Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Lisidigal 5mg

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,Lisidigal 5mg

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Tăng huyết áp.
Suy tim.
Nhồi máu cơ tim cấp có huyết động học ổn định.
Điều trị bệnh thận do đái tháo đường.

Hàm lượng:

Lisidigal 5 mg
     Hoạt chất: Lisinopril 5 mg
Lisidigal 10 mg
     Hoạt chất: Lisinopril 10 mg
   Tá dược: Calci hydrophosphal dihydrat, Tinh bột ngô, Manitol, Magnesi stearat, Talc.

Liều dùng:

Tăng huyết áp
- Lisinopril có thể được chỉ định đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhóm.
- Liều khởi đầu: 2,5 – 10 mg một lần/ngày, điều chỉnh liều theo tình trạng và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
 Liều duy trì: liều duy trì thông thường có hiệu quả là 20 mg một lần / ngày. Nếu không đạt được hiệu quả điều trị sau 2 đến 4 tuần, có thể tăng liều cho đến liều duy trì tối đa trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát là 80 mg/ngày.
Suy tim
 Liều khởi đầu: 2,5 mg Lisinopril một lần/ngày.
 Liều dùng Lisinopril nên được tăng theo từng nấc không được quá 10 mg, khoảng cách giữa các lần tăng liều không được dưới 2 tuần. Liều dùng tối đa là 35 mg một lần/ngày.
Nhồi máu cơ tim cấp
 Dùng phối hợp với các thuốc tan huyết khối, aspirin và thuốc chẹn thụ thể beta.
 Liều khởi đầu: 5 mg trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng nhồi máu cơ tim xảy ra, sau đó là 5 mg sau 24 giờ, 10 mg sau 48 giờ.
 Liều duy trì: 10 mg ngày một lần, liên tục trong 6 tuần.
Bệnh thận do đái tháo đường
 10 mg Lisinopril ngày một lần, nếu cần thiết có thể tăng lên 20 mg.
Điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Thận trọng
 Thiếu máu cục bộ, rối loạn mạch máu não, tuần hoàn máu không ổn định sau nhồi máu cơ tim cấp
 Hẹp van thất trái hoặc những tắc nghẽn khác do hẹp dòng chảy từ thất trái
 Suy chức năng thận
 Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận một bên trong trường hợp chỉ còn một thận chức năng.
 Bệnh collagen mạch máu
 Đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, allopurinol, procainamid hoặc lithi.

Tác dụng phụ:

 Thường gặp: buồn ngủ, nhức đầu, tụt huyết áp thế đứng, ho, tiêu chảy, nôn.
 Ít gặp: hoa mắt, chóng mặt, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hội chứng Raynaud, viêm mũi, đau bụng, khó tiêu, hồng ban, ngứa, bất lực, mệt mỏi, suy nhược, tăng ure và creatinin máu, tăng men gan, tăng kali máu.
 Hiếm gặp: giảm số lượng một số loại tế bào máu, khô miệng, rụng tóc, bệnh vảy nến, suy thận cấp, nữ hóa tuyến vú, giảm natri máu.
 Rất hiếm gặp: thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, bệnh tự miễn, giảm đường máu quá mức, co thắt phế quản đột ngột, viêm tụy, phù mạch ở ruột, vàng da, viêm gan, tăng tiết mồ hôi, hội chứng Steven-Johnson.

Tương tác thuốc:

Khi sử dụng kết hợp Lisinopril với:
 Thuốc lợi tiểu: làm tăng thêm tác dụng hạ huyết áp của Lisinopril.
 Các thuốc bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc những chất thay thế muối chứa kali: làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu do Lisinopril.
 Lithium: làm tăng nồng độ trong huyết thanh và độc tính của lithium có hồi phục.
 Các thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc cường giao cảm: có thể làm giảm hiệu quả chống tăng huyết áp của Lisinopril.
 Các thuốc điều trị tăng huyết áp khác: có thể làm tăng thêm tình trạng hạ huyết áp.
 Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc gây mê, gây tê: có thể làm giảm huyết áp thêm
 Thuốc điều trị đái tháo đường: có thể làm tăng thêm tác dụng hạ đường huyết và có nguy cơ xảy ra hạ đường huyết.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Không dùng thuốc quá liều chỉ định.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.

Bảo quản:

Nơi khô, dưới 30oC, tránh ánh sáng.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định 
 Quá mẫn cảm với Lisinopril, với các chất ức chế ACE hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
 Có tiền sử phình mạch khi điều trị với các chất ức chế ACE trước đó
 Bị phình mạch di truyền hoặc vô căn
 Bệnh nhân dưới 18 tuổi
 Bệnh nhân mới ghép thận
 Phụ nữ có thai và cho con bú

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP, Imidu 60

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP, Imidu 60

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị dự phòng cơn đau thắt ngực.

Hàm lượng:

Hoạt chất: Isosorbid-5-mononitrat.
Tá dược: Lactose monohydrat, Povidon K30, Hypromellose, PEG 4000, Aerosil, Magnesi stearat.

Liều dùng:

 Liều dùng: 1 viên Imidu® 60 mg x 1 lần/ngày.
 Cách dùng: Uống nguyên viên thuốc với một lượng nước vừa đủ, không được nhai.

Tác dụng phụ:

Thường gặp: nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh.
 Ít gặp: Buồn nôn, nôn, đỏ bừng, phản ứng dị ứng trên da.
 Rất hiếm: Viêm da.

Tương tác thuốc:

Các thuốc giãn mạch, thuốc chống tăng huyết áp, các chất ức chế ACE, các thuốc chẹn thụ thể beta, chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc rượu, có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Imidu® 60
Các thuốc ức chế phosphodiesterase-5 như sildenafil, vardenafil hoặc tadanafil có thể làm tăng tác dụng giãn mạch của Imidu® 60 mg.
Sử dụng Imidu® 60 mg cùng với dihydroergotamin có thể làm tăng tác dụng nâng cao huyết áp của các thuốc này.

Lưu ý:

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Không dùng thuốc quá liều chỉ định.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.

Bảo quản:

Nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với Isosorbid mononitrat, các nitrat hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Shock, suy tuần hoàn.
Bệnh cơ tim phì đại gây tắc nghẽn.
Viêm ngoại tâm mạc.
Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg.
Sử dụng cùng với các thuốc ức chế phosphodiesterase-5 như sildenafil, vardenafil hoặc tadalafil.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Hasanbest 500 / 5

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Hasanbest 500 / 5

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị đái tháo đường type 2 kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục.

Hàm lượng:

Metformin hydroclorid …………………………………… 500 mg
Glibenclamid ………………………………………………………… 5 mg
Tá dược vừa đủ ……………………………………………………… 1 viên
( Avicel, Primellose, Natri laurylsulfat, Kollidon K30, Magnesi stearat, HPMC 615, HPMC 606, Titan dioxid, Talc, PEG 6000, Oxid sắt đỏ , Oxid sắt vàng )

Liều dùng:

   Nên uống Hasanbest vào ngay trước bữa ăn để dung nạp thuốc tốt hơn.
   Liều lượng và thời gian dùng thuốc do bác sĩ điều trị quyết định.
   Nên khởi đầu với liều thấp, sau đó tăng từ từ đến liều tối thiểu có hiệu lực để tránh cơn hạ đường huyết (do Glibenclamid) và rối loạn tiêu hóa (do Metformin).
   Nếu nghi ngờ dùng quá liều, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị. Không được tự ý thay đổi liều dùng nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

   Rối loạn về tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng này xảy ra lúc bắt đầu điều trị và sau đó giảm dần một cách tự nhiên.
   Ít gặp cơn hạ đường huyết.
   Có thể gặp những rối loạn về gan (vàng da, viêm gan), rối loạn chuyển hóa porphyrin, giảm hấp thụ vitamin B12 và dị ứng da (nổi ban, mề đay).
   Hiếm khi xảy ra nhiễm toan acid lactic do tích lũy Metformin ở người suy thận, suy gan, nghiện rượu và giảm oxy huyết. Tuy nhiên tình trạng này có tỉ lệ tử vong cao.

Tương tác thuốc:

   Thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết có thể làm giảm tác dụng của Hasanbest như: corticosteroid, phenothiazin, phenyltoin, estrogen, isoniazid, acid nicotinic, thuốc ngừa thai uống , thuốc chẹn calci, thuốc lợi tiểu.
Metformin hydroclorid
   Thuốc cationic được thải trừ qua ống thận có khả năng tương tác với Metformin do cạnh tranh hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận như: amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, vancomycin. Cimetidin làm tăng nồng độ đỉnh của Metformin trong máu (60%). Các trường hợp trên đều gây tích lũy Metformin dẫn đến tăng độc tính của chất này. Nên tránh phối hợp.
Glibenclamid
  Tác dụng của Glibenclamid có thể tăng lên khi phối hợp với sulfonamid, salicylat, phenylbutazon, NSAIDs, fluoroquinolon, dẫn chất coumarin, cloramphenicol, clofibrat, fenofibrat, sulfinpyrazon, probenecid, perhexilin, pentoxifylin, fluconazol, miconazol, ciprofloxacin, thuốc chẹn Bêta, thuốc ức chế men chuyển, IMAO và rượu. Cần theo dõi đường huyết và đường niệu của bệnh nhân để điều chỉnh liều cho phù hợp .

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

     Quá mẫn với Metformin, Glibenclamid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
     Đái tháo đường type 1, nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hay mãn tính (thể ceton mất bù), tiền hôn mê do đái tháo đường.
    Suy thận, bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây suy thận: mất nước (tiêu chảy, nôn ói), sốt, nhiễm trùng nặng (như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết …).
    Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính.
    Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
    Phải ngừng tạm thời Hasanbest cho người chụp X-quang có tiêm chất cản quang chứa iod vì chất này có thể ảnh hưởng cấp tính đến chức năng thận (48 giờ trước và sau khi chụp X-quang).
     Kết hợp thuốc chống nấm miconazole .
     Phụ nữ có thai và cho con bú.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Hasanbest 500 / 2.5

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Hasanbest 500 / 2.5

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị đái tháo đường type 2 kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục.

Hàm lượng:

Metformin hydroclorid …………………………………… 500 mg
Glibenclamid ………………………………………………………… 2.5 mg
Tá dược vừa đủ ……………………………………………………… 1 viên
( Avicel, Primellose, Natri laurylsulfat, Kollidon K30, Magnesi stearat, HPMC 615, HPMC 606, Titan dioxid, Talc, PEG 6000, Oxid sắt đỏ , Oxid sắt vàng )

Liều dùng:

Nên uống Hasanbest vào ngay trước bữa ăn để dung nạp thuốc tốt hơn.
    Liều lượng và thời gian dùng thuốc do bác sĩ điều trị quyết định.
    Nên khởi đầu với liều thấp, sau đó tăng từ từ đến liều tối thiểu có hiệu lực để tránh cơn hạ đường huyết (do Glibenclamid) và rối loạn tiêu hóa (do Metformin).
    Nếu nghi ngờ dùng quá liều, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị. Không được tự ý thay đổi liều dùng nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

Rối loạn về tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng này xảy ra lúc bắt đầu điều trị và sau đó giảm dần một cách tự nhiên.
   Ít gặp cơn hạ đường huyết.
   Có thể gặp những rối loạn về gan (vàng da, viêm gan), rối loạn chuyển hóa porphyrin, giảm hấp thụ vitamin B12 và dị ứng da (nổi ban, mề đay).
    Hiếm khi xảy ra nhiễm toan acid lactic do tích lũy Metformin ở người suy thận, suy gan, nghiện rượu và giảm oxy huyết. Tuy nhiên tình trạng này có tỉ lệ tử vong cao.

Tương tác thuốc:

     Thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết có thể làm giảm tác dụng của Hasanbest như: corticosteroid, phenothiazin, phenyltoin, estrogen, isoniazid, acid nicotinic, thuốc ngừa thai uống , thuốc chẹn calci, thuốc lợi tiểu.
Metformin hydroclorid
     Thuốc cationic được thải trừ qua ống thận có khả năng tương tác với Metformin do cạnh tranh hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận như: amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, vancomycin. Cimetidin làm tăng nồng độ đỉnh của Metformin trong máu (60%). Các trường hợp trên đều gây tích lũy Metformin dẫn đến tăng độc tính của chất này. Nên tránh phối hợp.
Glibenclamid
     Tác dụng của Glibenclamid có thể tăng lên khi phối hợp với sulfonamid, salicylat, phenylbutazon, NSAIDs, fluoroquinolon, dẫn chất coumarin, cloramphenicol, clofibrat, fenofibrat, sulfinpyrazon, probenecid, perhexilin, pentoxifylin, fluconazol, miconazol, ciprofloxacin, thuốc chẹn Bêta, thuốc ức chế men chuyển, IMAO và rượu. Cần theo dõi đường huyết và đường niệu của bệnh nhân để điều chỉnh liều cho phù hợp .

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Metformin, Glibenclamid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
     Đái tháo đường type 1, nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hay mãn tính (thể ceton mất bù), tiền hôn mê do đái tháo đường.
    Suy thận, bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây suy thận: mất nước (tiêu chảy, nôn ói), sốt, nhiễm trùng nặng (như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết …).
    Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính.
    Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
    Phải ngừng tạm thời Hasanbest cho người chụp X-quang có tiêm chất cản quang chứa iod vì chất này có thể ảnh hưởng cấp tính đến chức năng thận (48 giờ trước và sau khi chụp X-quang).
     Kết hợp thuốc chống nấm miconazole .
     Phụ nữ có thai và cho con bú.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glizasan 80

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glizasan 80

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type 2) ở người lớn tuổi  khi chế độ ăn kiêng và luyện tập không đạt hiệu quả.

Hàm lượng:

Gliclazid ………………………………………………………………… 80 mg
Tá dược vừa đủ …………………………………………………… 1 viên
( Avicel, Lactose, Prejel PA5, Tinh bột bắp, Tween 80, Aerosil, Magnesi stearat )

Liều dùng:

Liều  lượng Gliclazid phải dựa theo lượng đường huyết của  từng bệnh nhân và do bác sĩ điều trị quyết định để tránh nguy cơ hạ đường huyết:

     Liều thông thường : 80 mg/ngày, uống vào bữa ăn sáng.

     Liều tối đa            : 320 mg/ngày, chia 2 lần uống vào các bữa ăn.

Đối với người già, nên bắt đầu với liều 40 mg/ngày. Bệnh nhân suy dinh dưỡng hay suy gan, suy thận, nên dùng liều thấp hơn và rất thận trọng khi tăng liều.

Tác dụng phụ:

  Đau đầu, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,…

  Phát ban, mẫn ngứa, vã mồ hôi, tăng nhịp tim,…

  Rối loạn máu: giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu.

  Vị kim loại trong miệng, thèm ăn và tăng cân có thể xảy ra.

  Phục hồi khi ngưng dùng thuốc.

Tương tác thuốc:

Các thuốc có khả năng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của Gliclazid như NSAIDs, IMAO, sulfamid, coumarin, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, diazepam, clofibrat, miconazol viên , tetracyclin, cloramphenicol và rượu.

 Các thuốc có khả năng làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Gliclazid như corticosteroid, barbituric, thuốc lợi tiểu thải muối và thuốc ngừa thai uống.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Gliclazid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylure khác.

Suy thận hay suy gan nặng.

Đái tháo đường phụ thuộc insulin (type 1), đái tháo đường không ổn định hoặc đái tháo đường ở lứa tuổi thiếu niên.

Nhiễm ceton - acid, hôn mê do đái tháo đường.

Dùng chung với miconazol viên.

Phẫu thuật, chấn thương hay nhiễm trùng nặng.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glisan 30 MR

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ,Glisan 30 MR

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

 

 

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type II) phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần. 

Hàm lượng:

Gliclazide …………………………………………………………………… 30 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên
(  Lactose monohydrat, PEG 6000, Metolose SR, Tricalci phosphat, Magnesi stearat )

Liều dùng:

Cũng như với tất cả các loại thuốc hạ đường huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hoá đối với từng bệnh nhân.
    Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày (30 mg/ngày).
    Nếu đường huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.
    Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, có thể tăng liều lên 2 viên (60 mg), 3 viên (90 mg) hay 4 viên (120 mg), bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ 2 điều trị.
    Liều tối đa được khuyến cáo là 120 mg/ngày.
    Chuyển từ viên Gliclazid 80 mg sang viên Glisan 30 MR: 1 viên Gliclazid 80 mg có hiệu quả tương đương với 1 viên Glisan 30 MR, do đó có thể chuyển từ Gliclazid 80 mg sang dùng Glisan 30 MR nhưng phải lưu ý đến tiến triển của đường huyết.
    Chuyển từ một thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang Glisan 30 MR : Trong trường hợp này, nên lưu ý đến liều dùng và thời gian bán hủy của thuốc hạ đường huyết dùng trước đó. Nếu chuyển tiếp từ một sulfamid hạ đường huyết có thời gian bán hủy dài, có thể có một giai đoạn cửa sổ điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động hiệp đồng của 2 thuốc dẫn đến hạ đường huyết. Nên bắt đầu Gliclazid ở liều 30 mg, sau đó điều chỉnh tuỳ theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
    Glisan 30 MR có thể được dùng phối hợp với thuốc trị tiểu đường thuộc nhóm biguanid, thuốc ức chế alpha glucosidase hoặc insulin. 
    Bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa: dùng liều tương tự như ở người không suy thận nhưng phải theo dõi chặt chẽ.

Tác dụng phụ:

 Đau đầu, phát ban, mẫn ngứa, vã mồ hôi, tăng nhịp tim,…
    Rối loạn máu: giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu.
    Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,vị kim loại trong miệng, thèm ăn và tăng cân có thể xảy ra.
    Tăng ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, viêm gan hiếm gặp. Ngưng thuốc nếu bị vàng da tắc mật.
    Các triệu chứng sẽ phục hồi khi ngưng dùng thuốc.

Tương tác thuốc:

 Các thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết: Miconazol (đường toàn thân, gel), Phenylbutazon, NSAIDs, IMAO, thuốc ức chế men chuyển, rượu ….
 Các thuốc có khả năng làm giảm tác dụng hạ đường huyết của gliclazid khi sử dụng đồng thời: danazol, corticosteroic, thuốc lợi tiểu, thuốc viên ngừa thai uống.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Tuyệt đối:
    Quá mẫn với Gliclazid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
    Tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurea khác.
    Suy thận hay suy gan nặng.
    Đái tháo đường phụ thuộc insulin (type I), đái tháo đường không ổn định hoặc đái tháo đường ở lứa tuổi thiếu niên.
    Nhiễm ceton - acid, hôn mê do đái tháo đường.
    Dùng chung với miconazol viên.
    Phẫu thuật, chấn thương hay nhiễm trùng nặng.
    Phụ nữ cho con bú.
Tương đối:       
    Dùng chung với phenylbutazon, danazol và rượu.

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,TilHasan 60

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH - HUYẾT ÁP ,TilHasan 60

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

 Điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, chủ yếu trong đau thắt ngực do gắng sức, đau tự phát và đau thắt kiểu Prinzmetal.
 Tăng huyết áp vô căn (từ nhẹ đến trung bình).

Hàm lượng:

Diltiazem hydrochloride  …………………………………… 60 mg
Tá dược vừa đủ …………………………………………………… 1 viên
( Lactose, PEG 6000, Kollidon SR, HPMC 606, HPMC 615, Magnesium stearate, Titanium dioxide)

Liều dùng:

Liều thông thường: uống 60 mg, 3 lần/ngày, ngay trước bữa ăn chính.
 Cơn đau thắt ngực, đau thắt ngực biến thể:
          Liều thông thường cho người lớn: khởi đầu 60 mg x 3 lần/ngày hoặc 30 mg x 4 lần/ngày, tăng liều khi cần thiết trong khoảng 1– 2 ngày sau.
Tăng huyết áp vô căn (các trường hợp nhẹ đến trung bình):
         Liều thông thường, đối với người lớn 30 – 60 mg x 3 lần/ngày.
          Liều có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc tuổi tác bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
          Có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc trị tăng huyết áp khác như thuốc lợi tiểu, chẹn bêta, ức chế men chuyển…
Nên giảm liều ở người cao tuổi, hoặc người suy gan và/ hoặc suy thận.
Đặc biệt, không tăng liều ở những bệnh nhân nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/ phút.

Tác dụng phụ:

 Khoảng 30% người bệnh dùng thuốc được ghi nhận gặp tác dụng không mong muốn liên quan đến khả năng gây giãn mạch của Diltiazem. Những biểu hiện hay gặp nhất là phù chi dưới, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, buồn nôn, chậm nhịp tim, blốc nhĩ thất cấp độ 1, ho..., khoảng 2% có ban dị ứng.
   Các phản ứng phụ ít gặp hơn (dưới 2%) trong các nghiên cứu lâm sàng trên:
           Tim mạch: đau thắt ngực, loạn nhịp tim, blốc nhĩ thất độ 2 và 3, phong bế bó nhánh, suy tim sung huyết, bất thường ECG, hạ huyết áp, đánh trống ngực, ngất, tim đập nhanh, ngoại tâm thu tâm thất.
           Thần kinh: mơ bất thường, chứng quên, suy nhược, dáng đi bất thường, ảo giác, mất ngủ, căng thẳng, dị cảm, ngủ mơ, thay đổi tính cách, ù tai, rùng mình. 
           Đường tiêu hoá: chứng biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, sự tăng nhẹ và thoáng qua vào thời gian đầu điều trị các men gan (SGOT, SGPT, LHD và phosphatase kiềm) (xem phần thận trọng về gan). Buồn nôn, cảm giác khát, nôn mửa, tăng trọng... 
          Hệ da: đốm xuất huyết, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc tia UV, ngứa ngáy.... các triệu chứng này thường thoáng qua và sẽ mất dần khi ngưng thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp, phát ban da sẽ tiến triển thành ban đỏ đa dạng và/hoặc viêm da tróc vẩy.
          Các trường hợp khác: giảm sức nhìn, suy nhược, CPK tăng, phù, ngứa rát mắt, nhức đầu, albumin niệu, tăng uric máu, tăng glyceric máu, sung huyết mũi, chuột rút, cứng cổ, chứng tiểu đêm, viêm khớp răng, chứng vú to ở đàn ông, tình trạng hói, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vẩy, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), cá biệt, hội chứng ngoại tháp (rối loạn kết hợp với co cứng, run và cử động bất thường), tăng sản lợi, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Tương tác thuốc:

Cần thận trọng khi phối hợp Diltiazem với các thuốc chẹn bêta, lợi tiểu, ức chế men chuyển và các thuốc trị tăng huyết áp và phải theo dõi thường xuyên do tác dụng hiệp đồng làm hạ huyết áp. Với thuốc chẹn thụ thể alpha, cần phải theo dõi chặt chẽ huyết áp động mạch do có thể gây ra hạ huyết áp thế đứng nặng.
   Không nên dùng Diltiazem phối hợp với các thuốc chống loạn nhịp hoặc esmolol, thuốc chẹn bêta dùng cho người suy tim (bisoprolol, carvedilol, metoprolol…), dantrolene (tiêm truyền), sultopride, pimozide, cisapride, reserpin hoặc các alkaloid cựa lúa mạch (digoxin) vì chúng gây ức chế nhịp xoang và dẫn truyền tim do hiệp đồng tác dụng.
   Không phối hợp với các thuốc đối kháng canxi nhóm dihydropyridin, benzodiazepines (triazolam, midazolam (IV)), carbamazepine, theophylin, cyclosprorin, thuốc trị trầm cảm nhóm imipramine, phenytoin...do Diltiazem ức chế enzym gan (cytochrom P450), làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. Do đó cần phải điều chỉnh liều trong thời gian phối hợp và sau khi ngừng phối hợp.
   Cimetidine, ranitidine hoặc thuốc ức chế HIV protease làm tăng nồng độ diltiazem trong máu do ức chế cytochrom P450, hậu quả làm giảm huyết áp và chậm nhịp tim.
   Rifampicine làm giảm nồng độ Diltiazem trong máu do có tác dụng cảm ứng enzyme gan.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Bảo quản:

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Diltiazem hydrochloride và các thành phần của thuốc.
  Rối loạn hoạt động nút xoang.
  Người có nhịp tim rất chậm (dưới 40 nhịp/ phút).
  Blốc nhĩ - thất độ 2 và độ 3 không đặt máy tạo nhịp.
  Suy thất trái kèm theo sung huyết phổi, nhồi máu cơ tim cấp và sung huyết phổi.
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons