VĂN PHÒNG 0906143408
This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016
Omega-3 giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ béo phì
Thứ Hai, tháng 3 07, 2016
sống khỏe
No comments
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 266 phụ nữ đã mãn kinh có mật độ mô vú cao với thể trọng bình thường, dư cân và béo phì. Mục đích nghiên cứu là đo những thay đổi về mật độ mô vú trong vòng 2 năm.
Những người tham gia được chia thành 5 nhóm trị liệu khác nhau: 2 nhóm dùng thuốc kháng estrogen Raloxifene với liều 60 mg/ngày và 30 mg/ngày, 1 nhóm dùng thuốc chứa omega-3 Lovaza 4 mg/ngày, 1 nhóm dùng 30 mg Raloxifene kết hợp với 4 mg Lovaza và nhóm còn lại đối chiếu không được điều trị.
Sau 2 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy có mối liên quan giữa mức độ axít béo omega-3 trong máu với sự giảm thiểu mật độ mô vú nhưng chỉ ở những phụ nữ béo phì.
Nghiên cứu nêu khả năng acid béo omega-3 có thể kéo giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ béo phì đã mãn kinh. Ảnh: MNT
Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, phụ nữ có mật độ mô vú cao có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn từ 4 đến 6 lần so với phụ nữ có mật độ mô vú thấp. TS Manni giải thích: “Axít béo omega-3 có tác dụng kháng viêm và đó là một trong những lý do khiến chúng tôi tình nghi nó có thể đặc biệt công hiệu với phụ nữ béo phì”.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Thuốc nhỏ mũi cũng có thể gây độc cho trẻ nhỏ
Thứ Hai, tháng 3 07, 2016
sống khỏe
No comments
Thấy con trai bị ngạt mũi, khó thở, còn khi bú thì con lại không thở được, nên cứ khóc hoài. Sốt ruột chẳng biết làm sao, chị Thương lấy ngay lọ thuốc naphazolin có sẵn trong tủ thuốc gia đình ra để nhỏ cho con. Sau một giờ nhỏthuốc chống ngạt mũi chị Thương thấy con chân tay lạnh ngắt, môi tím tái, người lừ đừ… chị tức tốc đưa con đi bệnh viện cấp cứu.
Sau khi cấp cứu cho cháu bé và nghe chị Thương kể lại đầu đuôi sự việc, bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi.
Naphazolin là thuốc dùng để chống ngạt mũi, và đây cũng là một thuốc được dùng phổ biến. Do có tác dụng co mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi, làm thông mũi nhanh. Khi bị ngạt, tắc mũi, nhỏ thuốc này vào chỉ vài phút là hết ngạt nên nhiều người đã lạm dụng thuốc. Tuy nhiên không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 7 tuổi vì rất dễ gây ngộ độc, nhất là ở trẻ nhỏ.
Sau khi cấp cứu cho cháu bé và nghe chị Thương kể lại đầu đuôi sự việc, bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi.
Naphazolin là thuốc dùng để chống ngạt mũi, và đây cũng là một thuốc được dùng phổ biến. Do có tác dụng co mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi, làm thông mũi nhanh. Khi bị ngạt, tắc mũi, nhỏ thuốc này vào chỉ vài phút là hết ngạt nên nhiều người đã lạm dụng thuốc. Tuy nhiên không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 7 tuổi vì rất dễ gây ngộ độc, nhất là ở trẻ nhỏ.
Các trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi loại co mạch này thường xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi sau khoảng từ 30 phút đến 2 giờ sử dụng. Các biểu hiện ngộ độc thường là vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhanh chóng đi vào trạng thái lừ đừ, thở yếu... Nếu nặng có thể ngừng thở từng cơn, tim đập không đều. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng.
Trẻ em rất hay bị ngạt mũi vì vậy các bà mẹ chú ý, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ, rửa mũi cho trẻ. Khi trẻ bị bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ để tránh những tai biến đáng tiếc.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Thuốc chống nôn dùng trong thai kỳ
Thứ Hai, tháng 3 07, 2016
sống khỏe
No comments
Vào buổi sáng khi thức dậy, có thai phụ chỉ lợm giọng buồn nôn nhưng không nôn, có người lại nôn. Nếu nhẹ thì không cần dùng thuốc, chỉ cần ăn thức ăn lỏng chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên có khi nôn rất nặng, nôn suốt cả ngày; nôn hết thức ăn thì nôn ra nước và dịch mật, hết nước và dịch mật thì nôn khan gây mất nước và điện giải. Những trường hợp nặng như vậy phải cần nhập viện để điều trị.
Nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ chiếm 90% trường hợp. Nguyên nhân là do tăng nội tiết tố hCG. 3 tháng đầu thai kỳ là thời gian thai hình thành và phát triển các cơ quan chức năng, nên rất dễ bị dị tật do thuốc. Vì vậy chọn lựa thuốc cho thai phụ là vấn đề rất quan trọng. Thai phụ nên đi khám bác sĩ để loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa, kế đến bác sĩ sẽ cho loại thuốc phù hợp. Sau đây là một số loại thuốc chống nôn thường dùng cho thai phụ:
Bình thường khi có thai phụ nữ cần bổ sung lượng vitamin B6 khoảng 10mg/ngày. Nếu bị nôn thai phụ cần uống 15 – 20mg/ngày chia 3 lần. Với liều này không có tác hại gì cho thai nhi và thai phụ. Vitamin B6 được xem là thuốc đầu tay trong phòng chống nôn cho người có thai.
Kinh nghiệm dân gian dùng gừng tươi xắt lát rồi chấm muối và nhai. Nếu thai phụ dưới 20 tuần bị nôn nghiêm trọng, có thể dung bột gừng khô. Gừng có tính chất chống nôn là do làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột. Gừng không có tác hại gì cho thai phụ và thai nhi.
Một khi dùng gừng, vitamin B6 không có hiệu quả thì phải dùng các thuốc sau theo hướng dẫn của bác sĩ:
Thuốc có chứa magie
Có tác dụng làm giảm co thắt của các cơ trơn, lợi mật, chống co thắt đường mật.
Khi mới bắt đầu mang thai phụ nữ rất dễ có triệu chứng buồn nôn
Thuốc kháng histamin
Bản thân thai phụ không những bị nôn mà còn có thể bị dị ứng hay tình trạng thai nghén làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như chàm, mày đay, vì vậy thai phụ cần dùng đến thuốc kháng histamin. Nhóm thuốc này có rất nhiều loại nhưng chỉ có một số ít đã được thử nghiệm trên động vật và trên người khẳng định tính an toàn đối với thai ở liều điều trị mới được dùng cho thai phụ như chlopheniramin, diphenylhydramin, loratadin, cetirizin.
Những loại thuốc tuy thử trên động vật chưa thấy gây hại và dị tật thai nhưng trên người chưa có đủ thông tin tin cậy khẳng định tính an toàn với thai nhi thì tuyệt đối không nên dùng như ketotifen, desloratadin, hydroxyzin, fexofenadin.
Trong thực tiễn lâm sàng, chống nôn cho người có thai vào giai đoạn cuối thai kỳ không dùng diphenylhydramin vì thuốc gây hại cho thai. Nếu nôn trong suốt thai kỳ, bác sĩ thường dùng meclozin vì thuốc có tác dụng kéo dài.
Tóm lại, phụ nữ mang thai rất dễ bị nôn trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu, để hạn chế các triệu chứng khó chịu này các bà mẹ cần chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn các thức dễ gây kích thích như chua, cay, đồ uống chứa cồn, cafein, thức ăn có mùi nặng như mắm tôm... Khi các triệu chứng này lặp lại nhiều các mẹ cần áp dụng những biện pháp đơn giản như bổ sung vitamin B6, dùng gừng..., Nếu áp dụng các biện pháp này không có kết quả thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc chống nôn hiệu quả.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016
Không dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày
Thứ Năm, tháng 3 03, 2016
sống khỏe
No comments
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh.
Nước muối sinh lý (natri clorid) hay nước muối được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người. Nước muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Nước muối sinh lý giúp giảm viêm, rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng, làm đường thở thông thoáng, hít thở dễ dàng hơn.
Nước muối sinh lý (natri clorid) hay nước muối được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người. Nước muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Nước muối sinh lý giúp giảm viêm, rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng, làm đường thở thông thoáng, hít thở dễ dàng hơn.
Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi. Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi, vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bẩn.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Khỏi đau răng lại đau dạ dày...
Thứ Năm, tháng 3 03, 2016
sống khỏe
No comments
Bà Tâm bị đau răng, đã uống thuốc rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
Đang lúc não nề thì chị Hương - cô con gái lớn của bà lại đến thăm. Chị Hương đưa cho mẹ mấy viên thuốc rồi bảo mẹ uống, chị hồ hởi bảo: Con xin chị bạn ở cơ quan mấy viên thuốc này cho mẹ, chị ấy bảo thuốc này giảm đau tốt lắm.
Một số thuốc có tác dụng phụ gây loét dạ dày
Bà Tâm mới uống thuốc được nửa tiếng mà thấy đỡ đau hẳn, đã ăn được bát cơm. Thật là dễ chịu.
Hôm sau, bà lại uống 2 viên thuốc nữa khi thấy răng đau nhức, nhưng đến chiều thì bà thấy đau bụng, rồi nôn ra máu... Thế là phải đi cấp cứu.
Sau 5 ngày nằm viện, khi tình trạng chảy máu đã hết và sức khỏe ổn định, bà Tâm mới được ra viện. Lúc này, chị Hương mới biết: Bà Tâm bị xuất huyết tiêu hóa do mấy viên thuốc giảm đau. Đó chính là thuốc aspirin - loại thuốc hạ sốt giảm đau, nhưng nó có tác dụng phụ trên niêm mạc dạ dày, gây loét và xuất huyết tiêu hóa. Do vậy, bệnh nhân phải được chỉ định của bác sĩ mới được dùng thuốc này và phải uống thuốc khi no chứ không được tự ý sử dụng mà lợi bất cập hại.
Chị Hương cứ day dứt tự trách bản thân vì thiếu hiểu biết mà mang thêm bệnh cho mẹ. Nhẽ ra, chị nên đưa mẹ đến bác sĩ nha khoa để khám bệnh thì đâu đến nỗi. Chỉ vì tiết kiệm thời gian đưa mẹ đi khám bệnh mà mẹ chị phải khổ.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Nguy hiểm khi lạm dụng thuốc chứa corticoid bôi ngoài da
Thứ Năm, tháng 3 03, 2016
sống khỏe
No comments
Khi bị các bệnh về da, nhiều người vô tình (do không biết) hoặc cố ý đã mua thuốc có chứa corticoid về bôi, thấy hiệu quả nên lạm dụng dùng, thậm chí còn mách nhau sử dụng.
Corticoid dùng điều trị các bệnh ngoài da gồm các dạng mỡ, dung dịch, gel, cream... Một số thuốc bôi có chứa corticoid như dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucina...
Các thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh như chàm, vẩy nến, các bệnh da có viêm... nhưng nếu sử dụng không đúng chỉ định, không đúng cách dùng sẽ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, tai biến do thuốc.
Trứng cá hoặc tổn thương da dạng trứng cá, rạn da, giãn mạch, rậm lông, làm chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm, virus… là nững tác dụng phụ thường gặp nhất khi bôi các thuốc có chứa coricoid. Đối với loại corticoid có hoạt tính mạnh có thể gây teo da (nhất là khi bôi ở những vùng da mỏng, có nếp gấp)…
Các tác dụng phụ sẽ càng nặng hơn nếu bôi thuốc mà băng bịt kín lâu dài không có sự theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc. Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh…
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của corticoid cần sử dụng đúng chỉ định, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Trường hợp bôi thuốc quá ít sẽ kém tác dụng, hoặc quá nhiều sẽ lãng phí và nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra sẽ lớn hơn. Các vùng da khác nhau có đặc điểm giải phẫu khác nhau và khả năng hấp thu thuốc cũng khác nhau, vì thế nên dùng thuốc có độ mạnh, yếu khác nhau cho phù hợp với người bệnh, lứa tuổi và vùng da bị bệnh.
Cần sử dụng đúng cách và có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc. Khi bôi thuốc tránh bôi trên một vùng da rộng (đặc biệt với loại có hoạt tính mạnh và cực mạnh) vì dễ gây biến chứng toàn thân. Cần hạn chế tối đa dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
Giảm tác dụng phụ khi dùng aspirin
Thứ Năm, tháng 3 03, 2016
sống khỏe
No comments
Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, nhưng do có nguy cơ gây tác dụng phụ loét đường tiêu hóa, chảy máu kéo dài…nên aspirin thường được thay paracetamol.
Thuốc còn được dùng để giảm đau, chống viêm (trong các bệnh xương khớp) và dự phòng biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao. Cần lưu ý, không sử dụng aspirin để phòng đau tim hoặc đột quỵ ở những người khỏe mạnh.
Để giảm bớt tác dụng phụ trên đường tiêu hoá các nhà sản xuất đã sản xuất ra các dạng bào chế: viên bao phim, viên sủi, sử dụng các tá dược “che chở” nhằm mục đích giảm sự tiếp xúc trực tiếp của phân tử thuốc với niêm mạc đường tiêu hoá như dạ dày, ruột...
Những năm gần đây, do phát hiện được thụ thể COX liên quan đến việc tổng hợp prostaglandin, tạo chất nhày bảo vệ dạ dày, còn thụ thể COX1 chịu trách nhiệm về các phản ứng viêm -đau- sốt nên những hợp chất mới có tác dụng chọn lọc trên thụ thể COX1 ra đời như meloxicam, celecocib… với hy vọng làm giảm tác dụng phụ trên dạ dày. Nhưng do tác dụng chọn lọc chưa đủ mạnh nên cho đến thời điểm hiện nay chưa có chất nào thực sự không gây loét dạ dày.
Vì vậy, đối với người bệnh để dùng thuốc an toàn hơn và hạn chế (khắc phục) tác dụng gây hại đường tiêu hóa, khi dùng aspirin nói riêng và các thuốc giảm đau, kháng viêm không sterroid cần chú ý:
Đối với dạng viên nén trần (không có màng bao đặc biệt) nên uống thuốc vào bữa ăn. Khi uống nên nhai viên thuốc và uống kèm theo một cốc nước to (khoảng 200 ml).
Đối với loại viên bao tan trong ruột (loại bao cả viên) phải uống xa bữa ăn để thuốc khi vào dạ dày được đẩy nhanh xuống ruột non, tan ra và hấp thu tại đây. Nếu uống thuốc vào lúc no thuốc sẽ được giữ lại cùng với thức ăn ở dạ dày lâu hơn, chưa xuống được ruột non thuốc đã tan ra rồi. Như vậy sẽ không phát huy được tác dụng của thuốc.
Đối với dạng viên sủi bọt hoặc dạng thuốc bột uống, cần hoà tan thành dung dịch trước khi uống (ví dụ gói thuốc bột aspegic).
Người ta cũng có thể dùng kèm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid với các thuốc chống loét dạ dày như các chất kháng thụ thể H2 (cimetidin, ranitidine…), các chất chẹn bơm proton (omeprazol, lanzoprazol).
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408