Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Lựa chọn vitamin làm đẹp cho từng độ tuổi

Theo mỗi độ tuổi, cơ thể sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, và tương tự như thế, làn da của bạn cũng cần cung cấp các dưỡng chất khác nhau để duy trì được vẻ tươi trẻ. Không phải cứ đắm chìm trong những lời quảng cáo ngọt ngào là bạn có thể lựa chọn được đúng sản phẩm cho mình.

Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và dưỡng da phù hợp theo năm tháng, và bạn sẽ thấy rằng, dù tuổi xuân có trôi qua, nhưng nhan sắc vẫn không hề tàn phai.
1. Độ tuổi 20
Lựa chọn vitamin làm đẹp cho từng độ tuổi
(Ảnh: medicalnewstoday)
Ở lứa tuổi này, bạn nên tập trung duy trì nhan sắc của tuổi trẻ, chứ chưa cần quá lo lắng đến việc chống lão hóa. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn tập trung dưỡng tóc và dưỡng móng tay, móng chân. 

Muốn tóc chắc khỏe, móng không bị giòn gãy, và muốn cả tóc và móng nhanh dài hơn, bạn có thể uống thêm biotin. Còn nếu muốn dưỡng nhan sắc toàn diện, bao gồm cả da, tóc và móng tay, móng chân, bạn hãy uống viên dầu hoa anh thảo (evening primrose oil), vì trong loại dầu này chứa acid gamma-linolenic, một loại acid khá dễ hấp thụ, cung cấp những chất béo có lợi cho cơ thể và sắc đẹp trong lứa tuổi 20.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua viên uống chứa dầu hoa anh thảo tại các siêu thị hoặc các nhà thuốc lớn. Nếu bạn có thể mua dầu hoa anh thảo dạng chai, thì có thể pha cùng các loại dầu khác như dầu dừa hoặc dầu olive để massage cho da hoặc tóc.
2. Độ tuổi 30
Lựa chọn vitamin làm đẹp cho từng độ tuổi
(Ảnh: beautyabout)
Đến thời điểm này, bạn sẽ nhận thấy những khác biệt lớn trên làn da, da bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn. Thực chất, các nếp nhăn này không hẳn là do nguyên nhân thời gian, tuổi tác, mà là do các tác nhân có hại từ môi trường như tia tử ngoại, khói bụi, và do cả nguyên nhân căng thẳng thần kinh. Da bạn cũng có thể khô sần hơn, hay bị ửng đỏ, kích ứng, mụn, bong tróc.
Để khắc phục những hiện tượng này, dưỡng chất mà cơ thể bạn cần nhất chính là acid béo Omega-3, có rất nhiều trong các loại cá. Bạn nên kết hợp cả việc ăn thêm nhiều cá ngừ, cá hồi, hải sản trong chế độ ăn uống, ngoài ra hãy uống thêm dầu cá. Chỉ sự thay đổi này cũng có thể cải thiện da bạn theo chiều hướng tốt, đồng thời cũng có lợi cho sức khỏe và thị giác.
3. Độ tuổi 40
Lựa chọn vitamin làm đẹp cho từng độ tuổi
(Ảnh: annlouise)
Đây mới chính là thời điểm bạn cần bổ sung collagen cho cơ thể, vì lúc này, tỷ lệ collagen dưới da mới giảm rõ rệt, khiến da mất đi độ đàn hồi, thiếu đi vẻ trẻ trung, tươi tắn, da không được săn chắc, có thể bị chảy xệ, lỗ chân lông không se khít.
Bạn có thể dùng viên uống hay nước uống collagen hàng ngày. Nếu chọn được đúng sản phẩm collagen chất lượng, thì sau khoảng 3 tháng, bạn sẽ nhận ra được sự cải thiện của các nếp nhăn, da cũng mịn màng hơn, bớt khô nẻ. Một cách khác để kích thích da tự sản sinh collagen chính là bổ sung thêm vitamin C từ cả bên trong và bên ngoài.
Bạn cũngcó thể dùng thực phẩm tươi và trái cây để bổ sung vitamin C, mỗi ngày uống thêm một cốc nước ép bưởi hoặc nước ép ổi, đắp mặt nạ với dâu tây và sữa chua thường xuyên. Thường xuyên ăn các món cháo hay canh xương hầm để bổ sung collagen trong chế độ ăn uống.
4. Độ tuổi 50
Lựa chọn vitamin làm đẹp cho từng độ tuổi
(Ảnh: stylishwalks)
Với độ tuổi này, bạn cần bổ sung những chất có khả năng chống oxy hóa, và nguyên liệu gần gũi nhất, cũng hiệu quả nhất đó chính là nghệ. Thành phần hoạt chất trong nghệ không chỉ giúp dưỡng đẹp da, mà còn có khả năng chống loãng xương hiệu quả cho phụ nữ trên 50 tuổi.
Có rất nhiều sản phẩm viên uống với chiết xuất từ nghệ, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự làm các món ăn ngon miệng với nghệ tươi hoặc bột nghệ. Mỗi ngày, hãy tự pha một cốc sữa thêm chút bột nghệ, vừa giúp dưỡng da trẻ hơn tuổi, vừa giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật. Các công thức mặt nạ dưỡng da với bột nghệ cũng rất phù hợp với phụ nữ ở nhóm tuổi này, vừa tiết kiệm, giảm kích ứng, vừa hiệu quả thiết thực.
5. Độ tuổi từ 60 trở lên
Lựa chọn vitamin làm đẹp cho từng độ tuổi
(Ảnh: dailymail)
Nếu bạn muốn tìm kiếm những món quà chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho các mẹ, các bà, hãy tìm đến những sản phẩm bổ sung vitamin D và vitamin B12. Đây chính là những dưỡng chất giúp thúc đẩy hệ trao đổi chất, duy trì sức khỏe cho làn da.
Ở lứa tuổi này, cơ thể người đã suy giảm khả năng tự hấp thụ vitamin D và B12 từ thực phẩm tự nhiên, nên việc sử dụng thực phẩm chức năng sẽ có lợi hơn. Bạn cũng nên khuyến khích các mẹ, các bà thường xuyên vận động, đi dạo trong những ngày nắng đẹp để tiếp xúc với vitamin D trong ánh nắng mặt trời, đảm bảo sức khỏe xương khớp và rất có lợi cho việc chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ cao tuổi.



Bổ sung omega 3 bằng hạt có dầu thay cho dầu cá


Omega 3 được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thay vì sử dụng dầu cá như nguồn bổ sung omega 3 chính, bạn có thể sử dụng các loại hạt có dầu để thay thế.


bo sung omega 3 hinh anh 01
Omega 3 là một chuỗi dài các chất béo không bão hòa (EPA) được biết đến với nhiều công dụng trong việc củng cố sức khỏe tim mạch và thần kinh. Đối với phụ nữ có thai, bổ sung omega 3 rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. 
Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến nghị mỗi người nên bổ sung 500mg EPA mỗi ngày, tương đương 1-2 viên dầu cá. Tuy nhiên, lượng dầu cá hiện sản xuất không đủ cung ứng cho nhu cầu sử dụng.
Do đó, Hội đồng nghiên cứu khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu việc sử dụng các loại hạt có dầu thay thế cho dầu cá trong việc bổ sung omega 3. Các loại hạt như hạt óc chó, hạt bí ngô, hạt cải, hạt đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành và cả các loại rau lá xanh đều có thể sử dụng để bổ sung omega 3 thay cho dầu cá.
bo sung omega 3 hinh anh 02
Bạn có thể sử dụng các loại hạt có dầu thay thế cho dầu cá
Để nghiên cứu khả năng hấp thụ omega 3 của động vật có vú từ những nguồn này, các nhà khoa học đã cho những con chuột sử dụng chế độ ăn bổ sung omega 3 từ những nguồn này trong 10 tuần và kiểm tra khả năng hấp thụ của chúng, đồng thời so sánh với hiệu quả của việc sử dụng dầu cá. Phân tích cho thấy không có sự khác biệt nào từ hai nguồn bổ sung omega 3 trên.
Tiếp theo, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra tác động của các loại hạt có dầu lên từng bộ phận của cơ thể như gan, cơ bắp và não bộ. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, những sản phẩm này cho hiệu quả tương tự như việc sử dụng dầu cá.
Giáo sư Minihane, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này tìm ra một nguồn bổ sung omega 3 mới cho hiệu quả tương tự như dầu cá nhưng có thể chủ động nguồn cung thay cho việc khai thác cá. Điều này không chỉ góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, mà còn giúp bảo toàn hệ sinh thái biển thông qua việc giảm khai thác cá.




Thuốc + rượu = họa


Rượu là một loại đồ uống có cồn, gây kích thích cho người uống, có nhiều tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi vừa uống rượu, vừa dùng thuốc chữa bệnh, rượu có thể sẽ tương tác với một số loại thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại. Vậy cần phải biết những loại thuốc nào không được dùng khi uống rượu!
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Các thuốc như thuốc an thần (diazepam) điều chỉnh rối loạn quá trình hưng phấn - ức chế, thuốc ngủ (phenobarbital) ức chế quá trình kích thích, thuốc động kinh (carbamazepin) làm giảm quá trình kích thích... khi dùng cùng với rượu thì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này gây độc giống như dùng quá liều.
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (caffein): Khi dùng các thuốc này với rượu thì rượu sẽ làm đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho thuốc giảm hiệu lực.
Các kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimemazin, promethazin cycloheptadin) thấm vào não gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Đối với các thuốc này, khi dùng cùng với rượu thì rượu làm tăng tác dụng của thuốc gây độc.
Thuốc + rượu = họa
Khi uống thuốc, không nên uống rượu đề phòng tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc hạ huyết áp: Rượu khi uống làm giãn mạch làm thoát nhiệt ra ngoài, mặt đỏ bừng làm cho có cảm giác ấm nhưng thực chất là làm giãn mạch gây hạ thân nhiệt. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế làm hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc gây nên việc giảm huyết áp đột ngột, nguy hiểm.
Nhóm thuốc gây độc cho gan: Rượu gây độc cho gan, nếu dùng rượu chung với các nhóm thuốc gây độc cho gan như thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc sốt rét (mepraquin), thuốc chống nấm (griseopulvin), thuốc mạch vành (herhexilin), thuốc chữa loạn nhịp (quinidin) thì rượu và thuốc cùng gây độc cho gan làm cho tính độc cho gan tăng lên.
Ngoài ra, cần biết khi uống rượu, gan phải dùng gluthation để giải hóa làm cạn kiệt chất này và những thuốc nào nhờ chất này mà chuyển hóa thành chất không độc như paracetamol thì quá trình chuyển hóa bị trở ngại và trở nên độc cho gan hơn.
Thuốc hạ đường huyết: Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường týp II (chlopropamid, glibenclamid, glipizid tolbutamid) thì nó tác dụng như một chất hiệp đồng làm hạ đường huyết đột ngột, dẫn đến hôn mê.
Kháng sinh: Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợ rượu (gọi là phản ứng altabuse) như các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol). Khi dùng các nhóm kháng sinh này (hiện nay có rất nhiều) thì không được uống rượu.
Thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ: Rượu còn gây ra một số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ. Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làm giảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiều hơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như aspirin, paracetamol, ibuprofen...), phải tuyệt đối kiêng rượu.



Chớ nhầm thuốc ho với thuốc có tác dụng trên đờm


Thuốc tác dụng trên đờm như làm long đờm, hóa giáng đờm... rất hay bị dùng nhầm. Nguyên do có sự nhầm lẫn về tác dụng, cơ chế và thông tin dược học của thuốc.

Thuốc tác dụng trên đờm là gì?
Thuốc tác dụng trên đờm là tất cả các thuốc làm thay đổi đặc tính, tính chất, số lượng và độ bám dính của đờm trên bề mặt đường thở. Thông thường, trên đường thở lúc nào cũng có một lớp nhầy, có độ dính, độ ẩm vừa phải và số lượng vừa phải để bảo vệ đường hô hấp. Nhưng khi hệ hô hấp bị bệnh lý, lớp nhầy này bị thay đổi tính chất, trở nên bám dính, đặc quánh và khi đó nó được gọi là đờm.
Cần dùng các thuốc có tác dụng trên đờm một cách hợp lý.
Cần dùng các thuốc có tác dụng trên đờm một cách hợp lý
Đờm gây ra nhiều tai hại. Trong điều trị bệnh, lớp đờm này phải được tống ra ngoài. Để thải bỏ được đờm ra ngoài, người ta dùng các thuốc gọi là thuốc tác dụng trên đờm.
Thuốc tác dụng trên đờm bao gồm có 4 nhóm cơ bản sau đây: nhóm làm loãng đờm, nhóm làm hóa giáng đờm, nhóm làm giảm bám dính đờm và nhóm tăng thải đờm. Về nguyên lý và cơ chế tác dụng, thuốc tác dụng trên đờm rất hay bị dùng nhầm dưới dạng thuốc chống ho. Thật ra, trên cơ chế dược học, các thuốc này không hề tác dụng vào các cơ chế gây ho.
Những nhầm lẫn...
Các nhầm lẫn về thuốc tác dụng trên đờm khá phổ biến trong thực tế. Nó có thể bị nhầm lẫn bởi ngay chính các nhà cung cấp thuốc (công ty dược), nhầm lẫn bởi chính bác sĩ và nhầm lẫn về thuật ngữ.
Trước hết, bàn tới sự nhầm lẫn về thuật ngữ. Chúng ta không thể đồng nhất thuốc làm loãng đờm với thuốc hóa giáng đờm, cũng không thể đồng nhất thuốc làm tăng thải đờm với thuốc giảm bám dính đờm. Vì thực tế, chúng có tên khác nhau thì tác dụng và hiệu quả sẽ khác nhau.
Thuốc làm loãng đờm là những thuốc làm tăng sự tiết dịch (chủ yếu là nước) trên bề mặt đường hô hấp. Sự tăng tiết này làm đờm có thêm nước hòa tan nên sẽ làm tăng khối lượng đờm, tăng thể tích đờm, đờm trở nên lỏng ra trông thấy. Thuốc điển hình trong nhóm này trên thị trường là guaifenesin.
Trong khi đó, thuốc hóa giáng đờm là những thuốc tác dụng trực tiếp vào đờm, có tác dụng bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong nội bộ đờm làm sự liên kết của chúng trở nên lỏng lẻo hơn. Kết quả cuối cùng, chúng không làm tăng tiết dịch, tăng số lượng đờm nhưng lại làm cho đờm bớt đặc, dễ bị thải bỏ ra ngoài. Thuốc kinh điển nhóm này là acetylcystein, ambroxol, carbocistein, bromhexin...
Khác nhau là vậy, nhưng về mặt thuật ngữ, người ta hay đồng nhất chúng và gọi chung là tuốc long đờm.
Trong điều trị bệnh, người dùng (trong đó có một số nhân viên y tế và bệnh nhân) có quan niệm, cứ ho có đờm là dùng “thuốc long đờm”. Nhưng rất đáng tiếc, công thức điều trị này đôi khi không phù hợp với tất cả mọi người. Thuốc tác dụng trên đờm chỉ thực sự hữu ích trong điều trị nếu như biết dùng đúng thời điểm. Nếu dùng chưa đúng thời điểm, tác dụng thu được không như người điều trị mong muốn.
Ví dụ, lời khuyên chung là có đờm thì phải long đờm, loãng đờm để khạc ra ngoài. Nhưng người ta lại quên mất có đờm ở mức độ nào mới dùng thuốc long đờm. Một trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nếu đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, đang nhiều ran ẩm và ran nổ, đang có viêm phổi sòng sọc thì việc dùng thuốc lúc này sẽ đẩy viêm phổi mạnh hơn. 
Lý do: phổi sẽ càng nhiều dịch, càng nhiều tiếng ran hơn và càng khó thở. Một bệnh nhân COPD người lớn, lượng đờm tiết ra trong những đợt cấp tính là rất dữ dội. Nếu tiếp tục dùng các thuốc này vào sẽ rất bất lợi, vì ho sẽ càng tăng và khó thở sẽ càng rõ rệt. 
Vấn đề lúc này phải giảm tiết đờm nhằm mục tiêu kiểm soát lượng đờm cho phép trước khi quyết định dùng thuốc tác dụng trên đờm vào thời điểm sau đó. Xác định rõ mức độ đờm thế nào, dùng khi nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, sự cẩn thận, sự tỉ mỉ trong khám bệnh cũng như kinh nghiệm điều trị.
Để dùng đúng thuốc
Để có cách dùng đúng, chúng ta cần nắm vững về cơ chế và nguyên lý tác dụng. Khi nào cần dùng thuốc làm loãng đờm, khi nào cần dùng thuốc hóa giáng đờm, khi nào cần dùng thuốc chống bám dính đờm.
Trong thời điểm đờm đang quá nhiều, việc dùng thuốc làm loãng đờm hoặc thuốc hóa giáng đờm là rất không nên. Vấn đề lúc này cần điều tiết lượng đờm bằng các thuốc khác nhau. Sau khi đã kiểm soát được lượng đờm, vấn đề thải bỏ đờm là quan trọng. Lúc này các thuốc tác dụng trên đờm thực sự hữu ích.
Thuốc long đờm không phải là thuốc chống ho. Vì thuốc không có tác dụng cắt đứt cơn ho trên cơ chế và trên thực tế. Vì vậy, giải pháp cho dùng thuốc để cắt đứt cơn ho là không phù hợp. Một vài trường hợp dùng thấy khỏi ho hoàn toàn không do thuốc có tác dụng mà đó chỉ là sự khỏi đồng thuận may mắn do tình cờ mà có. Ví dụ, trong cảm cúm nhẹ, bạn sẽ có ho. Dù bạn có uống thuốc long đờm hay không thì một vài ngày sau bạn cũng khỏi cúm và cũng khỏi ho. Việc khỏi này hoàn toàn không do thuốc long đờm tạo ra.
Rất quan trọng với dùng thuốc tác dụng trên đờm là nước. Thuốc sẽ không đạt công hiệu tối đa nếu không uống nước nhiều và đầy đủ. Nước là một chất trực tiếp làm tăng dịch tiết trong đờm, tăng độ loãng cho đờm. Nên nếu như không uống kèm thêm một chỉ định thì dù có uống liều cao guaifenesin hay liều cao ambroxol thì hiệu quả thu được rất hạn chế. Thường phải uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày với một người trưởng thành. Thêm chừng 300-500ml nếu có sốt cao.




Khi nào cần dùng thuốc ngủ?


Hầu hết ai trong chúng ta đều trải qua những lúc bị mất ngủ. Điều đó là bình thường và mất ngủ đó chỉ là nhất thời, do nguyên nhân stress hoặc những yếu tố bên ngoài… Nhưng nếu mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì đó lại là một vấn đề gây ra hậu quả tiêu cực đến sự thăng bằng về sức khỏe và cảm xúc của bạn. Khi ấy có thể cần đến sự trợ giúp của thuốc ngủ…
Có nhiều loại thuốc để điều trị mất ngủ:
Những thuốc do bác sĩ kê đơn
Benzodiazepin: là loại thuốc giải lo âu, gây ngủ thường được sử dụng để điều trị mất ngủ. Thuốc tác dụng bằng cách tăng hoạt động của GABA là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính ở não, tác động vào thùy trán và vùng amydale của não bộ làm giảm sự hoạt động của các tế bào thần kinh, gây giảm căng thẳng, tác dụng điều trị mất ngủ do lo âu.
Thuốc chống trầm cảm gây ngủ: một số thuốc chống trầm cảm gây ngủ như amitriptylin, mitazapin… do làm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin ở não, có tác dụng điều trị trầm cảm, do đó cải thiện được mất ngủ khi mất ngủ là triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Thuốc không cần kê đơn
Kháng histamin: là một thuốc từ lâu đã được coi như là thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ do nó phong tỏa receptor của histamin, một chất dẫn truyền thần kinh điều hòa sự thức tỉnh và sự tăng cường bài tiết histamin làm cho người bệnh khó ngủ. Vì vậy, thuốc có tác dụng gây ngủ nhưng có tác dụng phụ là táo bón, khô miệng, nhìn mờ.
Melatonin: được gọi là “hormon bóng đêm” do tuyến yên  tiết ra vào ban đêm theo nhịp ngày đêm và sự tiết hormon này được cho là duy trì nhịp thức ngủ bình thường của con người. Sự tiết melatonin của cơ thể giảm dần khi tuổi càng cao. Việc sử dụng melatonin chỉ tác dụng với những bệnh nhân có rối loạn về nhịp thức ngủ.
Thuốc nguồn gốc thảo dược: một số thuốc có nguồn gốc thảo dược có tác dụng đối với những trường hợp mất ngủ như rotunda (được chiết xuất từ củ bình vôi), hoặc một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị mất ngủ như sự kết hợp giữa táo nhân, quả dành dành, đinh lăng, bạch quả…
Những lưu ý khi sử dụng thuốc gây ngủ
Sử dụng thuốc gây ngủ cần có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ và việc dùng thuốc gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời và cần phải kết hợp thêm những biện pháp không dùng thuốc mới có hiệu quả (như thay đổi thói quen ngủ hàng ngày, vệ sinh giấc ngủ…).
Nếu cần phải sử dụng thuốc ngủ lâu dài thì chỉ nên sử dụng khi cần thiết, không nên sử dụng một cách liên tục hàng ngày để tránh nghiện và giảm dung nạp với thuốc.
Chỉ dùng thuốc khi bạn có đủ thời gian để ngủ đầy đủ, tức là từ 7 - 8 tiếng.
Không bao giờ dùng thuốc cùng với rượu vì rượu có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tương tác nguy hiểm với thuốc.
Không bao giờ lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi dùng thuốc ngủ, đặc biệt khi mới bắt đầu sử dụng một loại thuốc ngủ nào đó.



Không dùng thuốc của người lớn cho trẻ em

Chưa bàn đến việc dùng thuốc đã đúng bệnh hay chưa nhưng trước hết phải khẳng định ngay rằng cách cho con uống thuốc của chị như vậy là không đúng, thậm chí  rất nguy hiểm. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ như chị nghĩ. 
Ở trẻ em, các chức năng về gan, thận... chưa hoàn chỉnh, cơ thể trẻ đang lớn và phát triển. Vì vậy không thể lấy thuốc dùng cho người lớn rồi chia nhỏ liều ra để dùng cho trẻ em được. 
Một mặt không thể đảm bảo liều chính xác, một mặt có những thuốc cấm dùng cho trẻ em. Con chị chưa được 2 tuổi trong khi đó có rất nhiều thuốc lại có chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi. Ngoài ra còn có những loại thuốc cần phải nuốt nguyên viên, nếu cắt (bẻ) đôi hoặc nghiền viên thuốc ra sẽ làm hỏng mục đích điều trị của thuốc. Thuốc sẽ được tan ngay ở dạ dày hoặc là sẽ làm hại dạ dày hoặc sẽ bị dịch vị của dạ dày phá huỷ… 
Đối với trẻ em, liều dùng thuốc cũng được tính toán rất kỹ lưỡng. Liều lượng thuốc cho trẻ thường tính theo cân nặng (mg/kg thể trọng) và phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học riêng của từng thuốc, theo tuổi, tình trạng bệnh của từng bệnh nhi. Nếu không có thể dẫn đến điều trị không hiệu quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc. 
Vì vậy, đối với trẻ em, cố gắng tìm đến các dạng bào chế thích hợp, tiện dùng cho trẻ. Các dạng bào chế này hiện nay trên thị trường có rất sẵn (siro, dung dịch, hỗn dịch…). Vì vậy, chị nên dừng ngay việc dùng thuốc như trên cho cháu.
Dùng thuốc cho trẻ cần hết sức thận trọng
Hai nữa, không phải cứ ho là dùng kháng sinh. Ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh ở đường hô hấp. Và nhiều khi do dị ứng thời tiết cũng gây ho… Chỉ dùng kháng sinh khi nguyên nhân gây ho là các bệnh do vi khuẩn hoặc do bội nhiễm vi khuẩn…




HIV bắt đầu kháng thuốc


Ở một số nước châu Phi, tỷ lệ HIV kháng thuốc Tenofovir lên đến 60%. Kết quả này "cực kỳ đáng lo ngại", BBC dẫn lời tiến sĩ Ravi Gupta từ Đại học London (Anh) cho biết.
[Caption]
Ảnh: Science Photo Library
Trong 4 năm, tiến sĩ Gupta cùng cộng sự đã so sánh bệnh nhân HIV từ các châu lục khác nhau và phát hiện tỷ lệ kháng Tenofovir tại châu Phi là 60% trong khi con số này tại châu Âu 20%. Viết trên tạp chí The Lancet, nhóm tác giả nhận định nhiều khả năng là do sử dụng thuốc sai cách. "Nếu không uống thuốc đúng liều, ví dụ như quá ít hoặc không thường xuyên, virus sẽ vượt qua và trở nên kháng thuốc", tiến sĩ Gupta nhận định. 
Nguy hiểm hơn, chủng HIV kháng Tenofovir có thể truyền từ người sang người. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu để hiểu hơn về phương thức virus kháng thuốc phát triển và lây lan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, HIV hiện vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2014, có 36,9 triệu người sống chung với HIV trên toàn cầu. 



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons