Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Đau dạ dày có nên bổ sung vitamin C?

Vitamin C (axit ascorbic) là vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Nó có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quýt và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, rau cải, cà chua... Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. 
Vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori
Vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori

Nhưng đối với những người đau dạ dày, viêm loét thường được khuyên là không nên dùng vitamin C, vì vị chua của nó có thể làm tăng axit dịch vị gây đau đớn do kích thích các ổ viêm loét.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam.

Vitamin C cũng còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu, cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây…


Vậy nên, dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày.

Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Theo Tấn Bình - Sức khỏe gia đình


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Tự ý uống thuốc kháng sinh khi mang thai: Hậu họa khôn lường

Có rất nhiều chị em trót uống một số thuốc điều trị có kháng sinh trong giai đoạn những tuần đầu thai kỳ bởi vì không biết là mình đang có thai. Điều này có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. 

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, thai nhi đang phát triển các hệ thần kinh, thai phụ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dù chỉ bị cảm, sốt thông thường cũng phải nên dè dặt với thuốc, không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải đi khám và uống theo chỉ dẫn. 

Nếu tự ý dùng thuốc trong thời kì mang thai có thể dẫn đến dùng sai thuốc, gây ra dị tật ở thai nhi. Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào nếu sử dụng thuốc khi có thai như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi…

Đối với thuốc kháng sinh, hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí gây tử vong thai nhi.

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh... Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi. Vì thế, khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bà bầu cũng là cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu gặp phải các trường hợp đó, bác sĩ bác sĩ sẽ phải cân nhắc để quyết định liệu trình phù hợp, theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thuốc bổ cứ uống vô tư?


Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào. Bởi thực phẩm chức năng vẫn là thuốc, nó sẽ ít nhiều tác động đến cơ thể của bạn.

Đối với những người có nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường do lối sống ít vận động, béo phì hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bạn cần cân nhắc đến việc uống thuốc bổ sung bởi nó sẽ tác động tới tình trạng bệnh của bạn.
Hầu hết các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng đều được bán ra với giá thành khá cao, trong đó phần nhiều là được cấp bằng sáng chế. Nói cách khác, nếu bạn đang trả rất nhiều tiền cho một loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, chưa chắc nó đã tốt hơn những loại thuốc bổ sung có hoạt chất tương tự nhưng rẻ tiền.
Khi mua bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào, cần nhớ xem xét kỹ nhãn bao bì và hướng dẫn sử dụng của thuốc. Bởi trong hướng dẫn sử dụng bao giờ cũng có những khuyến cáo với người dùng, như thuốc có dùng cho người bệnh tim, người đang mang thai, trẻ em hay ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần hay không.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chức năng phải đảm bảo không có phthalate, màu nhân tạo, hương liệu nhân tạo, đường hay chất làm ngọt nhân tạo, không có gluten, không sử dụng hormon, lactose, sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, không có chất bảo quản, không có men, các thành phần gây dị ứng (như đậu nành, đậu phộng, hạt cây...), thuốc không có các kim loại nặng như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân, thuốc cũng được thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn về an toàn.
Với một số trường hợp, người bệnh cần phải được xét nghiệm máu để tìm kiếm hoạt chất mà cơ thể đang thiếu hụt như kali, magie, sắt, vitamin B12. Ví dụ như nếu một người phụ nữ bị mệt mỏi do mất máu kinh nguyệt quá nhiều cần có một xét nghiệm nghi ngờ bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên những xét nghiệm máu về các hoạt chất rất đơn giản và ít có ý nghĩa bởi sau một thời gian uống thuốc bổ sung, có thể xét nghiệm máu của bạn sẽ được cải thiện, nhưng điều này không có nghĩa là sức khỏe của bạn được cải thiện. Do vậy xét nghiệm máu kiểm tra sau thời gian uống thực phẩm bổ sung là không cần thiết. Xét nghiệm máu thực sự có ý nghĩa để tìm và phát hiện bệnh ban đầu.
Thông thường bác sĩ là người kê toa và dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Đối với những người có thói quen tự mua thuốc về dùng, họ thường chỉ hỏi dược sĩ về tác dụng của thuốc và tự dùng.
Thực tế là uống thực phẩm chức năng hay thuốc đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ. Bởi chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới là người hiểu về sức khỏe của bệnh nhân, có thể dùng thuốc gì, hay những tương tác với thuốc người bệnh đang sử dụng, các phản ứng phụ có thể xảy ra trên mỗi cơ địa của bệnh nhân.
Thực phẩm chức năng thường được bổ sung trong hoặc ngay sau bữa, trừ một số loại thuốc khuyến cáo người bệnh dùng lúc đói. Những nghiên cứu cho thấy, tác dụng phụ phổ biến nhất ở mọi người khi sử dụng thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng là rối loạn dạ dày, tốt nhất nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn sẽ giúp dịch vị dạ dày và thức ăn dễ hấp thu thuốc nhất vào cơ thể.
Những người thích sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng có thể nói đến vô vàn các lợi ích của chúng mang lại, nhưng thực tế, chúng cũng là một loại thuốc. Những viên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận trong cơ thể của bạn như gan, thận ... ví dụ như bạn có thể bị quá liều vitamin D.
Thực tế đã chỉ ra, nếu quá liều seleium (200mcg mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư tuyến tiền liệt, tái phát ung thư da, và không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Selen là một chất dinh dưỡng tuyệt vời và có thể ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên, quá ít hoặc quá nhiều có thể gây hại.
Theo Xuân Trang - Kiến thức gia đình số 13
Nông nghiệp Việt Nam

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Khi uống thuốc bạn cần lưu ý điều gì


Cần theo dõi phản ứng của cơ thể
Nếu dược phẩm bạn đang sử dụng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như nổi mẩn, nổi đỏ (một phần hay toàn cơ thể), tim đập nhanh... bạn cần nên trao đổi với bác sĩ nhằm giúp bạn đổi sang một loại thuốc khác.
Đừng quên tìm hiểu về loại thuốc đang dùng
Trường hợp xấu nhất là loại dược phẩm bạn đang xài bị thu hồi, tức nó có vấn đề gì đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, dù loại dược phẩm đó cho kết quả khả quan, bạn cũng nên ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển qua loại khác tương tự nhưng an toàn hơn.
Chú ý dấu hiệu nghiện thuốc
Nếu bạn cảm thấy bị lệ thuộc thuốc hoặc bồn chồn khi thiếu thuốc thì có thể bạn đang gặp vấn đề rắc rối.
Vì vậy bạn cần báo ngay với bác sĩ những dấu hiệu bất thường để giúp bạn có thể đổi sang những loại thuốc khác nhằm tránh tình trạng nghiện thuốc.
Không vận động mạnh sau khi uống thuốc
Sau khi uống thuốc, nên để cơ thể thư giãn, nghỉ ngời thoái mái, để các cơ quan nội tạng hấp thụ thuốc được tốt hơn. Thông thường, thời gian để dạ dày có thể hấp thụ và phát huy được hết các tác dụng của thuốc trong khoảng thời gian từ 30-60 phút. Hơn nữa, quá trình hấp thụ thuốc cần có đủ lượng máu để tuần hoàn, lưu thông để thuốc đạt được hiệu quả cao.
Không uống thuốc trực tiếp từ chai
Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng nước, được đựng trong các chai, lọ. Vì vậy nên tránh uống trực tiếp từ chai, lọ vì sẽ dễ làm nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn, không kiểm soát được liều lượng. Hiện nay, các loại thuốc này thường có kèm theo thìa, nắp, ly sử dụng khá thuận tiện.
Theo T.H - Sức khỏe gia đình
                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Một số loại thuốc không nên uống cùng với nước ép bưởi


Lợi ích của quả bưởi

Bưởi là hoa quả thuộc họ nhà cam quýt và rất giàu vitamin C, giàu chất chống oxy hóa và chống viêm. Chính vì chứa nhiều loại chất chống oxy hóa nên bưởi có tác dụng chống xơ cứng động mạch.

