Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Thuốc điều trị viêm cầu thận do đái tháo đường

Viêm cầu thận là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Vậy có cách gì để phòng ngừa bệnh?


Đái tháo đường là một bệnh thường gặp ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh này tùy theo địa dư, chủng tộc, mức sống, lối sống và ngày càng có xu hướng tăng lên. Viêm cầu thận là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Vậy có cách gì để phòng ngừa bệnh?
Bệnh cầu thận đái tháo đường là gì?
Thuật ngữ “Bệnh cầu thận đái tháo đường” chỉ bệnh lý cầu thận thứ phát do ảnh hưởng của đái tháo đường lên thận. Bệnh cầu thận đái tháo đường được xác định do thay đổi thành phần hóa học của màng đáy cầu thận và tổ chức gian mạch. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng của bệnh đái tháo đường như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút... 
Suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chù kỳ do viêm cầu thận đái tháo đường đứng hàng thứ hai sau viêm cầu thận mạn tính. Biện pháp dự phòng các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra tốt nhất là kiểm soát đường huyết tốt, luôn giữ đường huyết ở mức an toàn.
Thận bị suy (trái) và thận bình thường (phải).
Thận bị suy (trái) và thận bình thường (phải)
Thuốc điều trị đái tháo đường
Tùy theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn thuốc điều trị cho hợp lý. Khi điều trị phải kiểm soát chặt chẽ đường huyết, đặc biệt đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c. Một số thuốc cụ thể là:
Insulin: có loại tác dụng nhanh, tác dụng chậm và tác dụng rất chậm. Thường chỉ dùng trong điều trị đái tháo đường týp I. Khi dùng phải chú ý đến đường huyết của bệnh nhân đề phòng hạ đường huyết.
Nhóm sulfonylure: thế hệ 1 có tolbutamid viên 250mg, 500mg và 1.000mg; chlorpropamid viên 100mg và 250mg...; thế hệ 2 có  diamicron (viên 80mg), daonil (viên 5mg)..., nhóm này có tác dụng gây tăng bài tiết insulin, tuy nhiên khi dùng phải chú ý nguy cơ gây hạ đường huyết, thuốc độc với gan - thận, gây tăng acid lactic và có một tỷ lệ nhất định dị ứng thuốc.
Nhóm biguanid: metformin, viên 500mg, 850mg. Nhóm này có tác dụng tăng hiệu lực của insulin ở ngoại vi. Thuốc không được dùng cho người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai, người có rối loạn chuyển hóa. Thuốc gây tăng acid lactic.
Nhóm ức chế men anpha glycosidase: glucobay viên 50mg, thuốc không dùng cho người suy gan thận, người có ceton niệu.
Thuốc khống chế tăng huyết áp
Trong viêm cầu thận đái tháo đường, tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ, mục tiêu cần đạt được là đưa huyết áp tối đa < 130mmHg, và huyết áp tối thiểu < 85mmHg. Tùy từng trường hợp có thể sử dụng một số thuốc sau để điều trị.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển: có một số biệt dược như renitec, coversyl, lopril, zestrril, nhóm này dùng tốt nhất trong trường hợp đái tháo đường/THA. Tác dụng phụ: gây ho, tăng kali máu, không dùng trong hẹp khít van động mạch chủ, động mạch thận.
Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II như: losartan, telmisartan.
Nhóm chẹn beta giao cảm: propranolol, atenolol, pindolol...
Nhóm chẹn kênh calci: có một số biệt dược hay dùng như nifedipin, amlor, plendil viên 5mg; madiplot viên 10mg, 20mg. Nhóm thuốc này có ưu điểm là hạ huyết áp tốt, tác dụng kéo dài. Tuy nhiên có nhược điểm là có thể gây nhịp tim nhanh, bốc hỏa ở mặt.
Thuốc có tác dụng trung ương: methyldopa, clonidin.
Thuốc giãn mạch ngoại biên: dihydralazin.
Tuy nhiên hai nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn để khống chế huyết áp trong bệnh viêm cầu thận đái tháo đường là nhóm ức chế men chuyển có tác dụng bảo vệ tim mạch và nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có tác dụng bảo vệ thận.
Thuốc điều chỉnh tăng mỡ máu
Rối loạn lipid máu, đặc biệt là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL cholesterol) là những yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim trong bệnh viêm cầu thận đái tháo đường. Do đó, ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý, có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm fibrat, statin để điều trị.
