VĂN PHÒNG 0906143408
This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016
Bạn có biết cách dùng thuốc súc họng?
Thứ Năm, tháng 3 10, 2016
sống khỏe
No comments
Các thuốc súc họng thường dùng như: Bột BBM (gồm Natri Borat, Natri Bicarbonnat và menthol) gói 1g, pha với nước ấm (khoảng 200ml), chỉ pha ngay khi dùng vì nếu để lâu menthol sẽ bị thăng hoa.
Dung dịch givalex, là một chế phẩm được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn rất tốt và chống phù nề. Trong thành phần của dung dịch có menthol nên khi sử dụng nên pha loãng 1/10 để tránh gây tổn thương niêm mạc họng. Nên pha với nước ấm để tăng thêm hiệu quả của nước súc miệng.
Nước muối cũng là một trong những nước dùng để súc miệng, họng. Có thể dùng muối ăn (NaCl) pha với nước (độ mặn tương đương nước canh mà chúng ta ăn hàng ngày). Tốt nhất là dùng nước muối 0,9% (mua trong các nhà thuốc) là phù hợp nhất. Không nên dùng nước muối quá mặn sẽ gây tổn thương cho tế bào nhưng cũng không nên quá nhạt vì sẽ ít tác dụng sát khuẩn.
Cách súc họng: Ngậm một ngụm nước hay dung dịch súc họng, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà…sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Không nên ngậm nước súc họng vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ có tác dụng làm sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn tốt. Tuy nhiên có một số thuốc sử dụng với thời gian ngắn hơn, ví dụ listerin chỉ ngậm trong miệng trong 30 giây ngay sau khi đánh răng.
Cần lưu ý, các thuốc súc họng thường được sử dụng sau khi đánh răng để thuốc có tác dụng lâu dài hơn ở niêm mạc họng. Mỗi ngày nên thực hiện súc miệng, họng từ một đến ba lần. Thuốc súc họng thường được sử dụng dưới 10 ngày trừ nước muối.
Nếu sử dụng kéo dài cũng gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc súc họng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ. Những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gặp là phát ban, ngứa họng và miệng, phồng rộp môi, mặt đỏ, toát mồ hôi thậm chí có thể sốc phản vệ và tử vong. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng dùng và được xử trí y tế kịp thời (khi cần thiết).
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Omega-3 giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ béo phì
Thứ Năm, tháng 3 10, 2016
sống khỏe
No comments
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 266 phụ nữ đã mãn kinh có mật độ mô vú cao với thể trọng bình thường, dư cân và béo phì. Mục đích nghiên cứu là đo những thay đổi về mật độ mô vú trong vòng 2 năm.
Những người tham gia được chia thành 5 nhóm trị liệu khác nhau: 2 nhóm dùng thuốc kháng estrogen Raloxifene với liều 60 mg/ngày và 30 mg/ngày, 1 nhóm dùng thuốc chứa omega-3 Lovaza 4 mg/ngày, 1 nhóm dùng 30 mg Raloxifene kết hợp với 4 mg Lovaza và nhóm còn lại đối chiếu không được điều trị.
Sau 2 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy có mối liên quan giữa mức độ axít béo omega-3 trong máu với sự giảm thiểu mật độ mô vú nhưng chỉ ở những phụ nữ béo phì.
Nghiên cứu nêu khả năng acid béo omega-3 có thể kéo giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ béo phì đã mãn kinh. Ảnh: MNT
Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, phụ nữ có mật độ mô vú cao có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn từ 4 đến 6 lần so với phụ nữ có mật độ mô vú thấp. TS Manni giải thích: “Axít béo omega-3 có tác dụng kháng viêm và đó là một trong những lý do khiến chúng tôi tình nghi nó có thể đặc biệt công hiệu với phụ nữ béo phì”.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Thuốc nhỏ mũi cũng có thể gây độc cho trẻ nhỏ
Thứ Năm, tháng 3 10, 2016
sống khỏe
No comments
Thấy con trai bị ngạt mũi, khó thở, còn khi bú thì con lại không thở được, nên cứ khóc hoài. Sốt ruột chẳng biết làm sao, chị Thương lấy ngay lọ thuốc naphazolin có sẵn trong tủ thuốc gia đình ra để nhỏ cho con. Sau một giờ nhỏthuốc chống ngạt mũi chị Thương thấy con chân tay lạnh ngắt, môi tím tái, người lừ đừ… chị tức tốc đưa con đi bệnh viện cấp cứu.
Sau khi cấp cứu cho cháu bé và nghe chị Thương kể lại đầu đuôi sự việc, bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi.
Naphazolin là thuốc dùng để chống ngạt mũi, và đây cũng là một thuốc được dùng phổ biến. Do có tác dụng co mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi, làm thông mũi nhanh. Khi bị ngạt, tắc mũi, nhỏ thuốc này vào chỉ vài phút là hết ngạt nên nhiều người đã lạm dụng thuốc. Tuy nhiên không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 7 tuổi vì rất dễ gây ngộ độc, nhất là ở trẻ nhỏ.
Sau khi cấp cứu cho cháu bé và nghe chị Thương kể lại đầu đuôi sự việc, bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi.
Naphazolin là thuốc dùng để chống ngạt mũi, và đây cũng là một thuốc được dùng phổ biến. Do có tác dụng co mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi, làm thông mũi nhanh. Khi bị ngạt, tắc mũi, nhỏ thuốc này vào chỉ vài phút là hết ngạt nên nhiều người đã lạm dụng thuốc. Tuy nhiên không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 7 tuổi vì rất dễ gây ngộ độc, nhất là ở trẻ nhỏ.
Các trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi loại co mạch này thường xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi sau khoảng từ 30 phút đến 2 giờ sử dụng. Các biểu hiện ngộ độc thường là vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhanh chóng đi vào trạng thái lừ đừ, thở yếu... Nếu nặng có thể ngừng thở từng cơn, tim đập không đều. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng.
Trẻ em rất hay bị ngạt mũi vì vậy các bà mẹ chú ý, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ, rửa mũi cho trẻ. Khi trẻ bị bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ để tránh những tai biến đáng tiếc.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Thuốc chống nôn dùng trong thai kỳ
Thứ Năm, tháng 3 10, 2016
sống khỏe
No comments
Vào buổi sáng khi thức dậy, có thai phụ chỉ lợm giọng buồn nôn nhưng không nôn, có người lại nôn. Nếu nhẹ thì không cần dùng thuốc, chỉ cần ăn thức ăn lỏng chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên có khi nôn rất nặng, nôn suốt cả ngày; nôn hết thức ăn thì nôn ra nước và dịch mật, hết nước và dịch mật thì nôn khan gây mất nước và điện giải. Những trường hợp nặng như vậy phải cần nhập viện để điều trị.
Nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ chiếm 90% trường hợp. Nguyên nhân là do tăng nội tiết tố hCG. 3 tháng đầu thai kỳ là thời gian thai hình thành và phát triển các cơ quan chức năng, nên rất dễ bị dị tật do thuốc. Vì vậy chọn lựa thuốc cho thai phụ là vấn đề rất quan trọng. Thai phụ nên đi khám bác sĩ để loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa, kế đến bác sĩ sẽ cho loại thuốc phù hợp. Sau đây là một số loại thuốc chống nôn thường dùng cho thai phụ:
Bình thường khi có thai phụ nữ cần bổ sung lượng vitamin B6 khoảng 10mg/ngày. Nếu bị nôn thai phụ cần uống 15 – 20mg/ngày chia 3 lần. Với liều này không có tác hại gì cho thai nhi và thai phụ. Vitamin B6 được xem là thuốc đầu tay trong phòng chống nôn cho người có thai.
Kinh nghiệm dân gian dùng gừng tươi xắt lát rồi chấm muối và nhai. Nếu thai phụ dưới 20 tuần bị nôn nghiêm trọng, có thể dung bột gừng khô. Gừng có tính chất chống nôn là do làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột. Gừng không có tác hại gì cho thai phụ và thai nhi.
Một khi dùng gừng, vitamin B6 không có hiệu quả thì phải dùng các thuốc sau theo hướng dẫn của bác sĩ:
Thuốc có chứa magie
Có tác dụng làm giảm co thắt của các cơ trơn, lợi mật, chống co thắt đường mật.
Khi mới bắt đầu mang thai phụ nữ rất dễ có triệu chứng buồn nôn
Thuốc kháng histamin
Bản thân thai phụ không những bị nôn mà còn có thể bị dị ứng hay tình trạng thai nghén làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như chàm, mày đay, vì vậy thai phụ cần dùng đến thuốc kháng histamin. Nhóm thuốc này có rất nhiều loại nhưng chỉ có một số ít đã được thử nghiệm trên động vật và trên người khẳng định tính an toàn đối với thai ở liều điều trị mới được dùng cho thai phụ như chlopheniramin, diphenylhydramin, loratadin, cetirizin.
Những loại thuốc tuy thử trên động vật chưa thấy gây hại và dị tật thai nhưng trên người chưa có đủ thông tin tin cậy khẳng định tính an toàn với thai nhi thì tuyệt đối không nên dùng như ketotifen, desloratadin, hydroxyzin, fexofenadin.
Trong thực tiễn lâm sàng, chống nôn cho người có thai vào giai đoạn cuối thai kỳ không dùng diphenylhydramin vì thuốc gây hại cho thai. Nếu nôn trong suốt thai kỳ, bác sĩ thường dùng meclozin vì thuốc có tác dụng kéo dài.
Tóm lại, phụ nữ mang thai rất dễ bị nôn trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu, để hạn chế các triệu chứng khó chịu này các bà mẹ cần chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn các thức dễ gây kích thích như chua, cay, đồ uống chứa cồn, cafein, thức ăn có mùi nặng như mắm tôm... Khi các triệu chứng này lặp lại nhiều các mẹ cần áp dụng những biện pháp đơn giản như bổ sung vitamin B6, dùng gừng..., Nếu áp dụng các biện pháp này không có kết quả thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc chống nôn hiệu quả.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016
Thận trọng khi dùng thực phẩm chức năng cho gan
Thứ Hai, tháng 3 07, 2016
sống khỏe
No comments
Số người mắc bệnh về gan ở nước ta ngày càng tăng nên hiện trên thị trường tràn lan rất nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gan. Nhiều người sử dụng chỉ dựa vào những lời quảng cáo mà không nhận biết được thực chất loại đó có phù hợp với thể trạng cũng như bệnh của mình hay không.
TS. Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, cho biết: “Thực phẩm chức năng hiện có 2 loại: loại thật sự giúp ích cho hỗ trợ điều trị bệnh gan và loại chỉ có giá trị chung trong việc giúp cơ thể chuyển hóa các chất đạm, đường, mỡ hay còn gọi là bồi dưỡng cơ thể.
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc điều trị mà dùng để hỗ trợ điều trị, làm cơ thể khỏe hơn, gan tốt lên, tăng cường sức đề kháng. Không phải tất cả các loại thực phẩm chức năng đều mang lại hiệu quả. Người dân không hiểu biết dùng lâu dài thực phẩm chức năng có thể sẽ bị tăng men gan, giảm bạch cầu, gây tốn kém. Do đó, người bệnh cần phải được khám bệnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ”.
Để chọn được loại thực phẩm chức năng vừa hỗ trợ điều trị lại không ảnh hưởng sức khỏe, TS Lan cũng đưa ra lời khuyên, sử dụng không đúng và quá liều đều độc hại. Với các loại thuốc điều trị, bác sĩ đều quy định liều lượng cụ thể từng ngày thì thực phẩm chức năng cũng tương tự, dùng thuốc không đúng chỉ dẫn không chỉ gây tốn kém mà còn khiến bệnh nặng thêm.
Để chọn được loại thực phẩm chức năng vừa hỗ trợ điều trị lại không ảnh hưởng sức khỏe, TS Lan cũng đưa ra lời khuyên, sử dụng không đúng và quá liều đều độc hại. Với các loại thuốc điều trị, bác sĩ đều quy định liều lượng cụ thể từng ngày thì thực phẩm chức năng cũng tương tự, dùng thuốc không đúng chỉ dẫn không chỉ gây tốn kém mà còn khiến bệnh nặng thêm.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Ho có đờm, dùng thuốc gì?
Thứ Hai, tháng 3 07, 2016
sống khỏe
No comments
Để điều trị ho cần trị nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng cần phải dùng đến thuốc để giảm ho.
Khi bị ho có đờm (thấy nặng ngực, cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm, có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả...) có thể dùng một số thuốc sau: terpin hydrat, acetylcystein, bromhexim... Khi dùng các thuốc này cần lưu ý:
Terpin hydrat là thuốc có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy phế quản, có tác dụng long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đờm ra ngoài. Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh nhờn thuốc.
Tránh ăn uống đồ quá nóng dễ gây kích thích vòm họng
Acetylcystein (thuốc tiêu chất nhày) có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm để tạo thuận lợi cho đờm dễ thoát ra ngoài bằng phản ứng ho. Thuốc dùng tốt trong các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn nôn, nôn hoặc co thắt phế (hiếm gặp)...
Nếu dùng dạng dung dịch có thể pha loãng để giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc. Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc. Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian dùng thuốc acetylcystein.
Bromhexin hydroclorid cũng là thuốc tiêu đờm (long đờm), có tác dụng điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Không dùng thuốc này phối hợp với thuốc giảm (chống) ho, vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh hen (vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm), người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả (nguy cơ ứ đờm ở những trường hợp này). Thời gian dùng thuốc không được kéo dài quá 8-10 ngày nếu chưa có ý kiến thầy thuốc. Khi dùng các thuốc này cần uống nhiều nước để giúp làm lỏng đờm quánh.
Nói chung người bệnh cần uống nhiều nước, tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nếu ho kéo dài người bệnh cần đi khám để bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Không phải thuốc tiêm là nhanh khỏi bệnh
Thứ Hai, tháng 3 07, 2016
sống khỏe
No comments
Bé Phúc nhà chị Thanh bị sốt cao và ho. Chị Thanh đã mua thuốc hạ sốt rồi cả kháng sinh về cho con uống nhưng cứ hết thuốc là con lại sốt lên, không đỡ.
- Hay con cho cháu đi khám rồi nhờ bác sĩ tiêm cho nhanh khỏi, chứ để ở nhà thế này, mình biết thế nào?
Chị Thanh nghe lời mẹ chồng, đưa con đi khám ở phòng mạch tư, bác sĩ cho biết, cháu Phúc bị viêm phế quản và kê đơn thuốc kháng sinh về uống. Chị Thanh thấy bác sĩ kê thuốc uống tỏ vẻ không yên tâm nên khẩn khoản đề nghị:
- Bác sĩ cứ kê thuốc kháng sinh loại tiêm rồi tiêm cho cháu.
- Sao chị lại thích dùng thuốc tiêm?
- Dạ, em nghĩ là thuốc tiêm trực tiếp vào máu sẽ nhanh hơn ạ.
Thấy quan niệm của chị Thanh chưa đúng nên bác sĩ nán lại, lựa lời giải thích cho chị rõ:
- Uống thuốc là một trong những cách điều trị cơ bản lâu đời của cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Bằng cách này thuốc được hấp thu qua đường tiêu hoá từ từ, tương đối phù hợp với sinh lý và đặc biệt hiếm khi gây phản ứng tức thì đe doạ đến tính mạng người dùng. Và, trong hầu hết các trường hợp đau yếu thông thường thuốc uống hoàn toàn đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Còn thuốc tiêm (có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch) là một tiến bộ của y học.
Thuốc tiêm có ưu điểm là được hấp thu nhanh, trực tiếp vào máu do đó thường cho tác dụng nhanh, mạnh và đầy đủ hơn. Nhưng thuốc tiêm lại có nhiều nhược điểm như hay gây sốc phản vệ, vì vậy, tỷ lệ rủi ro cao hơn nhiều so với đường uống.
Hơn nữa, nếu không vô trùng tốt dụng cụ tiêm truyền còn làm lây truyền bệnh qua đường máu. Khi tiêm người bệnh sẽ đau đớn hơn và thuốc tiêm bao giờ cũng đắt hơn thuốc uống... Người ta chỉ dùng thuốc tiêm trong các trường hợp cấp cứu hoặc với các ca bệnh không thể dùng thuốc uống được... và việc tiêm thuốc này phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có điều kiện về trình độ và trang thiết bị, chứ không thể mang thuốc về nhà tự tiêm được. Vậy bây giờ chị còn thích lựa chọn thuốc tiêm cho con nữa không?
Nghe bác sĩ giải thích, chị Thanh đã hiểu ra vấn đề nên chị chỉ còn biết im lặng tuân theo chỉ định của bác sĩ.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408