Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Hại gan vì thuốc giải độc gan


Giải độc gan = trị bách bệnh?
Thấy chồng mình - trưởng phòng kinh doanh của một công ty nội thất thường xuyên phải đi bia rượu, gặp gỡ khách hàng, chị Vũ Thị Hiền (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nảy ra sáng kiến mua thuốc giải độc gan về cho anh uống. 
Chị tâm sự: “Ông ấy bia rượu như nước lã, gan nào nó chịu nổi. Cũng vì nóng gan mà người lúc nào cũng ngứa ngáy, mụn nhọt. Có đêm đang ngủ, tôi giật mình tỉnh giấc vì thấy ông ấy cứ luôn tay gãi, hết tay đến chân, hết lưng đến bụng, nói chung là nhìn như khỉ múa võ. Rồi, tôi quyết định mua thuốc giải độc gan về cho chồng uống để thanh nhiệt cơ thể. 
Nghe nhiều người nói, loại thuốc này công thức toàn thảo dược, có thể dùng dài ngày mà không gây tác dụng phụ nên cũng yên tâm phần nào. Lúc đầu dùng cũng thấy ông ấy đỡ ngứa ngáy hơn, song mấy hôm nay lại thấy ông ấy có vẻ uể oải, chán ăn. Kiểu này lại phải tăng liều thôi”.
Khác với chị Hiền, chị Mai Thu Quỳnh (Q3. TPHCM) lại tìm đến thuốc giải độc gan với lý do làm đẹp. Số là thời gian gần đây mặt chị mọc rất nhiều mụn trứng cá. Đầu tiên chỉ là vài mụn nhỏ li ti trên trán, nhưng sau đó nó lan dần xuống hai gò má. 
Suy đi nghĩ lại, chị cho rằng có thể là do chuyến công tác ở Ấn Độ vừa qua, phải ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, ngọt nên gan giải độc không kịp, khiến mụn có cơ hội sinh sôi. Vậy là sau khi tham khảo ý kiến của người bán thuốc đầu xóm, chị mua cả tá thuốc giải độc gan về dùng với hi vọng mụn có thể thuyên giảm phần nào. Tuy nhiên, đã gần nhiều tháng trôi qua nhưng mặt chị vẫn thế. Không những vậy, cơ thể lại thấy mệt mỏi, ngứa ngáy nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Giải độc gan là gì?
Theo BS. Lê Quang Lộc (Nguyên trưởng Liên khoa, Trưởng Phòng khám Da liễu, BVĐK Xanhpon, Hà Nội): Gan là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó là cơ quan duy nhất có ngăn chặn các độc tố từ đồ ăn, thức uống hay khói, bụi... từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là gan có thể loại bỏ mọi chất độc mà nó chỉ có thể “xử lý” một số lượng nhất định. Khi cơ thể tiếp xúc với những chất độc này quá nhiều, gan làm việc không xuể, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, trước tiên là ở gan. Khi đó, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều biểu hiện khó chịu như: ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn nhọt, chán ăn...
Lúc đấy, để cân bằng hoạt động của cơ thể nói chung và của gan nói riêng, người ta thường nghĩ đến việc giải độc gan. Hoạt động giải ở đây được hiểu nôm na là cách đào thải chất độc ra khỏi gan. Một khi gan khỏe thì cơ thể cũng khỏe. Do đó, giải độc gan còn được gọi là giải độc cho cơ thể.
Lạm dụng thuốc = tổn thương gan
Bởi gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: như chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng, tạo mật, cân bằng các nội tiết tố, thanh lọc máu, chống lại sự nhiễm trùng... nên giải độc gan có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lạm dụng việc này lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước nay, nhiều người vẫn có suy nghĩ: khi cơ thể gặp những biểu hiện như chán ăn, mẩn ngứa, mụn nhọt, chỉ cần uống thuốc giải độc gan là khỏi. Tuy nhiên, theo BS Lộc, nổi mề đay còn có thể là do dị ứng với thuốc, đồ ăn..., mụn nhọt là do viêm nang lông, do dị ứng mỹ phẩm... Thế nên, nếu không làm rõ nguyên nhân gây ra các biểu hiện khó chịu này mà cứ vô tư mua thuốc giải độc gan về uống thì bệnh không những không đỡ mà còn làm hại đến gan.
Theo lý giải của BS Lộc, nếu gan đang khỏe mạnh bình thường, tự nhiên bạn đưa thêm một lượng thuốc vào sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để xử lý chỗ thuốc đó. Tình trạng này kéo dài, gan sẽ bị quá tải và gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, dù là thuốc bổ cũng không được dùng tùy tiện mà cần tuân theo hướng dẫn của những người có chuyên môn.
Đặc biệt, nhiều người nghĩ nếu uống nhiều rượu thì chỉ cần uống thuốc giải độc vào là có thể bảo vệ được lá gan. Tuy nhiên, dù thuốc này chỉ có tác dụng thanh nhiệt tạm thời. Và chắc chắn, lá gan của bạn không thể khỏe được nếu như tình trạng “uống rượu bia như nước lã” vẫn tiếp tục tiếp diễn.
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc giải độc gan có bán tại các quầy thuốc, không ít người còn tự ý cắt thuốc nam uống cho mát. Tất nhiên, nếu cắt ở những cơ sở uy tín và sử dụng trong một thời gian nhất định thì sức khỏe cơ thể cũng có thể cải thiện một phần, song nếu quá lạm dụng, nó sẽ khiến gan bội thực. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc của những thầy lang không được chứng nhận về chuyên môn còn là nguyên nhân khiến gan bị tổn thương.
Vẫn theo BS Lộc, bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc bổ vẫn gây ra những tác dụng phụ nếu lạm dụng hay sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ. Thuốc giải độc gan cũng vậy. Thế nên, đừng đánh đổi sức khỏe của mình bằng những suy đoán vu vơ.
Theo An Châu - Sức khỏe gia đình


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thuốc Parkinson khiến người dùng trầm cảm?

Bệnh Parkinson (hay còn gọi là PD) là một chứng bệnh rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói và các chức năng khác.
Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động, nó có đặc điểm như cứng cơ, tay chân run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong những trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vấn động vật lý khác. 
Hầu hết những người mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi 50 trở lên nhưng những người trẻ tuổi có thể mắc bệnh. Theo Y học cổ truyền bệnh Parkinson còn được gọi là Ma Mộc, Tứ chi nhuyễn nhược hay Chấn chiến. Hiện nay có rất nhiều người trên Thế giới cũng như Việt Nam gặp những vấn đề liên quan đến bệnh Parkinson. 
Nhưng theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Loyola Chicago ( Mỹ) đã phát hiện những viên thuốc Parkinson gần như không chữa khỏi bệnh mà còn gây rối loạn tâm lý, không thể kiểm soát được hành vi của bản thân. 
Thuốc Parkinson gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thểThuốc Parkinson gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể

Cùng với đó những bệnh nhân sử dụng thuốc Parkinson còn chia sẻ: Sau khi sử dụng thuốc họ tăng ham muốn tình dục, ham mê những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, họ cũng không thể kiểm soát được chế độ ăn của bản thân. 
Theo các nhà nghiên cứu (Mỹ) khẳng định rằng những bệnh nhân sử dụng thuốc Parkinson bệnh không hề thuyên giảm mà còn mắc thêm chứng bệnh rối loạn kiểm soát (ICD). Đây là một loại rối loạn tâm lý làm cho bệnh nhân có những suy nghĩ tiêu cực, bệnh nhân luôn có cảm giác căng thẳng, bất an và thực hiện những hành vi không kiểm soát để giảm bớt căng thẳng đó. 
Đánh giá của Tiến sĩ Jose Biller tại Đại học Loyola Chicago (Mỹ): Bệnh  nhân mắc chứng rối loạn kiểm soát hành vi (ICD) có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc đến cơ thể như bộ não trì trệ, hoang tưởng, trầm cảm cùng với đó bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến tài chính, gia đình và công việc…. 
Việc quản lý thuốc Parkinson vô cùng khó khăn vì hiện nay ngoài thuốc Parkinson thì chưa hề có thêm bất kì loại thuốc hay bất cứ phương pháp nào khác có thể điều trị cho những bệnh nhân mắc Parkinson.Thuốc Parkinson đã được xem xét để giảm hoặc ngừng thuốc nhưng điều này vẫn đang là một thách thức lớn đối.
Theo Minh Thảo - Chất lượng Việt Nam


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thuốc đặt âm đạo: Dùng sai, tăng viêm nhiễm

Bệnh nặng hơn vì thuốc
“Vùng kín” của chị Hà (Đống Đa, Hà Nội) không hiểu tại sao thời gian này lại hay ngứa ngáy. Khổ sở là ở chỗ: nó không ngứa bên ngoài mà ngứa tận sâu bên trong, khiến chị không cách nào gãi được. Mang nỗi niềm khó nói của mình ra giãi bày với cô bán thuốc đầu ngõ, chị được tư vấn mua thuốc đặt âm đạo về sử dụng. 
Theo lời khẳng định của người hàng thuốc này, chỉ vài ba ngày sau là “vùng kín” sẽ nhẹ tênh, không còn ngứa ngáy nữa. Thế nhưng, tính đến hôm nay, chị đã dùng thuốc gần chục ngày mà cảm giác ngứa không giảm mà còn làm chị khó chịu đến mất ăn, mất ngủ.
Không như chị Hà, chị Huyền (TPHCM) khi thấy “cô bé” ngứa ngáy bất thường, chị đã cẩn thận đi khám bác sĩ phụ khoa và mua thuốc đúng theo đơn về dùng. Ngày nào cũng vậy, trước khi đặt thuốc vào “âm đạo”, chị đều vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Thế nhưng, dù đã dùng đến viên thuốc cuối cùng, chị vẫn thấy ngứa râm ran. Đi tái khám, kết quả xét nghiệm dịch âm đạo còn cho thấy “cô bé” bị viêm nhiễm nặng hơn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đừng bỏ qua những lưu ý nhỏ
Những trường hợp bị viêm nhiễm nặng hơn sau khi dùng thuốc đặt âm đạo như chị Hà, chị Huyền không phải là hiếm gặp. 
Theo Ths. Lê Lan Anh, chuyên gia tư vấn về Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số: “Với những người tự ý dùng thuốc đặt âm đạo, nếu thấy ngứa nhiều hơn có nghĩa là đã bắt thuốc không đúng bệnh. 
Thực tế cho thấy, ngứa “vùng kín” là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau. Nếu không qua thăm khám thì rất dễ đến tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, với những người đã qua thăm khám, nếu có biểu hiện viêm nhiễm nặng hơn sau khi đặt thuốc thì đó là do đã không thực hiện đặt thuốc đúng cách”.
Theo đó, Ths. Lan Anh khẳng định, trước khi đặt thuốc, bên cạnh việc vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ thì cũng cần rửa tay bằng xà phòng chứ không đơn thuần là chỉ rửa với nước lã. Bởi lẽ, dù loại thuốc đặt nào cũng có kèm theo một dụng cụ hỗ trợ đặt thuốc, tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen dùng ngón tay đẩy thuốc vào sâu âm đạo. 
Và nếu tay không sạch, nghĩa là sẽ có rất nhiều vi khuẩn xâm nhập vào sâu “cô bé”, tình trạng viêm nhiễm vì thế mà trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, thói quen để móng tay dài hay sơn móng tay mà cũng là nguyên nhân khiến “cô bé” phát khóc, bởi lẽ hóa chất có trên móng thể gây dị ứng vùng âm đạo và độ dài, sắc của móng có thể gây ra những vết xước.
Một nguyên nhân nữa khiến việc đặt thuốc trở nên vô tác dụng đó là “lâm trận” khi vẫn đang trong quá trình điều trị bệnh. “Làm “chuyện ấy” khi bạn đang trị bệnh sẽ khiến mầm bệnh lây sang đối tác và khi có cơ hội, nó sẽ lây ngược trở lại phía bạn. Đó là lý do giải thích vì sao mà bạn đã dùng thuốc theo đúng đơn kê mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Do vậy, trong trường hợp không thể trì hoãn như vợ chồng lâu ngày mới có cơ hội gặp nhau, cách tốt nhất là nên sử dụng bao cao su khi “lâm trận”, Ths. Lan Anh giải thích.
Bên cạnh đó, Ths. Lan Anh cho rằng, sau khi đặt thuốc, bạn cần nằm nghỉ ngơi để thuốc có thời gian tan và ngấm. Thế nhưng, không ít người lại nghĩ rằng: đặt thuốc cũng như uống thuốc nên ngay sau khi đưa thuốc vào âm đạo đã đứng lên đi lại, vận động, thậm chí là vận động mạnh như chạy nhảy, khuân vác... Điều này khiến thuốc dễ rơi ra ngoài và như thế là không còn tác dụng. Chính vì vậy, thời gian lý tưởng để đặt thuốc là trước giờ đi ngủ - thời điểm bạn có nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Một hiện tượng nữa cũng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc đặt âm đạo là thuốc không tan, tức là sau khi đưa thuốc vào sâu “cô bé”, sau một vài tiếng, bạn vẫn thấy viên thuốc rơi ra ngoài mà vẫn còn hình dạng (thông thường thuốc đặt khi chảy ra ngoài sẽ dưới dạng bột). 
Và như vậy nghĩa là nó không thể phát huy tác dụng chữa bệnh. Nhiều người vì không biết điều này nên đã không thông báo với bác sĩ để có thể chuyển thuốc kịp thời, vì thế, điều trị bệnh cũng như không.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc đặt âm đạo dù được đánh giá là lành tính hơn, song cũng không thể sử dụng kéo dài. Một đợt điều trị thông thường chỉ khoảng 7-10 ngày và tuyệt đối không quá 14 ngày.
Thế nên, sau khi dùng thuốc mà không đỡ, bạn cần tái khám để bác sĩ xem xét và đưa ra lộ trình điều trị mới phù hợp hơn. Trên thực tế, có những người vì ngại đến bệnh viện đã tự ý mua hết loại thuốc đặt này đến loại thuốc đặt khác về dùng, dẫn đến viêm nhiễm càng trở nên nặng nề. Theo Ths. Lan Anh, điều trị kiểu này không chỉ gây tốn kém và còn khó điều trị hơn trong những lần sau.
Theo An Châu - Sức khỏe gia đình


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Khuyến cáo tai biến thuốc ở người cao tuổi



Nguyên nhân dễ xảy ra tai biến do dùng thuốc
Do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh, điều này làm tăng nguy cơ tương tác thuốc và những phản ứng có hại khác. Thậm chí dùng thuốc điều trị bệnh này lại làm nặng hơn bệnh kia. Ở người cao tuổi có sự suy giảm đáng kể chức năng của một số cơ quan, do vậy, việc đáp ứng với thuốc cũng chậm hơn. Để đạt hiệu quả lại phải tăng liều điều trị nên rất dễ gây độc.
Bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột, dẫn đến việc hấp thu (thức ăn và thuốc) chậm chạp và khó khăn hơn. Khi đó, thuốc lưu lại trên đường tiêu hóa lâu hơn nên dễ gây biến chứng trên đường tiêu hóa.
Khối lượng các mô ở người già giảm, khối lượng nước giảm nhưng lượng mỡ lại tăng lên. Vì vậy, các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng nồng độ, còn các thuốc tan trong mỡ sẽ bị chậm khởi đầu nhưng lại tăng thời gian tác dụng dễ dẫn đến tích luỹ gây độc.
Người thân cần hỗ trợ người cao tuổi khi dùng thuốc
Ngoài ra, do loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển thuốc trong máu giảm nên lượng thuốc lưu hành tự do trong cơ thể sẽ tăng, có thể gây tăng quá mức tác dụng dẫn tới nhiều biến chứng với người cao tuổi. Khi vào cơ thể, thuốc được thải trừ chủ yếu qua gan và thận, nhưng ở người già, chức năng gan và thận đều giảm, ảnh hưởng tới chuyển hoá của thuốc, dễ dẫn đến ngộ độc thuốc.
Trí nhớ ở người cao tuổi giảm sút nên thường dễ nhầm lẫn, hay quên, lại cộng thêm mắt kém nhìn mờ, khó nhìn thấy để phân biệt thuốc nên rất dễ xảy ra tình trạng dùng sai y lệnh, dùng sai loại thuốc, vừa uống loại thuốc này rồi lại uống tiếp, điều này rất nguy hiểm.
Nguy cơ do thuốc thường gặp ở người cao tuổi
Với người cao tuổi, không nên để họ tự ý sử dụng thuốc mà người thân phải kiểm soát. Đây là điều hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp ở người cao tuổi cần lưu ý:
Rối loạn giấc ngủ: Buồn ngủ là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người cao tuổi khi dùng thuốc. Khi sử dụng các thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng, thuốc trị cảm (viên thuốc có kết hợp với chlopheniramin) sẽ gây buồn ngủ ở người cao tuổi. 
Một số loại thuốc khác có thể gây nên rối loạn giấc ngủ ở các mức độ và cách thức khác nhau như: thuốc giãn phế quản (gây khó ngủ), thuốc lợi tiểu (gây mất ngủ do tiểu tiện đêm), thuốc corticoid (dùng lâu ngày có thể gây chứng ngừng thở khi ngủ), một số thuốc tuần hoàn não uống vào buổi chiều và tối gây tình trạng khó ngủ và mất ngủ.
Rối loạn nhận thức: một số thuốc có tác dụng phụ gây lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật (phenytoin hay barbiturat), thuốc trị tăng huyết áp, suy tim… Thậm chí một số kháng sinh cũng có những tác dụng phụ này. Ở người cao tuổi, đây là rối loạn rất dễ nhầm với hiện tượng lão suy làm sút giảm trí tuệ.
Mất thăng bằng tư thế, té ngã: Một số thuốc trị tăng huyết áp dễ gây hạ huyết áp tư thế đứng, thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H1 (chlopheniramin), các thuốc cảm cúm… làm rối loạn sự giữ thăng bằng khiến người cao tuổi dễ ngã… Khi người cao tuổi ngã sẽ rất nguy hiểm vì ở tuổi cao, xương đã bị loãng nên giòn rất dễ gãy và khó liền. 
Vì vậy, khi uống các thuốc này, người cao tuổi nên thận trọng trong việc đổi tư thế. Khi uống thuốc, đang ngồi đứng dậy phải từ từ. Nếu đứng bật dậy rất dễ gây tụt huyết áp tư thế đứng (thấy choáng váng) rất nguy hiểm.
Ho do thuốc: Việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhày, giãn phế quản (acetylcystein) giúp làm loãng dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, nhưng sẽ gây ho, điều này khiến người cao tuổi rất khó chịu, đồng thời phản xạ ho có thể làm nặng thêm tình trạng hen phế quản, mất ngủ, suy hô hấp… 
Một số thuốc trị tăng huyết áp mà người cao tuổi thường phải sử dụng, thường gây tắc nghẽn đường hô hấp trên và gây ho mạn tính dai dẳng. Tác dụng phụ gây ho khan của thuốc hạ huyết áp thường tập trung ở 3 nhóm thuốc là: nhóm thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, benazepril, lisinopril), nhóm thuốc chẹn bêta (propranolol, nadolol, metoprolol, atenolol…) và nhóm thuốc chẹn kênh calci (nifedipin, nicardipin, amlodipin…).
Táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiểu tiện: Có khá nhiều thuốc gây táo bón và có thể gây khó tiểu hoặc tiểu tiện không kiểm soát cho người cao tuổi như thuốc chống co thắt, an thần, chống trầm cảm, thuốc trị bệnh Parkinson… 
Khi bị táo bón, người cao tuổi phải dùng thuốc nhuận tràng. Nếu dùng thuốc nào đó cùng với thuốc nhuận tràng rất có thể thuốc đó sẽ bị tống ra ngoài sớm (do thuốc nhuận tràng làm tăng nhu động ruột), do đó làm giảm hấp thu thuốc, giảm hiệu quả điều trị. 
Tình trạng tiêu chảy do thuốc cũng hay gặp ở người cao tuổi khi phải dùng thuốc trị đái tháo đường, kháng sinh, thuốc trị viêm loét đại trực tràng...
Lời khuyên cho người dùng thuốc
Để tránh các tác dụng không mong muốn hoặc tai biến do thuốc xảy ra, người già rất cần được người thân hoặc người chăm sóc quan tâm và theo dõi sát sao trong quá trình điều trị bệnh. Cần hỏi kỹ bác sĩ thời gian dùng từng loại thuốc, uống vào thời gian nào (sáng, trưa, chiều) hay uống vào lúc nào (no hay đói) hoặc loại thuốc này không uống cùng lúc với loại thuốc nào để tránh các tương tác bất lợi. 
Nên thông báo cho bác sĩ loại thuốc mà người già đang dùng và tiền sử đã bị dị ứng với loại thuốc nào để có sự cân nhắc. Tuyệt đối không để người cao tuổi uống thuốc trong tư thế nằm, khi đó thuốc không trôi được xuống dạ dày và đọng lại trên thực quản sẽ gây tác hại tại chỗ. Không để người già tự ý dùng thuốc hoặc dùng theo lời mách bảo (kể cả thuốc bổ)...
Theo DS. Thanh Hoài - Sức khỏe và Đời sống
                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Đau dạ dày có nên bổ sung vitamin C?

Vitamin C (axit ascorbic) là vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Nó có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quýt và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, rau cải, cà chua... Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. 
Vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori
Vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori

Nhưng đối với những người đau dạ dày, viêm loét thường được khuyên là không nên dùng vitamin C, vì vị chua của nó có thể làm tăng axit dịch vị gây đau đớn do kích thích các ổ viêm loét.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam.

Vitamin C cũng còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu, cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây…


Vậy nên, dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày.

Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Theo Tấn Bình - Sức khỏe gia đình


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Tự ý uống thuốc kháng sinh khi mang thai: Hậu họa khôn lường

Có rất nhiều chị em trót uống một số thuốc điều trị có kháng sinh trong giai đoạn những tuần đầu thai kỳ bởi vì không biết là mình đang có thai. Điều này có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. 

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, thai nhi đang phát triển các hệ thần kinh, thai phụ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dù chỉ bị cảm, sốt thông thường cũng phải nên dè dặt với thuốc, không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải đi khám và uống theo chỉ dẫn. 

Nếu tự ý dùng thuốc trong thời kì mang thai có thể dẫn đến dùng sai thuốc, gây ra dị tật ở thai nhi. Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào nếu sử dụng thuốc khi có thai như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi…

Đối với thuốc kháng sinh, hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí gây tử vong thai nhi.

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh... Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi. Vì thế, khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bà bầu cũng là cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu gặp phải các trường hợp đó, bác sĩ bác sĩ sẽ phải cân nhắc để quyết định liệu trình phù hợp, theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thuốc bổ cứ uống vô tư?


Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào. Bởi thực phẩm chức năng vẫn là thuốc, nó sẽ ít nhiều tác động đến cơ thể của bạn.

Đối với những người có nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường do lối sống ít vận động, béo phì hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bạn cần cân nhắc đến việc uống thuốc bổ sung bởi nó sẽ tác động tới tình trạng bệnh của bạn.
Hầu hết các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng đều được bán ra với giá thành khá cao, trong đó phần nhiều là được cấp bằng sáng chế. Nói cách khác, nếu bạn đang trả rất nhiều tiền cho một loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, chưa chắc nó đã tốt hơn những loại thuốc bổ sung có hoạt chất tương tự nhưng rẻ tiền.
Khi mua bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào, cần nhớ xem xét kỹ nhãn bao bì và hướng dẫn sử dụng của thuốc. Bởi trong hướng dẫn sử dụng bao giờ cũng có những khuyến cáo với người dùng, như thuốc có dùng cho người bệnh tim, người đang mang thai, trẻ em hay ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần hay không.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chức năng phải đảm bảo không có phthalate, màu nhân tạo, hương liệu nhân tạo, đường hay chất làm ngọt nhân tạo, không có gluten, không sử dụng hormon, lactose, sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, không có chất bảo quản, không có men, các thành phần gây dị ứng (như đậu nành, đậu phộng, hạt cây...), thuốc không có các kim loại nặng như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân, thuốc cũng được thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn về an toàn.
Với một số trường hợp, người bệnh cần phải được xét nghiệm máu để tìm kiếm hoạt chất mà cơ thể đang thiếu hụt như kali, magie, sắt, vitamin B12. Ví dụ như nếu một người phụ nữ bị mệt mỏi do mất máu kinh nguyệt quá nhiều cần có một xét nghiệm nghi ngờ bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên những xét nghiệm máu về các hoạt chất rất đơn giản và ít có ý nghĩa bởi sau một thời gian uống thuốc bổ sung, có thể xét nghiệm máu của bạn sẽ được cải thiện, nhưng điều này không có nghĩa là sức khỏe của bạn được cải thiện. Do vậy xét nghiệm máu kiểm tra sau thời gian uống thực phẩm bổ sung là không cần thiết. Xét nghiệm máu thực sự có ý nghĩa để tìm và phát hiện bệnh ban đầu.
Thông thường bác sĩ là người kê toa và dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Đối với những người có thói quen tự mua thuốc về dùng, họ thường chỉ hỏi dược sĩ về tác dụng của thuốc và tự dùng.
Thực tế là uống thực phẩm chức năng hay thuốc đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ. Bởi chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới là người hiểu về sức khỏe của bệnh nhân, có thể dùng thuốc gì, hay những tương tác với thuốc người bệnh đang sử dụng, các phản ứng phụ có thể xảy ra trên mỗi cơ địa của bệnh nhân.
Thực phẩm chức năng thường được bổ sung trong hoặc ngay sau bữa, trừ một số loại thuốc khuyến cáo người bệnh dùng lúc đói. Những nghiên cứu cho thấy, tác dụng phụ phổ biến nhất ở mọi người khi sử dụng thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng là rối loạn dạ dày, tốt nhất nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn sẽ giúp dịch vị dạ dày và thức ăn dễ hấp thu thuốc nhất vào cơ thể.
Những người thích sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng có thể nói đến vô vàn các lợi ích của chúng mang lại, nhưng thực tế, chúng cũng là một loại thuốc. Những viên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận trong cơ thể của bạn như gan, thận ... ví dụ như bạn có thể bị quá liều vitamin D.
Thực tế đã chỉ ra, nếu quá liều seleium (200mcg mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư tuyến tiền liệt, tái phát ung thư da, và không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Selen là một chất dinh dưỡng tuyệt vời và có thể ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên, quá ít hoặc quá nhiều có thể gây hại.
Theo Xuân Trang - Kiến thức gia đình số 13
Nông nghiệp Việt Nam

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons