Liều dùng:
Nếu tổng liều tính được (ví dụ: tính liều cho trẻ em) không tương ứng với số viên nguyên, chọn liều tương ứng với số viên nguyên ít nhất (ví dụ nếu liều tính được là 78 mg/ngày, cho bệnh nhân sử dụng 1 viên Lamostad 50 mg + 1 viên Lamostad 25 mg/ngày; nếu liều tính được < 5 mg, không sử dụng Lamostad).
Sử dụng lại thuốc:
Khi sử dụng lại lamotrigin cho những bệnh nhân đã ngưng lamotrigin vì bất kỳ nguyên nhân nào, bác sĩ nên đánh giá sự cần thiết của việc tăng liều từng bậc đến liều duy trì, vì nguy cơ phát ban nghiêm trọng có liên quan với liều ban đầu cao và vượt ngưỡng tăng bậc liều dùng của lamotrigin. Càng cách xa thời gian sử dụng liều trước đây, càng cân nhắc nhiều hơn việc tăng liều từng bậc đến liều duy trì. Khi khoảng thời gian kể từ khi ngừng lamotrigin vượt quá 5 lần thời gian bán thải của thuốc, nên tăng liều từng bậc đến liều duy trì theo lịch trình phù hợp.
Lamostad được khuyến cáo không sử dụng lại cho những bệnh nhân ngừng thuốc do phát ban có liên quan đến điều trị bằng lamotrigin trước đó trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ.
Động kinh
Liều trong liệu pháp đơn trị
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Tuần 1 + 2: 25 mg x 1 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 50 mg x 1 lần/ngày.
Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 50 – 100 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 100 – 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân đòi hỏi liều lamotrigin 500 mg/ngày mới đạt được đáp ứng mong muốn.
Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:
Đơn trị liệu động kinh cơn vắng ý thức cục bộ:
Tuần 1 + 2: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 0,6 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Liều duy trì thường dùng: 1 – 15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 0,6 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 200 mg/ngày.
Liều trong liệu pháp hỗ trợ
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Ở bệnh nhân đang dùng valproat có hoặc không có dùng bất kỳ thuốc chống động kinh nào khác:
Tuần 1 + 2: 25 mg dùng cách ngày.
Tuần 3 + 4: 25 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 25 – 50 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 100 – 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Ở bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc chống động kinh hoặc các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin và lopinavir/ritonavir) có hoặc không có dùng các thuốc chống động kinh khác (trừ valproat):
Tuần 1 + 2: 50 mg x 1 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 100 mg chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 100 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 200 – 400 mg chia 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân đòi hỏi liều lamotrigin 700 mg/ngày mới đạt được đáp ứng mong muốn.
Ở bệnh nhân đang dùng oxcarbazepin không dùng với bất kỳ thuốc cảm ứng hoặc thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin khác:
Tuần 1 + 2: 25 mg x 1 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 50 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 50 – 100 mg mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 100 – 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Trẻ em 2 – 12 tuổi:
Ở bệnh nhân đang dùng valproat có hoặc không có dùng bất kỳ thuốc chống động kinh nào khác:
Tuần 1 + 2: 0,15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 1 – 5 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 200 mg/ngày.
Ở bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc chống động kinh hoặc các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin và lopinavir/ritonavir) có hoặc không có dùng các thuốc chống động kinh khác (trừ valproat):
Tuần 1 + 2: 0,6 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 1,2 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 1,2 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 5 – 15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 1,2 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 400 mg/ngày.
Ở bệnh nhân đang dùng oxcarbazepin không dùng với bất kỳ thuốc cảm ứng hoặc thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin khác:
Tuần 1 + 2: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 0,6 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 0,6 mg/kg/ngày mỗi 1 – 2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.
Liều duy trì thường dùng: 1 – 10 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày, tối đa 200 mg/ngày.
Rối loạn lưỡng cực
Tăng liều khuyến cáo đến tổng liều duy trì ổn định hàng ngày trong điều trị rối loạn lưỡng cực:
Đơn trị liệu với lamotrigin hoặc điều trị hỗ trợ không có valproat và các thuốc gây cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin:
Tuần 1 + 2: 25 mg x 1 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 50 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Tuần 5: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Liều ổn định mục tiêu của lamotrigin (tuần 6)*: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Điều trị hỗ trợ với valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin):
Tuần 1 + 2: 25 mg dùng cách ngày.
Tuần 3 + 4: 25 mg x 1 lần/ngày.
Tuần 5: 50 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.
Liều ổn định mục tiêu của lamotrigin (tuần 6)*: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Có thể dùng liều tối đa 200 mg/ngày tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.
Điều trị hỗ trợ không có valproat và có các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ritonavir):
Tuần 1 + 2: 50 mg x 1 lần/ngày.
Tuần 3 + 4: 100 mg chia 2 lần/ngày.
Tuần 5: 200 mg chia 2 lần/ngày.
Liều ổn định mục tiêu của lamotrigin (tuần 6)*: 300 mg chia 2 lần/ngày trong tuần 6, nếu cần, tăng liều đến liều mục tiêu thường dùng là 400 mg chia 2 lần/ngày trong tuần 7 để đạt được đáp ứng tối ưu.
* Liều ổn định mục tiêu sẽ thay đổi tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.
Tổng liều duy trì ổn định hàng ngày sau khi ngưng các thuốc dùng đồng thời trong điều trị rối loạn lưỡng cực:
Ngưng dùng valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin. Khi ngưng dùng valproat, nên tăng liều lên gấp đôi liều ổn định, không tăng quá 100 mg/tuần.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng valproat) là 100 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng valproat): 200 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi*: Duy trì liều 200 mg/ngày (chia 2 lần/ngày).
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng valproat) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng valproat): 300 mg/ngày; Tuần 2: Duy trì liều 400 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 400 mg/ngày.
Ngưng dùng thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin (phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ ritonavir), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin:
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 400 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 400 mg/ngày; Tuần 2: 300 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 200 mg/ngày.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 300 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 300 mg/ngày; Tuần 2: 225 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 150 mg/ngày.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 200 mg/ngày; Tuần 2: 150 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 100 mg/ngày.
* Liều có thể tăng lên đến 400 mg/ngày khi cần.
Ngưng dùng các thuốc ức chế hoặc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin không đáng kể: Nên dùng chế độ liều này khi ngưng dùng các thuốc này: Duy trì liều mục tiêu đạt được trong tăng liều (200 mg chia 2 lần/ngày) (khoảng liều từ 100 - 400 mg/ngày).
Điều chỉnh liều lamotrigin hàng ngày sau khi dùng thêm các thuốc khác trong điều trị rối loạn lưỡng cực:
Dùng thêm valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin: Nên dùng chế độ liều này khi bổ sung valproat không kể đến thuốc dùng đồng thời:
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 100 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 100 mg/ngày.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 300 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 150 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 150 mg/ngày.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 400 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 200 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 200 mg/ngày.
Dùng thêm các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin ở những bệnh nhân không dùng valproat, tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin: Nên dùng chế độ liều này sau khi dùng thêm: phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ ritonavir mà không có valproat:
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 200 mg/ngày; Tuần 2: 300 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 400 mg/ngày.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 150 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 150 mg/ngày; Tuần 2: 225 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 300 mg/ngày.
Nếu liều lamotrigin ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 100 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 100 mg/ngày; Tuần 2: 150 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 200 mg/ngày.
Dùng thêm các thuốc ức chế hoặc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin không đáng kể: Nên dùng chế độ liều này khi dùng thêm các thuốc này:
Duy trì liều mục tiêu đạt được trong tăng liều (200 mg/ngày; khoảng liều từ 100 - 400 mg/ngày).
Liều khuyến cáo chung cho lamotrigin ở nhóm bệnh nhân đặc biệt:
Phụ nữ uống thuốc tránh thai nội tiết:
Sử dụng ethinyloestradiol/levonorgestrel (30 μg/150 μg) kết hợp làm tăng độ thanh thải của lamotrigin xấp xỉ 2 lần dẫn đến làm giảm nồng độ lamotrigin. Sau hiệu chỉnh liều, liều duy trì cao hơn của lamotrigin (gấp 2 lần) cần thiết để đáp ứng điều trị tối đa. Nồng độ lamotrigin tăng 2 lần trong tuần dùng viên (của vỉ thuốc tránh thai) không có hoạt chất. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều không thể loại trừ. Vì vậy, nên xem xét đến việc dùng thuốc tránh thai không có tuần dùng viên không hoạt chất như liệu pháp điều trị đầu tiên (như thuốc tránh thai nội tiết liên tục hoặc biện pháp không có nội tiết).
Bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết ở bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:
Liều duy trì của lamotrigin ở hầu hết các trường hợp cần phải được tăng lên gấp 2 lần. Khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết, mỗi tuần tăng liều lamotrigin từ 50 – 100 mg/ngày, tùy theo đáp ứng lâm sàng từng bệnh nhân. Việc tăng liều không được vượt quá tỉ lệ này trừ khi đáp ứng lâm sàng cho phép sử dụng liều lớn hơn. Cần đo nồng độ lamotrigin huyết tương trước và sau khi dùng thuốc tránh thai nội tiết để xác định nồng độ lamotrigin đang duy trì. Điều chỉnh liều nếu cần. Ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có một tuần dùng viên (của vỉ thuốc tránh thai) không có hoạt chất, nên theo dõi nồng độ lamotrigin huyết tương trong suốt tuần thứ 3 dùng thuốc, tức là vào ngày 15 – 21 của chu kì thuốc tránh thai.
Ngừng dùng thuốc tránh thai nội tiết ở bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:
Liều duy trì của lamotrigin trong hầu hết các trường hợp cần phải giảm 50%. Khuyến cáo mỗi tuần giảm liều hàng ngày lamotrigin từ 50 – 100 mg (tỷ lệ không quá 25% tổng liều hàng ngày mỗi tuần) trong 3 tuần, trừ khi đáp ứng lâm sàng chỉ ra tỷ lệ khác. Cần cân nhắc đo nồng độ lamotrigin huyết tương trước và sau khi ngừng thuốc tránh thai nội tiết để xác định nồng độ lamotrigin đang duy trì. Ở phụ nữ muốn ngưng sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có một tuần dùng viên không có hoạt chất, nên theo dõi nồng độ lamotrigin huyết tương trong suốt tuần thứ 3, tức là vào ngày 15 – 21 của chu kì thuốc tránh thai. Không nên lấy mẫu đánh giá nồng độ lamotrigin trong tuần đầu tiên sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai lâu dài.
Bắt đầu sử dụng lamotrigin ở những bệnh nhân đang uống thuốc tránh thai nội tiết:
Tăng liều từng bậc theo liều khuyến cáo.
Bắt đầu và ngừng thuốc tránh thai nội tiết ở những bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:
Không cần điều chỉnh liều duy trì lamotrigin.
Sử dụng với atazanavir/ritonavir:
Không cần điều chỉnh tăng liều lamotrigin từ từ khi lamotrigin được thêm vào liệu pháp điều trị với atazanavir/ritonavir. Ở những bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigin và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa, liều lamotrigin cần được tăng nếu atazanavir/ritonavir được thêm vào hay giảm nếu ngừng dùng atazanavir/ritonavir. Cần theo dõi lamotrigin huyết tương trong suốt 2 tuần khi bắt đầu hoặc ngừng dùng atazanavir/ritonavir để xem có cần điều chỉnh liều lamotrigin không.
Bệnh nhân suy gan:
Liều khởi đầu, liều tăng dần và liều duy trì nhìn chung giảm khoảng 50% ở bệnh nhân suy gan vừa (Child-Pugh B) và 75% ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh C). Nên điều chỉnh tăng liều từng bậc và duy trì liều tùy theo đáp ứng lâm sàng.
Suy thận:
Thận trọng khi dùng lamotrigin cho bệnh nhân suy thận. Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, liều khởi đầu của lamotrigin nên dựa vào các thuốc bệnh nhân dùng đồng thời; giảm liều duy trì có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân suy chức năng thận đáng kể.
Lưu ý:
Đột tử không rõ nguyên nhân trong động kinh: Trong quá trình phát triển thăm dò lamotrigin trước khi đưa ra thị trường, đã có báo cáo 20 trường hợp đột tử không rõ nguyên nhân trên một nhóm thống kê gồm 4700 bệnh nhân bị động kinh sử dụng liệu pháp hỗ trợ bằng thuốc (patient-year là 5747). Mặc dù tỷ lệ tử vong này vượt quá dự đoán ở nhóm khỏe mạnh (không bị động kinh) phân theo nhóm tuổi và giới tính, tỷ lệ này tương tự với nhóm bệnh nhân động kinh điều trị với các thuốc chống động kinh không liên quan về mặt hóa học. Bằng chứng này không chứng minh nhưng cho thấy hiện tượng đột tử không rõ nguyên nhân trong liệu pháp phối hợp lamotrigin có thể do đối tượng điều trị hơn là do tác dụng của lamotrigin.
Tình trạng động kinh: Khó thu được các đánh giá chính xác về tỷ lệ mắc phải tình trạng động kinh do điều trị ở bệnh nhân được điều trị với lamotrigin do các báo cáo viên tham gia thử lâm sàng đã không áp dụng thống nhất các nguyên tắc khi nhận dạng các trường hợp bệnh. Tối thiểu có 7 trong số 2343 bệnh nhân người lớn có các cơn được mô tả rõ rệt là tình trạng động kinh. Hơn nữa, có một số báo cáo về sự gia tăng các cơn động kinh có tính chất khác nhau (như co giật theo chuỗi, co giật đột ngột,...).
Dấu hiệu lâm sàng xấu đi và nguy cơ tự tử: Có báo cáo về ý định và hành vi tự tử ở những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống động kinh khi dùng cho nhiều chỉ định. Một phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược của các thuốc chống động kinh cũng cho thấy gia tăng nhẹ nguy cơ có ý định và hành vi tự tử. Chưa biết cơ chế gây ra nguy cơ này và dữ liệu có sẵn không loại trừ khả năng tăng nguy cơ này khi dùng lamotrigin. Do đó nên theo dõi các dấu hiệu có ý định và hành vi tự tử của bệnh nhân và nên xem xét điều trị thích hợp. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) nên được tư vấn về y khoa nếu xuất hiện các dấu hiệu có ý định và hành vi tự tử. Ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, các triệu chứng trầm cảm có thể nặng hơn và/ hoặc xuất hiện hành vi tự tử dù có hay không dùng thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, bao gồm cả lamotrigin. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng xấu đi (bao gồm cả việc phát triển các triệu chứng mới) và tự tử ở bệnh nhân dùng lamotrigin để điều trị rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là ở thời điểm bắt đầu đợt điều trị, hoặc lúc thay đổi liều. Với một số bệnh nhân, như những người có tiền sử có hành vi hoặc ý định tự tử, người trẻ tuổi, và những bệnh nhân biểu hiện rõ ý định tự tử trước khi bắt đầu điều trị, có thể có nguy cơ có ý định hoặc cố gắng tự tử cao hơn, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Cần cân nhắc thay đổi chế độ điều trị, có thể ngưng dùng thuốc, ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng xấu đi (bao gồm cả việc phát triển các triệu chứng mới) và/ hoặc có sự xuất hiện ý định/ hành vi tự tử, đặc biệt là nếu các triệu chứng này nặng, khởi phát đột ngột, hoặc chưa từng xuất hiện ở bệnh nhân.
Ban da: Đã có các báo cáo về những tác dụng không mong muốn ở da, thường xảy ra trong vòng 8 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị với lamotrigin. Phần lớn phát ban nhẹ và tự giới hạn, tuy nhiên phát ban da nặng phải nhập viện và ngừng dùng lamotrigin cũng đã được báo cáo. Các tác dụng không mong muốn đe doạ tính mạng gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và phản ứng tăng bạch cầu eosin và triệu chứng toàn thân (DRESS), còn được gọi là hội chứng quá mẫn (HSS).
Ở trẻ em, những biểu hiện ban đầu của phát ban có thể bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng, bác sĩ nên xem xét khả năng phản ứng với lamotrigin khi điều trị ở trẻ em làm tiến triển các triệu chứng phát ban và sốt trong 8 tuần đầu điều trị.
Ngoài ra các rủi ro phát ban quá mức khi kết hợp với:
Liều lamotrigin ban đầu cao và vượt ngưỡng tăng liều lamotrigin từng bậc.
Dùng đồng thời với valproat.
Cần thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phát ban với các thuốc chống động kinh khác (AED) vì tần suất bị phát ban không nghiêm trọng sau khi điều trị với lamotrigin ở những bệnh nhân này cao hơn gần 3 lần so với những bệnh nhân không có tiền sử trên.
Nên đánh giá và ngừng ngay lamotrigin ở tất cả các bệnh nhân (người lớn và trẻ em) có tiến triển phát ban trừ khi phát ban thật sự không liên quan đến điều trị bằng lamotrigin. Không nên bắt đầu lại lamotrigin ở những bệnh nhân ngưng điều trị do có phát ban liên quan đến điều trị với lamotrigin trước đó trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Nếu bệnh nhân bị SJS, TEN, hoặc DRESS khi sử dụng lamotrigin, không nên dùng thuốc lại bất cứ lúc nào.
Phát ban cũng được báo cáo là một phần của phản ứng quá mẫn toàn thân như sốt, sưng hạch, phù mặt, bất thường về máu và gan và viêm màng não vô khuẩn. Triệu chứng cho thấy phổ lâm sàng rộng, nghiêm trọng và hiếm gặp hơn dẫn đến đông máu rải rác nội mạch và suy đa phủ tạng. Điều quan trọng cần lưu ý những biểu hiện sớm của phản ứng quá mẫn (như sốt, sưng hạch) có thể xuất hiện ngay cả khi phát ban không rõ ràng. Nên đánh giá ngay lập tức các dấu hiệu và triệu chứng ở bệnh nhân và ngừng dùng thuốc nếu không có một nguyên nhân nào khác.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm màng não vô khuẩn hồi phục khi cai thuốc nhưng tái phát ở một số trường hợp tái sử dụng lamotrigin. Tái sử dụng thuốc dẫn đến các triệu chứng trở lại nhanh chóng và thường nghiêm trọng hơn. Không nên tái sử dụng lamotrigin ở bệnh nhân ngừng dùng thuốc vì viêm màng não vô khuẩn liên quan đến điều trị bằng lamotrigin trước đây.
Thuốc tránh thai nội tiết:
Ảnh hưởng của thuốc tránh thai nội tiết lên hiệu quả của lamotrigin: Sử dụng ethinyloestradiol/levonorgestrel (30 μg/150 μg) kết hợp làm tăng độ thanh thải của lamotrigin xấp xỉ 2 lần dẫn đến làm giảm nồng độ lamotrigin. Nồng độ lamotrigin giảm có liên quan đến mất kiểm soát cơn động kinh. Sau hiệu chỉnh liều, cần dùng liều duy trì lamotrigin cao hơn (gấp 2 lần) trong hầu hết trường hợp để đạt đáp ứng điều trị tối đa. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai nội tiết, độ thanh thải của lamotrigin có thể giảm đi một nửa. Sự gia tăng nồng độ lamotrigin có thể liên quan đến tác dụng không mong muốn liên quan đến liều. Bệnh nhân cần được chú ý theo dõi điều này.
Ở những phụ nữ không dùng chất cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin và đang dùng thuốc tránh thai nội tiết có 1 tuần dùng viên không có hoạt chất, nồng độ lamotrigin tăng thoáng qua trong tuần điều trị này. Những thay đổi nồng độ lamotrigin ở giai đoạn này có liên quan đến các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, đầu tiên nên cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai không có 1 tuần điều trị dùng viên không có hoạt chất (như thuốc tránh thai nội tiết liên tục hoặc biện pháp không có nội tiết).
Ảnh hưởng của lamotrigin lên tác dụng của thuốc tránh thai nội tiết: Khi kết hợp lamotrigin và một thuốc tránh thai nội tiết tố (ethinyloestradiol/ levonorgestrel kết hợp), có sự tăng điều độ độ thanh thải levonorgestrel và thay đổi FSH và SH trong huyết thanh. Tác động của những thay đổi này lên hoạt động rụng trứng của buồng trứng không rõ. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng những thay đổi này dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc tránh thai ở một vài bệnh nhân dùng các chế phẩm tránh thai với lamotrigin. Do đó bệnh nhân cần được hướng dẫn để báo cáo kịp thời những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, như rong kinh.
Nên có hướng dẫn tránh thai đặc biệt cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Nên khuyến khích phụ nữ ở tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai không thuộc nội tiết tố thay thế có hiệu quả.
Thận trọng liên quan đến động kinh:
Giống như các thuốc chống động kinh khác, việc ngưng lamotrigin đột ngột có thể kích thích cơn động kinh trở lại. Nên giảm liều từ từ qua thời gian 2 tuần, trừ khi có vấn đề về tính an toàn (như phát ban) đòi hỏi phải ngưng thuốc ngay.
Có những tài liệu báo cáo cho thấy những cơn động kinh co giật nghiêm trọng bao gồm cả tình trạng động kinh dẫn đến tiêu cơ vân, suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch rải rác, đôi khi gây tử vong. Những trường hợp tương tự đã xảy ra có liên quan đến sử dụng lamotrigin.
Đã quan sát thấy trong lâm sàng, tần số các cơn động kinh xấu đi thay vì được cải thiện. Ở những bệnh nhân có hơn 1 loại động kinh, lợi ích kiểm soát một loại động kinh nên được cân nhắc với tình trạng ngày càng tệ hơn ở một loại động kinh khác.
Sự co giật có thể nặng hơn khi dùng lamotrigin.
Có một gợi ý trong các dữ liệu cho thấy đáp ứng khi kết hợp với các thuốc gây cảm ứng enzym ít hơn khi kết hợp với các tác nhân chống động kinh không enzym. Chưa rõ lý do.
Ở trẻ em dùng lamotrigin để điều trị động kinh cơn vắng ý thức cục bộ, hiệu quả có thể không được duy trì ở tất cả các bệnh nhân.
Phụ nữ có thai: Nếu việc điều trị với lamotrigin được coi là cần thiết trong thai kỳ, nên dùng liều điều trị thấp nhất có thể. Lamotrigin có tác dụng ức chế nhẹ men dihydrofolic acid reductase và do đó về mặt lý thuyết có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ tổn thương phôi thai do giảm nồng độ acid folic. Nên bổ sung acid folic khi dự định mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai.
Những thay đổi về sinh lý trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến nồng độ lamotrigin và/hoặc ảnh hưởng hiệu quả trị liệu. Đã có báo cáo về việc giảm nồng độ lamotrigin trong huyết tương trong thai kỳ. Nên đảm bảo kiểm soát lâm sàng thích hợp ở phụ nữ có thai trong quá trình điều trị với lamotrigin.
Phụ nữ cho con bú: Thông tin về việc dùng lamotrigin ở phụ nữ cho con bú còn hạn chế. Thông tin sơ bộ cho rằng thuốc đi vào sữa mẹ đạt nồng độ bằng 40 – 60% nồng độ huyết thanh. Ở một số ít trẻ bú mẹ,
Không có nghiên cứu về ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Tác dụng không mong muốn của lamotrigin có đặc tính thuộc thần kinh như chóng mặt và chứng nhìn đôi đã được báo cáo. Vì vậy, bệnh nhân phải xem xét liệu pháp lamotrigin ảnh hưởng như thế nào trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.