Ngoài các thuốc chính trên, còn có thể sử dụng các thuốc chống đông máu, chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, aspegic..., nếu có toan hóa máu thì dùng dung dịch natribicarbonat, nếu có tăng kali máu, có thể sử dụng dung dịch natribicarbonat hoặc calcium tiêm tĩch mạch để trao đổi ion. Khi có suy thận giai đoạn III hoặc IV cần có lọc ngoài thận chu kỳ.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý đối với người viêm cầu thận đái tháo đường là vấn đề hết sức quan trọng. Trong chế độ ăn phải giảm glucid, nếu có suy thận cần giảm thêm protid. Cần cung cấp đủ năng lượng theo mức lao động với mức 30 - 40Kcal/kg cân nặng/ngày với tỷ lệ glucid từ 45 - 50%, protid từ 15 - 20%, lipid khoảng 35%.
Theo dõi và điều trị tốt đái tháo đường với chế độ ăn giảm glucid, khống chế huyết áp, điều chỉnh rối loạn mỡ máu kèm theo hoạt động thể lực hợp lý có thể làm chậm xuất hiện viêm cầu thận đái tháo đường, từ đó làm chậm diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối cũng như làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tránh tai biến hạ đường huyết khi dùng insulin


Muốn tránh hạ đường huyết, người bệnh nếu có nguyện vọng dùng thuốc phối hợp thì phải khám lại bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn chu đáo.
Trước đây thuốc tiêm insulin chỉ dùng cho đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1, thuốc uống chỉ dùng cho ĐTĐ týp 2. Trong khi đó, trong số người ĐTĐ chỉ có 10% thuộc týp 1, còn 90% thuộc týp 2. Do đó, tần suất sử dụng insulin không cao. 
Sau 2005, đặc biệt sau khi có hướng dẫn của Hội ĐTĐ Mỹ (2010), việc dùng các nhóm thuốc này có thay đổi. Với ĐTĐ týp 1, giai đoạn đầu chỉ dùng insulin song giai đoạn sau có thể dùng insulin kết hợp với các thuốc uống như acarbose (làm giảm hấp thu glucose). 
Với ĐTĐ týp 2, giai đoạn đầu chỉ dùng thuốc uống nhưng giai đoạn sau có thể phối hợp với thuốc tiêm insulin. Việc phối hợp như vậy có lợi về mặt điều trị, làm tăng đáng kể tần suất sử dụng insulin, do đó cần dùng đúng để không tăng thêm tai biến do việc tăng tần suất sử dụng này.
Tránh tai biến hạ đường huyết khi dùng insulin 1
Ảnh minh họa
Tai biến khi dùng insulin là hạ đường huyết, gọi là sốc insulin. Theo quy ước, hạ đường huyết là đường huyết xuống mức < 70mg/dL, nặng hơn nữa là ≤ 50mg/dL. Người bị ĐTĐ thường bị hạ đường huyết nặng khoảng 1,15 lần/năm; nhẹ 16,37 lần/năm.
Hạ đường huyết nặng bị vã mồ hôi, choáng váng, loạng choạng, hạ huyết áp, tim nhanh và loạn, nặng hơn là trụy tim mạch, mất ý thức, hôn mê... có thể dẫn đến tử vong. 
Hạ đường huyết nhẹ có cảm giác đói, mệt mỏi... cũng có khi biểu hiện không rõ, không nhận biết được, song nếu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng gây tác hại như hạ đường huyết nặng. Nếu cứ để cơn hạ đường huyết nhẹ lặp đi lặp lại, cơ thể sẽ quen đi với các biểu hiện này, chỉ khi có cơn hạ huyết áp nặng mới nhận biết được thì đã quá muộn.
Thường có 4 nguyên nhân gây hạ đường huyết gián tiếp hay trực tiếp do insulin gây ra:
Do ăn uống, hoạt động thất thường:
Ăn uống làm tăng lượng đường hấp thu vào máu (tăng đường huyết). Hoạt động làm tăng lượng đường tiêu thụ (giảm đường huyết). Dùng thuốc làm tăng dung nạp glucose vào cơ não, vào gan (giảm đường huyết).
Điều trị ĐTĐ là phối hợp ăn uống, hoạt động, dùng thuốc hợp lý… để tổng cộng các mức tăng mức giảm đường huyết lại, sẽ có một mức đường huyết ngang với mức bình thường. Nếu vẫn giữ mức dùng thuốc với liều như cũ mà ăn uống thất thường (chậm bữa, ăn ít hơn, bỏ bữa) hay hoạt động quá mức (làm việc quá nhiều, làm việc nặng) thì sẽ bị hạ đường huyết.
Như vậy, muốn tránh hạ đường huyết không chỉ dùng đúng liều insulin là đủ mà còn phải ổn định cả việc ăn uống hoạt động.
Do xử lý không đúng khi bị tăng đường huyết:
Khi bị tăng đường huyết, nếu người bệnh tự ý tăng liều, tăng số lần dùng insulin sẽ có thể dẫn đến tác dụng ngược là bị hạ đường huyết. Việc kiểm soát đường huyết là cần, nhưng không được hạ đường huyết quá nhanh, quá mạnh, không làm hạ đường huyết xuống mức quá thấp, kiểm soát đường huyết bằng biện pháp nào, ở mức nào, do thầy thuốc quyết định.
Muốn tránh hạ đường huyết thì khi bị tăng đường huyết, người bệnh nhất thiết phải nhập viện, tuân thủ mọi chỉ định kiểm soát đường huyết của thầy thuốc.
Do không biết cách tính, cách dùng bút tiêm insulin dẫn tới quá liều:
Phần lớn người ĐTĐ thường có máy đo đường huyết tự động, bút tiêm insulin. Người bệnh có thể tính liều dựa vào thân trọng, điều chỉnh liều phù hợp với bữa ăn. Tuy nhiên, nếu không thạo tính toán, thao tác sai (không trộn đều thuốc, nhầm lẫn khi lấy thuốc cho mỗi lần tiêm) sẽ dẫn đến lấy sai lượng insulin. 
Nếu lấy quá số lượng cần, sẽ dùng quá liều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Cũng có khi người bệnh tự ý dùng liều dự phòng nhằm tránh tăng đuờng huyết nhưng kết quả mang lại là gây hạ đường huyết.
Muốn tránh hạ đường huyết, người bệnh phải học cách tính, cách dùng bút tiêm insulin thành thạo, không tự ý dùng liều dự phòng.
Do phối hợp insulin và các thuốc ĐTĐ khác chưa đúng:
Khuyến nghị chung với ĐTĐ týp 2 là nên dùng sớm insulin (khoảng sau khi mắc bệnh 10 năm). Tuy nhiên, muốn xác định đúng thời điểm dùng insulin thì phải xác định được mức suy yếu tuyến tụy. Điều này không phải tuyến y tế nào cũng làm được mà phải do các cơ sở chuyên khoa (có thầy thuốc kinh nghiệm, có khả năng xét nghiệm).
Thông thường trong ĐTĐ giai đoạn cuối hay phối hợp insulin với metformin. Do metforin có khả năng hạ đường huyết thấp (chỉ làm giảm lượng glucose sinh ra từ glycogen), nên việc phối hợp này ít khi gây ra hạ đường huyết chung, dễ thực hiện.
Trong thực tế ở ĐTĐ týp 2, giai đoạn sau, thầy thuốc cũng có cho phối hợp insulin với sulfonylure với mục đích tận dụng khả năng của tuyến tụy để giảm mức đề kháng insulin, từ đó có thể giảm liều dùng insulin. Nhiều nghiên cứu cho biết việc phối hợp này thường đạt được mục đích đề ra trên. 
Tuy nhiên, đây là một phối hợp khó, nếu tính không khéo liều mỗi thành phần thì khi phối hợp có thể gây ra hạ đường huyết. Khi phối hợp mà gặp sự cố hạ đường huyết, thì phải tính lại liều phối hợp, trước tiên phải giảm liều insulin theo chỉ định của thầy thuốc. 
Người bệnh cần lưu ý: đây là một phối hợp khó, thầy thuốc thường chỉ định cho người bệnh biết dùng thành thạo thuốc (biết dùng thành thạo bút tiêm insulin). 
Trên thị trường, có loại thuốc phối hợp sẵn (insulin + sulfonylure) với hàm lượng ổn định, chỉ dùng được cho một số người (theo sự chỉ định của thầy thuốc), không nên tự ý mua dùng (vì chưa chắc đã phù hợp với mình).

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Những tác dụng chữa bệnh bất ngờ của Viagr


Chống béo phì
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Bonn (Đức) phát hiện, sildenafil - hoạt chất chính tạo nên thuốc Viagra có khả năng biến các tế bào mỡ trắng thành mỡ nâu. Mỡ nâu là loại mỡ đốt cháy calo thay vì lưu trữ chúng ở bụng của người.
Hoạt chất sildenafil cũng có khả năng giảm nguy cơ các biến chứng gây ra do béo phì, trong đó có chứng viêm sưng, vốn có thể dẫn tới bệnh tim. Một số nghiên cứu cho thấy sildenafil không chỉ giúp giải quyết các rắc rối về cương dương mà còn giảm nguy cơ tăng cân không kiểm soát.
Những tác dụng bất ngờ của Viagra
Kết luận này được đưa ra sau một số cuộc thử nghiệm trên chuột cho thấy, loại sinh vật gặm nhấm này khi được dùng Viagra đã trở nên "miễn nhiễm" với chứng béo phì dù được cho ăn uống theo chế độ dinh dưỡng rất giàu chất béo. 

Lý do là hoạt chất sildenafil trong "thần dược phòng the" đã làm tăng sự chuyển hóa của các tế bào mỡ trắng, thủ phạm gây béo phì, thành mỡ nâu, giúp đốt cháy năng lượng từ thức ăn tiêu hóa thành nhiệt năng.
Bên cạnh đó, sildenafil có tác dụng ngăn chặn tế bào mỡ trắng tăng kích cỡ, đồng thời giải phóng các hoóc môn về sau gây chứng viêm sưng, từ đó giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Tăng lực cho vận động viên
Việc sử dụng thuốc kích thích doping để tăng thêm sức lực trong các cuộc thi đấu đã khiến nhiều vận động viên vướng vòng lao lý. Tuy nhiên, điều ít người biết là Viagra cũng có tác dụng tương tự nhưng hoàn toàn chưa bị cấm trong thể thao. 

Tác dụng bất ngờ này của "thần dược phòng the" là nhờ nó làm tăng cường lượng máu đi khắp cơ thể, giúp chống lại các tác động xấu. Đó là lý do Ủy ban chống doping thế giới cũng đang phải xem xét có nên cấm sử dụng Viagra trong thi đấu thể thao hay không.
Những tác dụng chữa bệnh bất ngờ của Viagra
Chống bệnh tim
Mặc dù ẩn chứa rủi ro cho người bệnh tim, nhưng khi Viagra được dùng đúng liều lại có tác dụng lớn trong việc chống suy tim. Công dụng đặc biệt này là nhờ Viagra giúp tim bơm đủ máu đi nuôi cơ thể và cũng giúp bệnh nhân có đủ khả năng tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, loại thần dược cho phái mạnh này còn giúp giảm huyết áp.
Giúp phụ nữ thụ thai tốt hơn
Chắc hẳn nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng, Viagra không chỉ có tác dụng với nam giới mà còn giúp ích cho cả chị em phụ nữ. Viagra nếu dùng qua đường âm đạo sẽ làm tăng đáng kể lượng máu đến niêm mạc tử cung, giúp trứng thụ tinh và phát triển tốt hơn.
Kết quả này được đưa ra sau khi một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, một số trường hợp vô sinh do bất thường của lớp niêm mạc bên trong dạ con đã thụ thai nhờ sử dụng Viagra dạng viên đạn đặt âm đạo. Như vậy, sử dụng Viagra một cách có chọn lọc ở những bệnh nhân có nội mạc tử cung mỏng có thể làm tăng khả năng thành công của thụ tinh trong ống nghiệm.
Thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ sơ sinh thiếu cân
Dù nghe có thể hơi khó tin nhưng Viagra không chỉ có tác dụng kích thích "bản lĩnh đàn ông" mà còn được dùng để điều trị cho trẻ sơ sinh thiếu cân. Nitric oxid có trong Viagra là một thành phần quan trọng giúp trẻ thiếu cân tăng nhanh và duy trì được trọng lượng.Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng về sau.
Chống lại ung thư
Theo một kết quả nghiên cứu do GS Hirofumi Tachibana thuộc Viện cao học Đại học Kyushu, miền Nam Nhật Bản làm chủ nhiệm, Viagra và thành phần trà xanh có thể kết hợp với nhau để chống lại tế bào ung thư.
Trước đó, các nhà khoa học Đức đã sử dụng kỹ thuật di truyền để điều trị khối u ác tính của bệnh ung thư da ở chuột. Khi được điều trị bằng thuốc Viagra, họ đã phát hiện những con chuột này có thể kéo dài được tuổi thọ gấp 2 lần các con chuột khác.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chưa được thử nghiệm trên người và các chuyên gia cũng cảnh báo người dân không tự ý tiến hành phương pháp nói trên tại nhà vì có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Không nên dừng thuốc táo bón đột ngột

Ở kết tràng, dưới tác dụng của các vi khuẩn phân giải đường, lactulose được chuyển thành các acide hữu cơ (acide lactique và acide acétique), các chất này sau đó được đào thải qua phân.

Con gái tôi 4 tuổi, cháu bị táo bón từ nhiều tháng nay. Đi khám bác sĩ cho dùng thuốc duphalac. Xin báo tư vấn giúp tôi dùng thuốc này có tác dụng phụ gì không? Nếu tình trạng táo bón của cháu đã khá hơn tôi có thể dừng thuốc?
Nguyễn Thị Lan (Ninh Bình)
Duphalac có thành phần hoạt chất lactulose là thuốc nhuận trường thẩm thấu, hạ amoniac huyết. Lactulose là một disaccharide tổng hợp. Sau khi uống, chất này đi qua phần trên của ống tiêu hóa mà không bị thay đổi, không bị hấp thu. Ở kết tràng, dưới tác dụng của các vi khuẩn phân giải đường, lactulose được chuyển thành các acide hữu cơ (acide lactique và acide acétique), các chất này sau đó được đào thải qua phân.
Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh táo bón. Tuy nhiên cần lưu ý không nên điều trị táo bón bằng lactulose dài hạn. Dùng lactulose chỉ là một hỗ trợ cho việc điều trị bằng chế độ vệ sinh và ăn uống: ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước, tăng vận động và tập thói quen đi cầu. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, chỉ dùng lactulose khi thật sự cần thiết, do có nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường ở trẻ.
Các tác dụng không mong muốn của lactulose bao gồm trướng bụng và phân lỏng: các rối loạn này có thể xảy ra vào thời gian đầu điều trị, các hiện tượng này sẽ ngưng khi điều chỉnh liều thích hợp. Hiếm khi bị ngứa, đau hậu môn, sụt cân vừa phải.
Như vậy, chị có thể yên tâm cho con dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc khi thấy tình trạng táo bón của con đã được cải thiện vì như vậy cháu rất dễ bị táo bón trở lại và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều trị táo bón đòi hỏi phải rất kiên trì. Mong mẹ con chị thành công!


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Uống thuốc xổ để giảm cân: Đối mặt với nguy hiểm

Thuốc nhuận tràng: đa dạng và có nhiều chống chỉ định
Các thuốc nhuận tràng điều trị táo bón có nhiều loại khác nhau, được chia làm 5 loại chính:
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: làm tăng áp lực thẩm thấu và kéo theo nước vào trong lòng ruột, từ đó làm tăng lượng nước trong phân giúp bài tiết và tống xuất theo phân ra ngoài. Các thuốc này thường dùng làm sạch đại tràng để chuẩn bị soi đại tràng và điều trị táo bón mạn tính. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng, tắc ruột, ung thư trực tràng, mất nước, suy tim.
Chất xơ và chất nhầy: Loại này bao gồm sợi thức ăn hoặc chất nhầy lấy từ tảo biển, có tác dụng làm tăng thể tích phân và tăng độ ngấm nước, được dùng để trị các chứng táo bón vô căn. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày.
Thuốc làm trơn và mềm phân: thành phần dầu vaselin hoặc paraphin có tác dụng xổ cơ học bằng cách ngăn chặn sự hấp thu nước. Lưu ý, trường hợp trào ngược dạ dày thực quản không dùng thuốc này trước khi đi ngủ để phòng dịch trào ngược vào đường hô hấp.
Các thuốc kích thích nhu động: đó là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau, phần lớn chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh.
Thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ: gây kích thích phản xạ đại tiện, sử dụng để thụt tháo khi chuẩn bị nội soi đại trực tràng hoặc cho táo bón khi nằm lâu. Không được dùng kéo dài loại thuốc này.
Thuốc nhuận tràng có tác dụng giảm cân: sự thật hay hoang đường?
Loại thuốc nhuận tràng được những người dư thừa cân nặng uống để giảm cân chủ yếu là 2 loại: thuốc nhuận tràng thẩm thấu và các thuốc kích thích nhu động. Họ uống thuốc nhuận tràng sau bữa ăn tối và muốn loại bỏ tất cả những gì họ ăn một cách nhanh chóng. 
Sau đó, họ kiểm tra trọng lượng và thấy nhẹ cân hơn. Tuy nhiên, họ không dừng lại để suy nghĩ những gì thực sự xảy ra trong cơ thể. Sự thật là khi thức ăn đến ruột già, cơ thể đã hấp thụ gần hết các dưỡng chất trong thực phẩm. Bởi vì sự hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra trong ruột non. Các khoáng chất còn lại, nước và chất bã sau đó được tới ruột già. 
Thuốc nhuận tràng làm việc trên ruột già. Nó ngăn chặn ruột già hấp thụ các khoáng chất cần thiết và nước. Mục đích của giảm cân là loại bỏ lượng calo dư thừa chứ không phải nước và khoáng chất nên thuốc nhuận tràng không nên dùng vào mục đích này. Hội Rối loạn ăn uống quốc gia Mỹ cho biết, ảo tưởng về hiệu quả của thuốc nhuận tràng trong kiểm soát cân nặng là rất hoang đường.
Ở thời điểm mà thuốc nhuận tràng phát huy tác dụng đào thải chất cặn bã thì phần lớn dưỡng chất và calo đã được hấp thụ, do đó hiện tượng được cho là giảm cân thực ra chỉ là mất các loại muối khoáng và nước, nó sẽ được bù lại khi uống nước.
Khi muốn giảm cân cần đi khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Các tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc nhuận tràng là: đau bụng quặn thắt, tiêu chảy mạn tính, đầy hơi, buồn nôn, mất khả năng giữ nước, mất nước, ói mửa, làm suy yếu và làm mềm xương (loãng xương), chảy máu trực tràng. 
Một tác dụng phụ do dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên là làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu, nên lượng kali thấp và có thể dẫn đến các cơn đau tim. Sử dụng thường xuyên, lâu dài các thuốc nhuận tràng dẫn đến tổn thương đường tiêu hóa, không thể phục hồi. Người bệnh phải lệ thuộc thuốc, nếu không dùng thuốc sẽ mắc táo bón mạn tính nghiêm trọng và đau đớn trong thời gian dài. 
Kết quả là làm mất khoáng chất thiết yếu và chất béo của cơ thể dẫn đến xương yếu. Với trường hợp muốn giảm cân nhanh đã cố tình uống thuốc nhuận tràng liều cao và nhiều lần trong ngày thì lại càng nguy hiểm. Sử dụng những thuốc này ở liều cao hơn liều kê đơn, ngay cả khi chỉ một liều duy nhất cao hơn hoặc quá một liều mỗi ngày có thể dẫn tới mất nước nặng và tử vong.
Người trên 55 tuổi, bị mất nước, bị bệnh thận, tắc ruột hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng đến thận là nhóm có nguy cơ cao nhất khi dùng thuốc nhuận tràng ở liều quá cao. Khi sử dụng những thuốc này, cần chú ý đến mọi triệu chứng, bao gồm mất nước, khô miệng, choáng váng, lơ mơ. Rối loạn ở thận do thuốc nhuận tràng gây ra có thể làm giảm bài xuất nước tiểu và gây phù chân. Khi thấy những triệu chứng này xảy ra, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt. Khi bị béo phì mà muốn giảm cân phải đi khám và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Bị thuỷ đậu dùng thuốc như thế nào?

Bệnh thuỷ đậu xảy ra khi nào?
Thuỷ đậu là bệnh do virus varicella zoster vius (VZV) gây nên. Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, nên rất dễ lây. Khi người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, vì vậy bệnh dễ bùng phát thành dịch. 
Trong điều kiện thời tiết đang ẩm thấp như hiện nay là cơ hội cho các loại virus phát triển và phát tán nhanh chóng, trong đó có virut Varicella zoster gây bệnh thủy đậu. Bệnh xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3. Những người có nguy cơ mắc thuỷ đậu cao như trẻ sơ sinh, trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch (điều trị ung thư, nhiễm HIV)…
Sau khi virut xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10 - 20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm virut (mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa, chán ăn...). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những nốt ban đỏ có đường kính vài milimet bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. 
Sau đó, các nốt ban phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8 - 10 tiếng thì vỡ ra và đóng vảy. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.
Hình ảnh trẻ em bị thuỷ đậu

Dùng thuốc gì khi bị thuỷ đậu?
Khi bị thuỷ đậu có thể dùng một số thuốc sau:
Thuốc uống chống virus (như acyclovir...) sẽ làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát.  Dùng thuốc càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi dùng thuốc này một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như buồn nôn, nôn. Đối với người suy giảm miễn dịch khi dùng acyclovir đồng thời với zidovudin có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ.
Với triệu chứng ngứa có thể khắc phục bằng cách uống kháng histamin tổng hợp hoặc bôi kem kháng histamin. Kháng histamin uống có thể dùng chlopheniramin, siro phenergan… Thuốc có thể gây ngủ gà, khô miệng… Đối với trẻ em nên dùng dạng siro nhưng khi dùng cần chú ý để tránh dùng quá liều (các dấu hiệu quá liều ở trẻ em thường gặp nhất là hưng phấn với kích động, ảo giác, mất điều hòa, không phối hợp được động tác, múa vờn và co giật…).
Có thể bôi xanh- methylen, hồ nước, mỡ kháng sinh (mỡ bactroban) và uống uống kháng sinh để chống bội nhiễm vi khẩn.
Trường hợp có sốt cần uống thuốc hạ sốt như paracetamol. Người bệnh cần nằm nghỉ trong thời kỳ có sốt, tránh gãi vì có thể gây sẹo vĩnh viễn.
Bệnh Thủy Đậu có độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Cảnh báo “hậu kháng sinh”


Người dân sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ - Ảnh minh họa: Châu Anh
Người dân sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ - Ảnh minh họa: Châu Anh
Thời gian gần đây có khái niệm gọi là “hậu kháng sinh” được dùng chỉ việc dùng thuốc loại đặc biệt này.
Nếu trước “hậu kháng sinh” có thêm chữ “tác dụng” thì làm người ta vui, còn thêm chữ “thời kỳ” hay “kỷ nguyên” thì làm người ta buồn lo quá đỗi. Vì sao như vậy?
Từng là chuyện vui
Trước hết, hãy nói chuyện vui. Trong sử dụng kháng sinh, nếu các thầy thuốc biết và sử dụng nhuần nhuyễn “tác dụng hậu kháng sinh” sẽ thu lợi rất nhiều.
Điều ai cũng biết, mục tiêu của việc dùng kháng sinh là trị bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả. Tức dùng nó tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh, hoặc không tiêu diệt cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn để sức đề kháng cơ thể tiêu diệt chúng.
Muốn làm được điều vừa kể, ta phải dùng kháng sinh đúng cách (uống, tiêm chích đúng cách, đúng liều...) để nồng độ kháng sinh đạt được trong máu người bệnh đủ tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn.
Trong đó, nồng độ kháng sinh trong máu người bệnh đạt được phải cao hơn “nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu” (gọi tắt MIC, tức nồng độ thấp nhất gây hại vi khuẩn). Nếu dùng kháng sinh mà nồng độ thấp hơn MIC thì công cốc, vi khuẩn không hề hấn gì, bệnh không được chữa và nặng thêm. Ta phải dành quyền chỉ định này cho các thầy thuốc.
Sau một thời gian rất dài dùng kháng sinh, nay các nhà chuyên môn y dược phát hiện có nhiều kháng sinh nếu biết dùng đúng cách thì sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, nồng độ kháng sinh có trong máu mặc dù rất thấp, thấp hơn cả MIC chúng vẫn cho tác dụng trị vi khuẩn hiệu quả. Những kháng sinh cho tác dụng kỳ lạ đó được gọi kháng sinh có “tác dụng hậu kháng sinh”.
Hậu kháng sinh trong “tác dụng hậu kháng sinh” có nghĩa sau khi dùng một liều kháng sinh đúng cách, kháng sinh đó gây hại vi khuẩn đến độ có dư hậu, sau một thời gian nồng độ của nó giảm dần trong máu thấp hơn cả MIC nó vẫn tiếp tục gây hại vi khuẩn. Điều rất vui khi phát hiện có những kháng sinh có “tác dụng hậu kháng sinh”, cách sử dụng chúng thay đổi và đem nhiều lợi ích cho người bệnh.
Đối với các kháng sinh có “tác dụng hậu kháng sinh” tốt , thay vì dùng liều thấp nhiều lần trong ngày như trước thì nay nên dùng liều cao ít lần trong ngày. Với cách dùng mới này, “tác dụng hậu kháng sinh” phát huy rất tốt.
Lúc đầu, khi nồng độ kháng sinh đạt đỉnh điểm thì những vi khuẩn cứng đầu bị tiêu diệt, sau đó nồng độ giảm xuống thấp hơn cả MIC nhưng vẫn để lại dư âm “hậu kháng sinh” tiêu diệt những vi khuẩn còn lại.
Đối với các kháng sinh không có hoặc ít “tác dụng hậu kháng sinh” như nhóm beta-lactam (các penicillin, các cephalosporin...), nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin...) nên dùng thuốc nhiều lần trong ngày thì tốt hơn.
Nhưng cũng rất đáng lo
Chuyện vui về “hậu kháng sinh” được kể ở trên là thế. Còn chuyện buồn lo thì sao?
Hiện nay, các nhà chuyên môn, đặc biệt là các giới chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã dùng mấy chữ “thời kỳ hậu kháng sinh” hay “kỷ nguyên hậu kháng sinh” trong phát biểu với thái độ buồn lo không thể tả.
Bởi sau thời gian dài gọi là thời kỳ vàng son của kháng sinh, việc dùng kháng sinh đã vượt qua tầm kiểm soát, tiến sát đến thời kỳ mà đề kháng kháng sinh hết thuốc chữa. Đề kháng kháng sinh là gì mà ghê gớm quá vậy?
Nói nôm na, đề kháng kháng sinh là với liều dùng thông thường, kháng sinh bị lờn, chẳng có tác dụng gì với vi khuẩn trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.
Đề kháng kháng sinh xuất hiện rất sớm, gần như song hành với sự xuất hiện và sử dụng kháng sinh. Kháng sinh đầu tiên là penicillin được sản xuất và chính thức dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn vào năm 1945 thì vào năm 1948, người ta phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus đề kháng (tức lờn) với kháng sinh này.
Vài năm sau đó, con người chống lại S. aureus đề kháng bằng cách tìm ra kháng sinh mới là nhóm methicillin. Nhưng đến năm 1961, S.aureus lại đề kháng methicillin để được gọi tên MRSA. Khi đó, muốn chống lại MRSA phải dùng vancomycin là kháng sinh quý hiếm, dự trữ sau cùng. Đến năm 1997, tai họa lại đến là vì MRSA đề kháng được cả vancomycin để nghiễm nhiên mang tên VRSA.
Hiện các kháng sinh đề kháng được gọi là “siêu mầm bệnh” hoặc “vi khuẩn siêu đề kháng” bởi không chỉ có VRSA mà gần đây, có thêm vi khuẩn rất nguy hiểm đã đột biến gen mang gen tiết ra enzym New Dehli Metallo beta-lactamase (NDM-1) đề kháng các kháng sinh thuộc nhóm carbamenem là nhóm kháng sinh rất mạnh, thuộc loại dự trữ sau cùng chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn rất nặng.
Người ta ghi nhận chính việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều sẽ làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hết, một số có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với kháng sinh, số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà kháng sinh đã sử dụng không còn tác dụng với chúng nữa.
Chúng ta vẫn còn thời gian. “Hậu kháng sinh” rất đáng buồn lo sẽ không xảy ra khi mọi người cam kết dùng kháng sinh an toàn và hợp lý. Người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được thầy thuốc kê đơn. Còn các thầy thuốc chỉ định dùng kháng sinh cho người bệnh với tinh thần trách 
nhiệm cao nhất.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons