than đau rát vùng họng phụ huynh có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi nguội để làm dịu cơn đau, chú ý cho trẻ uống thật từ từ để tránh tình trạng trẻ bị nuốt sặc.
Sau sơ cứu ban đầu, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc cho trẻ.
Nâng cao ý thức phòng ngừa tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ em
Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trước nguy cơ ngộ độc thuốc có thể gây ngại đến tính mạng của trẻ, phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc phòng ngừa sau đây:
- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn. Cần cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Để thuốc ngoài tầm thấy, tầm với của trẻ, tốt nhất là nên cất giữ tất cả các loại thuốc điều trị của gia đình trong tủ có khóa an toàn.
- Không nên uống thuốc trước mặt trẻ, trẻ sẽ để ý và bắt chước lấy thuốc uống một cách vô tình.
- Không để thuốc trong các chai nước uống (các loại thuốc nước), hộp kẹo, hộp đựng thức ăn đề phòng trẻ nhầm tưởng là nước ngọt hoặc bánh/kẹo sẽ lấy uống.
- Không lấy các loại thuốc viên có màu xanh, màu đỏ cho trẻ chơi để dỗ trẻ ăn.
- Với các bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ điều trị, vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ.
- Không cho trẻ uống những loại thuốc không rõ loại, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại thuốc Đông y bán dạo với lời quảng bá thật hấp dẫn.
Việt Nam hàng năm có khoảng 30%số bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu là do ngộ độc cấp
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dược phẩm và thực phẩm có thể "đá" nhau
Thứ Bảy, tháng 10 17, 2015
sống khỏe
No comments
Không phải tất cả loại thuốc đều bị tác động bởi thực phẩm. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc bị ảnh hưởng bởi loại thức ăn chúng ta dùng cũng như thời điểm ăn.
Hiện tượng tương tác giữa dược phẩm và thực phẩm xảy ra khi thực phẩm mà chúng ta ăn tác động lên những thành phần hoạt chất có trong thuốc đang sử dụng làm cho dược phẩm không thể hoạt động đúng chức năng vốn có của chúng. Sự tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm có thể xảy ra cho dù đó là thuốc được kê toa (prescription) hoặc không cần kê toa (over - the - counter), chẳng hạn các loại kháng axít, một số vitamin, viên bổ sung sắt.
Không phải tất cả loại thuốc đều bị tác động bởi thực phẩm. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc bị ảnh hưởng bởi loại thức ăn chúng ta dùng cũng như thời điểm ăn. Ví dụ, sử dụng vài loại thuốc vào đúng lúc chúng ta đang ăn có thể làm ảnh hưởng đến phương cách hấp thu thuốc của ruột và dạ dày.
Thực phẩm có thể trì hoãn hoặc làm suy giảm sự hấp thu thuốc. Điều này giải thích vì sao một số dược phẩm cần phải được uống lúc dạ dày trống (1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn). Bên cạnh đó, rất nhiều loại dược phẩm cũng dễ dàng được dung nạp khi được dùng chung với thức ăn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để xem loại thuốc mà bạn đang sử dụng nên uống lúc đang ăn hay khi dạ dày trống.
Để hạn chế tối đa những rủi ro khi có sự tương tác giữa thuốc và thực phẩm, người sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn, khuyến cáo, lưu ý về sự tương tác được in trên toa thuốc lẫn bao bì trước khi sử dụng.
Ngoài ra, người dùng thuốc cũng cần lưu ý thêm:
- Uống thuốc với một ly đầy nước (hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn nếu có những yêu cầu khác).
- Không nên trộn dược phẩm vào thức ăn hoặc trút bỏ vỏ viên nang của thuốc vì điều này sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc.
- Không nên uống chung vitamin với thuốc đặc trị vì những loại vitamin và khoáng chất có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Không nên hòa thuốc vào thức uống nóng vì nhiệt sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Đặc biệt, đừng bao giờ sử dụng dược phẩm chung với rượu bia.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cục Quản lý Dược cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc chứa Codein để trị ho
Thứ Bảy, tháng 10 17, 2015
sống khỏe
No comments
Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa đưa ra các khuyến cáo đối với các cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị kinh doanh dược liên quan đến thuốc có chứa Codein trong điều trị ho.
Theo Cục Quản lý Dược, ngày 13/3/2015, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đã đưa ra khuyến cáo thắt chặt việc sử dụng các thuốc chứa Codein để điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ em do các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hô hấp.
Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược đặc biệt khuyến cáo: Chống chỉ định Codein cho trẻ em dưới 12 tuổi. Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi có các vấn đề về hô hấp. Các chế phẩm Codein dạng lỏng cần được chứa trong lọ chống trẻ em nhằm tránh trường hợp trẻ vô ý uống thuốc.
Codein khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành morphin và gây ra tác dụng của chất này.
Theo Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược, mặc dù phản ứng có hại của morphin xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ dưới 12 tuổi, con đường chuyển hóa Codein thành morphin thay đổi và không dự đoán được. Vì vậy, nhóm đối tượng này tiềm tàng những nguy cơ phản ứng có hại đặc biệt. Ngoài ra, trẻ em đã từng có vấn đề về hô hấp có thể nhạy cảm hơn với Codein.
Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược cũng ghi nhận tình trạng ho và cảm lạnh thường tự khỏi và bằng chứng về hiệu quả điều trị của Codein trong các trường hợp này rất hạn chế.
Ngoài ra, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược tiếp tục khuyến cáo không sử dụng Codein trên bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi và ở phụ nữ cho con bú do Codein được bài tiết vào sữa mẹ.
Vào ngày 24/4/2015, khuyến cáo của Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược được thông qua bởi nhóm điều phối sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau và sẽ được áp dụng tại các nước thành viên.
Trước đây, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược đã khuyến cáo về việc giới hạn sử dụng Codein để giảm đau ở trẻ em do nguy cơ suy hô hấp. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký, Cục Quản lý Dược đã có căn bản về giới hạn việc sử dụng và cập nhật thông tin dược lý của Codein.
Trong đó, Codein chống chỉ định đối với trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/ hoặc thủ thuật nạo V.A, thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ cho con bú.
Như vậy, theo khuyến cáo gần đây của Cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu, có một số nội dung như sau:
- Sử dụng Codein để điều trị ho và cảm lạnh: Chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi; thận trọng khi sử dụng cho trẻ từ 12-18 tuổi có các vấn đề về hô hấp.
- Chống chỉ định cho bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi và phụ nữ cho con bú.
Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược đặc biệt khuyến cáo: Chống chỉ định Codein cho trẻ em dưới 12 tuổi. Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi có các vấn đề về hô hấp. Các chế phẩm Codein dạng lỏng cần được chứa trong lọ chống trẻ em nhằm tránh trường hợp trẻ vô ý uống thuốc.
Codein khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành morphin và gây ra tác dụng của chất này.
Theo Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược, mặc dù phản ứng có hại của morphin xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ dưới 12 tuổi, con đường chuyển hóa Codein thành morphin thay đổi và không dự đoán được. Vì vậy, nhóm đối tượng này tiềm tàng những nguy cơ phản ứng có hại đặc biệt. Ngoài ra, trẻ em đã từng có vấn đề về hô hấp có thể nhạy cảm hơn với Codein.
Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược cũng ghi nhận tình trạng ho và cảm lạnh thường tự khỏi và bằng chứng về hiệu quả điều trị của Codein trong các trường hợp này rất hạn chế.
Ngoài ra, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược tiếp tục khuyến cáo không sử dụng Codein trên bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi và ở phụ nữ cho con bú do Codein được bài tiết vào sữa mẹ.
Vào ngày 24/4/2015, khuyến cáo của Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược được thông qua bởi nhóm điều phối sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau và sẽ được áp dụng tại các nước thành viên.
Trước đây, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược đã khuyến cáo về việc giới hạn sử dụng Codein để giảm đau ở trẻ em do nguy cơ suy hô hấp. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký, Cục Quản lý Dược đã có căn bản về giới hạn việc sử dụng và cập nhật thông tin dược lý của Codein.
Trong đó, Codein chống chỉ định đối với trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/ hoặc thủ thuật nạo V.A, thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ cho con bú.
Như vậy, theo khuyến cáo gần đây của Cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu, có một số nội dung như sau:
- Sử dụng Codein để điều trị ho và cảm lạnh: Chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi; thận trọng khi sử dụng cho trẻ từ 12-18 tuổi có các vấn đề về hô hấp.
- Chống chỉ định cho bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi và phụ nữ cho con bú.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thuốc giải độc gan - chớ nên lạm dụng
Thứ Bảy, tháng 10 17, 2015
sống khỏe
No comments
Khi cơ thể bị ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn trứng cá… nhiều người vẫn nghĩ rằng nguyên nhân của nó là do nóng gan gây ra và tự mua thuốc giải độc gan về uống.
Việc lạm dụng thuốc này có thể sẽ khiến người sử dụng đối mặt với nhiều phiền toái.
Ngộ nhận về nóng gan
Lá gan được coi như một nhà máy thải độc. Nó có vai trò quan trọng trong chế biến và chuyển hóa những chất hấp thu từ hệ tiêu hóa thành "nhiên liệu" nuôi dưỡng cơ thể. Cũng bởi làm việc ngày đêm và tiếp xúc với tất cả các chất lợi, hại từ thực phẩm, gan dễ bị nóng và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn nhọt…
Khi đối mặt với những biểu hiện này, để tiết chế sự bùng phát và làm giảm triệu chứng của nó, hầu hết mọi người đều tìm đến thuốc giải độc gan. Hành động này là hoàn toàn đúng đắn nếu như gan bạn thực sự bị nóng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn mọi người đang nhầm dấu hiệu của bệnh gan với hàng loạt các bệnh khác.
Chẳng hạn với tình trạng nổi mề đay khắp người, nó có thể là nóng gan do dùng nhiều thuốc kháng sinh, ăn các chất cay, nóng… tuy nhiên nó cũng là biểu hiện của các nhiễm trùng đường hô hấp trên, đường tiểu, viêm xoang mãn tính hay đơn giản là dị ứng với thức ăn hoặc loại thuốc nào đó.
Một ví dụ khác là khi bị mụn nhọt trứng cá, mọi người thường nghĩ là do gan nóng, song thực tế, đó có thể là viêm nang lông tuyến bã hoặc do da bị tổn thương bởi những thói quen không tốt như sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, thói quen nặn mụn… Còn trường hợp mẩm ngứa, trước khi kết luận nó là nóng gan, bạn hãy thử kiểm tra xem liệu hôm nay mình có tiếp xúc với các chất lạ nào không, có ăn uống gì lạ miệng không?...
Trong những trường hợp bị nhầm lẫn, tất nhiên, dùng thuốc giải độc gan đương nhiên không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng rất ít, không đáng kể. Khi đó, nhiều người lại biện minh rằng: "liều lượng như thế là chưa đủ giải nhiệt cơ thể" nên đã tự ý tăng liều dùng. Chỉ đến khi bệnh càng ngày càng nặng thì lúc đó họ mới nghĩ đến việc khám bệnh. Tuy nhiên, lúc ấy cũng khá muộn cho quá trình điều trị bệnh kia vì thời điểm vàng lúc mầm bệnh mới xuất hiện đã bị bỏ qua.
Như vậy, rõ ràng, gan khỏe mạnh thì sẽ giúp cơ thể da dẻ mềm mại, không mề đay mẩn ngứa, không khó chịu trong người… thế nhưng các nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nhiều phản ứng tiêu cực của cơ thể không hẳn xuất phát từ lý do này. Do đó, cách tốt nhất là hãy đến bệnh viện để xin lời khuyên của bác sỹ thay vì tự bắt bệnh, kê đơn cho mình.
Thuốc tốt cũng không thể dùng mãi
Không chỉ dùng thuốc trong những trường hợp khẩn cấp, nhiều người còn giải độc gan hàng ngày, ngay cả khi chẳng có biểu hiện gì. Thậm chí có người còn tuyên bố chắc nịch: "Cơm thì có bữa còn không ăn chứ giải độc gan thì không thể không uống".
Lý giải về hành động này của mình, chị Nguyễn Thùy Minh (ở Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) khẳng định: "Toàn là Nam dược nên mình nghĩ uống nhiều cũng chẳng sao, có phải kháng sinh đâu mà sợ. Mình hay ăn đồ cay nóng nên nếu không dùng kèm thuốc thì chả mấy ngày mà mặt mũi lại sần sùi. Thế nên đã gần một năm nay, ngày nào mình cũng uống thuốc. Con gái mình cũng được mẹ vận động uống thuốc để giảm mụn trứng cá. Phòng luôn tốt hơn tránh".
Đồng quan điểm với chị Minh, chị Vũ Thu Hà (ở Tràng Tiền, Hà Nội) chia sẻ: "Gan mát thì càng thanh lọc cơ thể tốt hơn. Không bổ dọc thì cũng bổ ngang. Hơn nữa, tôi đã lựa chọn sản phẩm có uy tín chứ đâu phải hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Từ ngày uống cũng thấy mụn nhọt giảm hẳn nên tôi càng yên tâm dùng".
Khác với người tiêu dùng, BS Lê Quang Lộc (Nguyên trưởng liên khoa, trưởng phòng khám da liễu của BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) khẳng định: "Bất cứ loại thuốc gì, dù là thuốc bổ, thuốc tốt cũng không thể lạm dụng. Thuốc giải độc gan cũng vậy. Bạn chỉ nên sử dụng nó khi gan có vấn đề hay đang phải sử dụng loại thuốc đào thải qua gan như kháng sinh, giảm đau… hoặc sau khi bị ngộ độc.
Bình thường, gan của chúng ta đã phải hoạt động suốt ngày đêm để loại bỏ chất độc từ thức ăn, nước uống trước khi tạo thành máu đi nuôi dưỡng các bộ phận khác. Khi gan đang khỏe mạnh mà lại bắt nó uống thuốc, nghĩa là bắt nó làm thêm nhiệm vụ. Điều này sẽ gây ra tình trạng quá tải và đương nhiên không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đưa chất lạ có trong thuốc giải độc gan vào cơ thể có thể sẽ tạo ra những phản ứng phụ như bị dị ứng, mẩn ngứa…".
Để gan khỏe
Theo BS Lộc, để gan khỏe mạnh, bạn cần duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt có lợi là không ăn chất cay nóng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Những người có chức năng gan không tốt không nên thức quá khuya, tốt nhất là nên đi ngủ trước 23g.
Thuốc lá, bia rượu cũng là những chất bắt gan phải làm việc quá nhiều để loại bỏ bớt độc tố trong nó nên bạn cũng cần hạn chế sử dụng. Tức giận sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương đến gan, do đó, bạn hãy thư giãn và học cách kìm chế cảm xúc.
Để giảm áp lực làm việc cho gan, bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có hướng dẫn của bác sỹ, ngay cả các loại thuốc tưởng như rất lành tính như giải độc gan. Và cuối cùng, hãy khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những mầm bệnh ngay từ khi nó mới bắt đầu hình thành.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Những nguy hại của việc dùng thuốc trong thời gian cho con bú
Thứ Bảy, tháng 10 17, 2015
sống khỏe
No comments
Trong thời gian cho con bú, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Trong điều kiện nhất thiết phải sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
Thông thường khi dùng thuốc, có khoảng 1% lượng thuốc được thải qua sữa mẹ trong 24 giờ; một vài loại thuốc có thể thải đến 5%. Cần thận trọng vấn đề này vì trẻ có thể bị ảnh hưởng do mẹ sử dụng thuốc khi cho con bú.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi chữa bệnh ngắn ngày cho người mẹ, bác sĩ nên chọn phác đồ điều trị hợp lý, tương ứng với việc bú sữa của con. Nếu trường hợp bắt buộc phải tạm ngừng cho con bú, vẫn phải cần giữ vững quá trình lên sữa để sau khi người mẹ thôi đợt điều trị là trẻ có thể tiếp tục bú lại được ngay.
Việc sử dụng thuốc với liều lượng cao của bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thận trọng, nhất là các loại thuốc mới chưa được thử nghiệm lâm sàng kỹ càng thì nên tránh dùng.
Đối với một số loại thuốc không cấm sử dụng đối với người mẹ cho con bú nhưng nếu dùng thì người mẹ nên uống thuốc khoảng 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 - 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo; nếu thực hiện được như vậy thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ sẽ rất thấp khi trẻ bú và ít gây ảnh hưởng cho trẻ.
Thuốc sử dụng thải qua sữa mẹ
Các nhà khoa học xác định khi sử dụng thuốc điều trị, người mẹ có thể thải lượng thuốc qua sữa do nhiều yếu tố có liên quan đến người mẹ, đến trẻ bú mẹ và sinh lý tuyến vú.
Đối với người mẹ, việc thải thuốc qua sữa phụ thuộc liều lượng thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày, đường dùng thuốc, thời gian bán thải của thuốc ở huyết tương người mẹ...
Đối với trẻ bú mẹ, thuốc được thải qua sữa làm ảnh hưởng đến trẻ thường phụ thuộc vào số lượng sữa trẻ bú, giờ cho bú với thời điểm mẹ dùng thuốc và giờ lên sữa ở tuyến vú; đồng thời cũng có liên quan đến thời gian, khối lượng và khoảng cách giữa những đợt bú; khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc ở trẻ...
Đối với sinh lý tuyến vú, thuốc thải qua sữa phụ thuộc vào lưu lượng máu ở vú, thời điểm lên sữa, độ pH của sữa...
Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc khi người mẹ sử dụng có thể tiết qua sữa nhưng do có nồng độ thấp ở sữa mẹ nên chưa đủ khả năng gây ra các phản ứng có hại cho trẻ bú.
Thông thường những loại thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận; nếu người mẹ mắc bệnh suy gan hoặc suy thận thì thuốc sẽ có nồng độ rất cao ở trong máu và trong sữa mẹ. Vì vậy, cần chú ý đến những trường hợp này để phòng tránh gây ngộ độc khi cho trẻ bú sữa mẹ, đồng thời nên điều chỉnh liều dùng thuốc hợp lý cho người mẹ.
Các nhà khoa học đã ghi nhận được những loại thuốc người mẹ sử dụng có thể làm ảnh hưởng khi cho con bú sữa như: dùng thuốc ngủ, rượu, dẫn chất benzodiazepin... con có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương; dùng thuốc reserpin trẻ có thể bị ngạt mũi; dùng tetracyclin làm trẻ chậm lớn, vàng răng và hỏng răng; dùng thuốc tẩy nhóm anthraquinon làm tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy cho trẻ; dùng muối iod chất đồng vị phóng xạ I131, thiouracil ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp trạng của trẻ.
Ngoài ra, nếu dùng các hợp chất Hg, Pb, As sẽ gây ngộ độc cho trẻ; dùng những chất chống chuyển hóa có thể làm cho trẻ gặp nhiều tai biến.
Khi người mẹ cho con bú có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện sẽ làm cho những chất độc hại ở trong đó có nồng độ cao ở trong sữa; vì vậy cần phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe cho con. Cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc gây methemoglobin.
Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ dùng các thuốc chống thụ thai chứa oestrogen, progesteron sẽ làm thay đổi biểu mô âm đạo của trẻ gái, vú to ra, cốt hóa nhanh ở xương.
Các thuốc kháng sinh thuộc loại lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin, cephalosporin... tuy ít thải qua sữa mẹ nhưng người mẹ cũng nên tránh dùng khi cơ địa dị ứng có tính chất gia đình hoặc khi trẻ bị đi tiêu lỏng. Dù sao lượng kháng sinh loại lactam trong sữa mẹ ít nhưng cũng có thể gây kháng khuẩn ở trẻ, làm rối loạn tạp khuẩn ruột hoặc bị phản ứng mẫn cảm.
Thuốc cấm dùng và thuốc được dùng khi cho con bú
Các nhà khoa học khuyến cáo để bảo đảm an toàn cho trẻ khi bú mẹ, cấm các bà mẹ dùng một số loại thuốc khi cho con bú sữa vì có thể tạo nên những tai biến cho trẻ như thuốc tổng hợp kháng giáp trạng gây tai biến thiểu năng giáp trạng, bướu giáp; thuốc co-trimoxazol gây tai biến về máu. Thuốc chống đông máu, kháng vitamin K gây tai biến chảy máu; thuốc chống ung thư và ức chế miễn dịch gây ức chế miễn dịch. Thuốc lithium gây rối loạn thần kinh, nội tiết.
Thuốc chloramphenicol gây suy tủy. Thuốc ức chế a xít dạ dày cimetidin, ranitidin... làm giảm độ toan dạ dày, thay đổi hấp thu những thuốc qua ống tiêu hóa. Thuốc glucocorticoid gây suy thượng thận. Thuốc metronidazol và các nitro-imidazol khác gây chán ăn, nôn, rối loạn công thức máu. Thuốc reserpin gây chảy sữa, ngủ lịm, phù nề mí mắt, chảy nước mũi.
Ngoài các loại thuốc được khuyến cáo cấm sử dụng đã nêu trên, người mẹ cho con bú có thể dùng một số thuốc điều trị nếu có chỉ định cần thiết nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện tai biến xảy ra ở trẻ bú sữa để ngừng ngay thuốc và xử trí kịp thời.
Các loại thuốc người mẹ được dùng như: thuốc sulfamid có thể gây vàng da nhân não là vàng da sớm ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm; thuốc có dẫn chất benzodiazepin như; diazepam, oxazepam... gây ngủ gà, chậm tăng cân; thuốc phenytoin gây ngủ gà, nôn; thuốc carbamazepin gây ngủ gà; thuốc aspirin dùng dài ngày làm giảm tỷ lệ prothrombin, giảm dính kết tiểu cầu; thuốc phong bế dùng dài ngày gây nhịp tim chậm, giảm huyết áp, giảm đường huyết; thuốc theophylin gây trạng thái hưng phấn, làm nhịp tim nhanh, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa...
Trên thực tế, các nhà khoa học xác định có một số loại thuốc điều trị cấm sử dụng hẳn trong thời kỳ người mẹ cho con bú vì chúng có thể gây nên những phản ứng có hại hay tai biến không tốt cho con.
Tuy vậy, khi người mẹ bị mắc một bệnh nào đó cần phải điều trị khi bác sĩ kê đơn thuốc hoặc nhân viên nhà thuốc, hiệu thuốc cấp bán thuốc cho người mẹ đang cho con bú cần có một phản xạ nghĩ ngay đến lượng thuốc dùng được thải qua sữa để cân nhắc. Trước những tai biến có thể xảy ra đối với với trẻ trong thời kỳ bú mẹ, cần phải thận trọng vấn đề dùng thuốc ở người mẹ.
Trong trường hợp nếu cấm người mẹ sử dụng một loại thuốc nào đó đang khi cho con bú nhưng vì bị mắc bệnh cần phải dùng thuốc để điều trị bệnh thì cũng phải cho người mẹ dùng; thời gian này nên cho trẻ tạm ngừng bú mẹ và dùng nguồn sữa khác ở bên ngoài.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317