Bưởi cũng là loại quả cung cấp nhiều kali, giúp đưa natri khỏi thận, nhờ vậy sẽ giảm tình sạng phù nề và hạ huyết áp.

Uống 500ml nước ép bưởi mỗi ngày sẽ giúp hạ huyết áp ở người mắc bệnh cao huyết áp, giảm huyết áp từ 142/89 mmHg xuống còn 136/81 mmHg trong vòng 5 tuần.

Quả bưởi có nhiều thịt và cùi hơn so với hầu hết các loại trái cây họ cam quýt. Đây là loại quả giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan có khả năng giảm sự hấp thu cholesterol. Chất naringenin trong bưởi có đặc tính làm giảm cholesterol.

Uống nước ép bưởi có thể làm giảm hiệu quả sự hấp thụ cholesterol LDL có hại như việc bạn uống thực phẩm chức năng bổ sung sterol.

Nước ép bưởi đào có tác dụng mạnh nhất và có thể làm giảm cholesterol LDL cao hơn 8% so với bưởi da vàng.

Bưởi có phản ứng với thuốc

Nước bưởi gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa của nhiều loại thuốc. Bưởi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao hơn so với tiêu chuẩn.

Phản ứng này được các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra khi đang nghiên cứu những ảnh hưởng của rượu tới sự hấp thụ thuốc huyết áp có tên felodipin.

Bưởi gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bưởi làm thay đổi sự hấp thụ thuốc của cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Một số thành phần có trong trái bưởi như natringen và furanocoumarins có thể chặn các enzyme có tên cytochrome (CYP3A4), một loại men tham gia quá trình chuyển hóa của hơn 50% các loại thuốc.

Vậy tiêu thụ bưởi và thuốc ở thời điểm cách xa nhau có được không? Điều này có vẻ có lý, nhưng sự thật là nó không phải lúc nào cũng đúng.

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở người sử dụng bưởi trong vòng 24 giờ nhưng có uống thuốc, các enzyme CYP450 trong thuốc vẫn bị chặn lại ở ruột và gan.
Vì vậy, nếu trên tờ giấy hướng dẫn sử dụng thuốc chống chỉ định với bưởi, tốt nhất bạn không nên dùng bưởi trong cả khoảng thời gian uống thuốc.

Những loại thuốc có phản ứng với bưởi

- Thuốc huyết áp, chủ yếu là những loại thuốc như felodipin, nicardipin, nifedipin, verapamil.

- Thuốc chặn beta như thuốc dùng để điều trị sung huyết tim carvedilo.

- Thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kháng histamin, kháng virut, thuốc ức chế miễn dịch.

- Thuốc ngủ, thuốc dùng cho điều trị rối loạn chức năng cương dương, thuốc chữa đau nửa dầu, statin và thuốc điều trị tăng cholesterol.

Lưu ý nếu bạn đang dùng thuốc statin

Statins được chỉ định cho những người bị huyết áp cao bởi loại thuốc này có thể giảm nguy cơ đau tim đột ngột trong một thời gian dài.

Bạn chỉ cần sử dụng 1 viên thuốc statin trước hoặc sau khi ăn bưởi, chúng sẽ sản xuất lượng huyết tương cao ngang bằng lượng huyết tương sản sinh khi bạn uống 12 viên với nước lọc.

Tuy nhiên không phải bưởi phản ứng với tất cả các loại thuốc statins.

Một nghiên cứu cho thấy rằng nước bưởi không có ảnh hưởng tới sự hấp thụ pravastatin. Đối với simvastatin, uống 200ml nước bưởi cùng với một liều 40mg simvastatin sẽ làm tăng sự hấp thụ thuốc gấp 4 lần.

Phản ứng tương tác thuốc

Các phản ứng sẽ xảy ra nếu bị tương tác thuốc bao gồm nhịp tim bất thường, chảy máu dạ dày, các triệu chứng cứng mỏi cơ, tổn thương thận, huyết áp tụt, khó thở, buồn ngủ, chóng mặt.

Mỗi loại thuốc khác nhau với nồng độ thuốc khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau.

Theo Ngọc Ánh - Trí thức trẻ
                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Tác hại từ việc lạm dụng siro ho


Siro ho có chứa codein nếu lạm dụng và sử dụng sai cách sẽ khiến trẻ ho nặng hơn và có khả năng gây lú lẫn.Không hoàn toàn từ thảo dược

Theo Tiền Phong, gắn mác Đông y, siro ho đã lấy được niềm tin từ các ông bố, bà mẹ về độ an toàn của nó khi dùng cho trẻ em. Sự thật thì siro ho không thuần khiết là sản phẩm Đông y như họ nghĩ. Không phủ nhận đa phần các thuốc siro chống ho đều được bào chế từ thảo dược. Nhưng nếu chỉ có thảo dược thì cần khá nhiều thời gian mới mang lại hiệu quả điều trị (có thể kéo dài vài tuần).
Để tăng tốc, các công ty dược đã cố tình cho thêm một số hoạt chất tây y, phổ biến nhất là natri benzoat (một loại thuốc long đờm). Những hoạt chất này nhìn chung khá lành tính, ít gây độc. Nhưng dù sao nó cũng khiến cho siro không còn thuần khiết Đông y nữa.
Siro ho rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu cha mẹ quá lạm dụngSiro ho rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu cha mẹ quá lạm dụng. Ảnh minh họa
Cần chú trọng liều lượng siro ho
Thực tế thì siro cũng là thuốc nên cũng nếu tùy tiện sử dụng cũng có thể gây hại và không phải “ho dạng nào cũng trị được”. Ví dụ: Trẻ bị ho do viêm mũi thì không dùng siro chống ho dạng bổ phế vì bản chất những thuốc này làm long và tiêu đờm trong phế quản. Còn trong trường hợp này bé bị ho là do nước mũi chảy từ cửa mũi sau xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi là hết.
Mặt khác, trong siro ho cũng có những thành phần dược lý giống như trong thuốc viên (chỉ có một điểm khác là được làm loãng để giảm nồng độ thuốc), nên nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng. Và thảo dược cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá liều. 
Thực nghiệm với cây bách bộ (được dùng để bào chế siro chống ho) cho thấy: Dùng rượu ngâm bách bộ 1/10 (1 phần bách bộ, 10 phần rượu) phun vào con rận hay con rệp, chúng bị chết chỉ sau một phút. Chứng tỏ nó cũng có khả năng gây hại trên con người nếu dùng sai liều lượng.
Siro ho có chứa codein ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ nhỏ
Báo Gia Đình Việt Nam cũng đưa tin, theo các bác sĩ, việc lạm dụng siro ho có chứa codein có thể gây ra tình trạng lú lẫn, ho nặng hơn ở trẻ. Codein là thuốc giảm đau, giảm ho và gây cảm giác buồn ngủ, chúng thường được sử dụng và bài chế trong các loại siro ho. Theo các bác sĩ chuyên khoa, codein sẽ tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở não và làm khô dịch tiết đường hô hấp.
Đồng thời codein cũng sẽ làm tăng độ quánh dịch tiết ở phế quản giúp cơ thể hạn chế bài tiết dịch và giảm ho và thường được khuyên không nên sử dụng trong trường hợp cần khạc đờm mủ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu được cơ chế hoạt động của codein và cho con uống siro thường xuyên, liên tục mà không quan tâm tới thành phần thuốc dẫn tới việc con có thể ốm, ho nặng hơn, thậm chí là lú lẫn.
Cần thận trọng khi sử dụng siro hoCần thận trọng khi sử dụng siro ho. Ảnh minh họa
Bởi theo các bác sĩ, cứ 1 thìa siro sẽ chứa 15mg codein, nếu uống thường xuyên và uống trong khoảng 15 ngày trẻ sẽ hấp thụ khoảng 450 - 675mg codien, tình trạng quá liều này sẽ dẫn tới tác dụng phụ như trẻ rơi vào trạng thái lú lẫn, mức độ ho nặng hơn, đau đầu dai dẳng, thậm chí tử vong. 
Theo Thu Thảo - Chất lượng Việt Nam

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Đang dùng kháng sinh, không được uống sữa?

Theo Boldsky, một số loại thực phẩm có thể ngăn cản tác dụng của thuốc hoặc tồi tệ nhất có thể gây ra tác dụng phụ cực nguy hiểm. Dưới đây là những cặp đôi thực phẩm và thuốc cấm kỵ dùng chung. 
Chuối và thuốc huyết áp
cap-doi-thuc-phm-va-thuoc-cam-ky-dung-chung
Chuối và thuốc huyết áp cấm kỵ dùng chung. Ảnh: Boldsky.
Nếu bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp, điều tốt nhất là nên ăn thực phẩm chứa ít hàm lượng kali. Chuối là loại quả có nguồn kali cao nhất. Khi tiêu thụ chuối, trái tim của bạn đập nhanh hơn không tốt cho việc hạ huyết áp.
Rượu và thuốc giảm đau
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng histamine, thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc giảm đau, cách tốt nhất là tránh xa rượu. Khi rượu được tiêu thụ cùng với những loại thuốc trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gan. Khi gan tổn thương, sẽ kéo theo nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng.
Rau xanh lá và thuốc chống đông máu
Rau xanh là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh. Những loại rau có lá xanh và màu xanh lá cây như cải xoăn, rau bina và cải brocolli... rất giàu vitamin K giúp hỗ trợ đông máu.
Vì vậy, khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin thì nên chú ý không nên tăng lượng rau xanh đột ngột. Warfarin là thuốc có tác dụng ngăn chặn sản xuất vitamin K. Do đó, nếu bạn đột nhiên ăn nhiều rau xanh sẽ gây cản trở tác dụng của thuốc.
Cao thảo và thuốc tim mạch
Nếu bạn đang dùng thuốc tim mạch hãy tránh xa cam thảo. Thực phẩm này làm giảm mức kali trong cơ thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu, cùng với nhịp tim bất thường.
Bưởi và thuốc statin hạ huyết áp
cap-doi-thuc-phm-va-thuoc-cam-ky-dung-chung-1
Bưởi và thuốc statin hạ áp không được kết hợp. Ảnh: Boldsky.
Tuyệt đối không đồng thời sử dụng nước ép bưới và thuốc hạ huyết áp vì naringenin trong nước bưởi tác động đến một loại enzym ảnh hưởng chức năng gan và giảm chức năng trao đổi chất của thuốc hạ huyết áp khiến nồng độ thuốc trong máu cao gây tác dụng phụ.
Sữa và thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh như ciprofloxacin và tetracycline cần được uống trước bữa ăn một giờ hoặc sau bữa ăn hai giờ. Đặc biệt các loại thuốc này cần phải tránh xa với sữa. Nếu các loại thuốc này được tiêu thụ với các sản phẩm sữa, nó sẽ ít hiệu quả trong việc tiêu diệt virus trong cơ thể.
Chanh và thuốc ho
Nếu bạn đang tiêu thụ bất kỳ loại thuốc ho có dextromethorphan thì cần tránh xa các trái cây họ cam quýt. Các acid từ trái cây và dextromethorphan kết hợp với nhau khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nặng hơn là gây ảo giác.
Theo Lê Nga - VnExpress

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi47fuXZfoOtW-d5NTTvFGuMio-VvJbkBIRIYQXvimIysh6okIgB0GbAVjApcELpJ5HLV4Y41IQRiOgoimf4JUTlMls35QzPrna0EAS5YX3BtL1Oyt_M7P6tN3h145EUV-JpEcD1A8-jZI/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons