This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Hệ lụy do uống thuốc dạ dày không đầy đủ
Chủ Nhật, tháng 2 14, 2016
sống khỏe
No comments
Dùng thuốc tùy tiện
Bệnh nhân Đỗ Thị Th., 55 tuổi (Khoái Châu, Hưng Yên) bị bệnh viêm dạ dày cách đây 3 năm. Ban đầu, bà thấy đau bụng lâm râm vùng sát mũi ức. Khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh, bà được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn uống thuốc trong 7 ngày, rồi khám lại.
Thế nhưng uống được 3 ngày, bà thấy hết đau và tự ý bỏ thuốc. Vài tháng sau, bệnh tái phát. Bà không đi khám nữa mà dùng theo đơn thuốc cũ. Và cũng như lần trước, uống thuốc thấy đỡ tưởng là bệnh đã khỏi nên lại dừng thuốc.
Đến lần thứ ba, bệnh lại tái phát, bà lại mang “võ” cũ ra dùng nhưng không ổn. Đi khám và làm các xét nghiệm tại Bệnh viện 103, bác sĩ kết luận bà bị ung thư dạ dày. Bác sĩ còn cho biết đây có thể là hệ lụy từ việc uống thuốc không đầy đủ.
Việc không tuân thủ trong điều trị, hay dùng thuốc theo đơn cũ này cũng là tình trạng phổ biến ở những người bệnh dạ dày.
Đến hệ lụy
Đối với các loại vitamin, uống vài ba ngày rồi dừng có thể sẽ không gây ra những tác hại đáng kể nào, nhưng với thuốc điều trị viêm loét dạ dày thì lại khác. Việc uống thuốc tùy tiện thực sự tai hại với khả năng điều trị khỏi của bệnh. Chúng tôi muốn đề cập tới ở đây 3 khía cạnh của việc uống thuốc tùy tiện, đó là tự uống thuốc, tự dừng thuốc và tự ý thay đổi thuốc. Những hành động không đúng này có thể đưa bạn vào ba tình huống nguy hiểm sau đây:
Biến dễ khỏi thành khó khỏi
Sự cố đầu tiên đó là biến bệnh của bạn từ một ca bệnh dễ điều trị thành một ca bệnh khó điều trị. Thường thì ban đầu chúng ta không bị loét dạ dày mà có thể sẽ bị viêm dạ dày trước. Cần phải hiểu rằng, viêm dạ dày không đồng nhất với loét dạ dày. Viêm dạ dày thì nhẹ hơn, điều trị đơn giản và nhanh trong khi đó loét dạ dày thì nặng hơn, điều trị phức tạp và lâu hơn.
Khi bị viêm dạ dày nếu chịu khó dùng thuốc đúng theo bác sĩ chỉ định có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không tuân thủ điều trị, uống thuốc nhát ngừng có thể tự chúng ta biến viêm thành loét dạ dày.
Tăng độ kháng thuốc
Nguyên nhân của viêm loét dạ dày là có nhiều. Tổ hợp các yếu tố được cho là có vai trò gây bệnh là rượu bia, thuốc lá, dùng thuốc nhiều tác dụng phụ, dạ dày tăng toan (tiết nhiều axit), nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dạ dày giảm tiết nhày… Nhưng có một yếu tố cố định và gần như bao giờ cũng được nhắc tới là axit (đây cũng là một yếu tố đáng kể nhất gây ra chứng bệnh này). Người ta vẫn hay nói vui với nhau rằng, không có axit thì không có loét. Việc không uống thuốc quy chuẩn sẽ gây ra tăng tiết axit.
Đó là vì trong phác đồ điều trị bao giờ người ta cũng dùng một loại thuốc giảm tiết axit, được gọi tắt là thuốc giảm tiết như cimetidin, quamatel, omeprazol, lanzoprazol… Dùng đúng thì chúng ức chế tiết axit rất hiệu quả. Nhưng dùng nửa vời thì chúng lại gây ra một phản xạ ngược: tăng tiết axit. Nghĩa là nếu đang dùng theo đà khỏi bệnh mà đột ngột dừng lại thì đồng loạt các tế bào tiết axit sẽ tăng tiết chất này. Hậu quả là axit được tiết ra nhiều hơn. Bệnh đi vào con đường nặng hơn, khó đáp ứng với điều trị hơn. Bệnh có nguy cơ kháng thuốc đang sử dụng.
Ung thư dạ dày
Những hệ lụy trên cũng đủ để người bệnh phải đi tới đi lui tới bệnh viện và phòng khám. Chán ngán là thế nhưng xem ra nó vẫn còn may mắn vì họ vẫn còn cơ hội để sửa sai và tiếp tục sống. Còn với biến chứng thứ ba này thì thực sự không may mắn. Họ sẽ rơi vào cảnh khốn cùng của bệnh tật, đó là ung thư. Người bệnh không những không được điều trị khỏi mà còn bị kết thúc cuộc sống của mình sớm hơn so với tuổi “trời đã định”.
Đây không phải là thông tin phóng đại cho việc dùng thuốc tùy tiện, song người ta thấy rằng có một tỷ lệ đáng kể số người bị biến chứng sang ung thư dạ dày từ loét, giới y học vẫn gọi đó là loét ung thư hóa. Người ta khảo cứu và thấy rằng, nếu một người bị loét dạ dày mà do nhiễm vi khuẩn HP thì họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn gấp từ 3-6 lần so với người khác. Và nếu như họ điều trị không đúng thì họ có thể bị nguy cơ ung thư cao từ 6-12 lần so với người điều trị khỏi.
Việc loét ung thư hóa là do loét dạ dày không được điều trị bài bản. Chúng cứ gần khỏi rồi lại tái phát. Lâu dần, chúng bị viêm mạn tính và trở thành những tế bào biến dị dạng ung thư. Điều này rất dễ xảy ra với người già, người loét tái phát, người điều trị muộn và người điều trị tự do.
Bởi vậy, người bệnh cần uống đúng thuốc, uống đủ thuốc, tuân thủ liệu trình điều trị (đủ ngày) và có sự kiêng khem cẩn thận theo hướng dẫn của thầy thuốc
Rối loạn nhịp tim nặng do dùng thuốc
Chủ Nhật, tháng 2 14, 2016
sống khỏe
No comments
Buổi sáng hôm ấy ông Cường vừa thức dậy thì bị ngất xỉu, cả nhà tưởng ông bị đột quỵ vội đưa ông đi cấp cứu.
Sau khi làm các xét nghiệm và hỏi các triệu chứng trước đó thì bác sĩ kết luận ông bị ngất xỉu do tình trạng kali trong máu quá cao vì dùng thuốc lợi tiểu dẫn đến rối loạn nhịp tim nặng.
Chả là ông Cường bị bệnh đái tháo đường từ rất lâu năm rồi, còn bị biến chứng suy thận nữa nên hay gặp khó khăn trong vấn đề tiểu tiện. Thấy ông ốm đau triền miên nên mấy bạn già từ hồi trong quân ngũ đến thăm. Một ông còn mách cho ông dùng thuốc lợi tiểu aldacton để giúp đi tiểu dễ dàng.
Quả là thuốc tốt nên rất hiệu nghiệm, ông uống thuốc được vài ngày thì việc tiểu tiện bớt khó khăn hơn nhiều, nhưng lại xuất hiện triệu chứng lạ như hay buồn nôn, đau đầu và đặc biệt cứ thấy trống ngực đập thình thịch và có lúc cảm tưởng như sắp ngất xỉu. Đến sáng hôm đó thì ông xỉu ngay khi mới thức dậy.
Bác sĩ giải thích cho ông biết: Aldacton là thuốc lợi tiểu giữ kali. Trong trường hợp của ông bị suy thận, vốn dĩ đã làm tăng kali máu rồi lại dùng thêm nhóm thuốc này nữa khiến tình trạng tăng kali máu càng cao. Do vậy dẫn đến rối loạn nhịp tim nặng với các triệu chứng ông gặp phải. May mà ông đến bệnh viện kịp thời, nếu không thì tình trạng loạn nhịp nặng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây đột tử do rung thất.
Bác sĩ còn cho biết thêm: Aldacton là thuốc lợi tiểu rất tốt nhưng nó chống chỉ định đối với bệnh nhân bị suy thận. Do vậy, dù bệnh nhân bị bí tiểu do bất kỳ nguyên nhân gì thì cũng cần phải tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn dùng thuốc, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà nguy hiểm cho sức khỏe.
Khó chịu sau ăn - Dùng thuốc gì?
Chủ Nhật, tháng 2 14, 2016
sống khỏe
No comments
Nhiều người than phiền về tình trạng ậm ạch, khó tiêu sau khi ăn, nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Hội chứng này thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, đôi khi nó chỉ là biểu hiện của tình trạng ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn nhiều chất béo, ăn quả chua hoặc ăn phải một số gia vị hoặc thực phẩm không phù hợp, khó tiêu hóa...
Nếu người bệnh có dấu hiệu đau bụng, khó chịu, buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng thì cần phải đi khám để tìm ra bệnh cụ thể. Chứng ăn không tiêu cũng có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi, ăn uống không đầy đủ chất, người lười vận động... Vì vậy, cần xem xét kỹ trước khi quyết định dùng thuốc.
Nhu động ruột kém thường gây khó chịu sau ăn
Chứng bệnh này liên quan mật thiết đến một số căn bệnh ở đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh khó tiêu dạng đầy hơi... Khi đó, cần dùng thuốc theo phác đồ trị bệnh cụ thể.
Việc sử dụng một số thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị các bệnh khác cũng có thể gây ra các phản ứng có hại do thuốc, nhất là khi sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), các glucocorticoid, các kháng sinh... có thể gây loét đường tiêu hóa và cũng gây ra tác dụng có hại là khó chịu sau ăn, ăn không tiêu, ợ hơi, cảm giác buồn nôn...
Các thuốc hay dùng để trị chứng này là:
- Thuốc kháng acid: là những hợp chất có tính bazơ để trung hòa HCl có trong dịch tiết của dạ dày. Hay dùng là các muối của nhôm, muối magne, calci carbonat hoặc natri carbonat (nabica). Tuy nhiên cần lưu ý, nabica không được dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh tim, suy gan hoặc có thai do có nồng độ natri cao.
- Thuốc chống loét: hay dùng là các thuốc kháng tiết acid dịch vị như nhóm ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole...), nhóm ức chế thụ thể H2 (cimetidin, famotidin, ranitidine...).
- Thuốc kích thích nhu động: hay dùng là các chất như domperidon, metoclopramide, itopride, mosapride, tegaserod. Các thuốc này có tác dụng rất tốt để kích thích nhu động đường tiêu hóa, giúp cho thức ăn được nhào trộn nhanh và tránh đầy bụng, khó tiêu.
- Thuốc chống đầy hơi: hay dùng là simethicon, dimethicon và sena, có tác dụng tốt khử bỏ hơi tích tụ trong đường tiêu hóa, tăng trung tiện, giảm khó chịu cho người bệnh.
- Các thuốc hỗ trợ tiêu hóa, trị chứng khó tiêu: hay dùng là các men tiêu hóa như amylase, diastase, biodiastase, cellulase, lipase, protease. Ngoài ra, cũng có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ tiêu hóa pancreatin giúp làm giảm sự phá hủy pancreatin bởi acid dịch vị.
Người hay bị chứng khó chịu sau ăn, đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch không tiêu cũng có thể dùng một số trà thảo dược, gừng hoặc sản phẩm bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên để giải độc cơ thể, lợi mật, lợi tiểu để giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi.
Người mắc chứng khó chịu sau ăn cần phải thay đổi cách ăn, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhiều chất kích thích hoặc gia vị gây khó tiêu. Nên đi bộ chậm rãi sau khi ăn, tránh lười vận động, ăn xong lại nằm.
Mang trang phục thoải mái, tránh mặc quần áo, đồ lót, dây nịt quá chật ảnh hưởng đến sự vận động và tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Trong dịp Tết cổ truyền, nên ăn có chừng mực các thực phẩm dễ gây đầy bụng như bánh chưng, móng giò, thịt mỡ, các loại giò, các loại bánh mứt kẹo.
Nguy cơ ngộ độc khi dùng thuốc bổ thông thường
Chủ Nhật, tháng 2 14, 2016
sống khỏe
No comments
Nguy cơ xuất hiện phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR) là hậu quả không thể tránh khỏi khi dùng thuốc, có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện ADR, trong đó có một nguyên nhân cần phải nhắc tới đó là tương tác giữa các thuốc với nhau. Đặc biệt là loại thuốc bổ sung hàng ngày lại đang ít được quan tâm.
Vitamin A
Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường, cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi, cần thiết cho chức năng sinh sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nếu như sử dụng không đúng cách, chúng ta sẽ gặp phải những tác dụng bất lợi của vitamin A mà điển hình là tình trạng viêm gan cấp hoặc mạn do dùng liều cao kéo dài, đặc biệt với trẻ em. Ở trẻ em, có hai lý do dễ dẫn tới ngộ độc vitamin A, đó là trẻ đang uống sữa công thức (bởi vì bản thân trong sữa công thức mà bé đang dùng đã có một lượng vitamin A phù hợp) và trẻ được bà mẹ cho uống các loại vitamin bổ sung khác mà không biết trong thuốc bổ sung này cũng có lượng vitamin A. Tất cả tình huống này nếu tiếp tục bổ sung mà không có ý kiến của bác sĩ sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ vitamin A trong gan.
Cần lưu ý một số tương tác thuốc có thể xảy ra như dùng vitamin A với các thuốc hạ huyết áp có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này và dẫn tới hạ huyết áp quá mức; dùng vitamin A cùng thuốc tránh thai sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai; dùng vitamin A với thuốc chống đông sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Nên bổ sung vitamin qua thực phẩm sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc
|
Vitamin D
Vitamin D là một vitamin có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người. Tuy vậy, uống nhiều vitamin D quá không tốt cho cơ thể, thậm chí là gây nguy hại. Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích lũy thuốc, làm tăng calci trong máu, gây mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thừa vitamin D. Trẻ em dưới 1 tuổi cho ăn các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin D với liều > 400 IU/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh làm tăng canxi trong máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong.
Trẻ nhỏ bị ngộ độc vitamin D sẽ biếng ăn, buồn nôn và ói mửa. Trẻ luôn khát nước và tiểu nhiều. Ngộ độc vitamin D ở trẻ thường do cha mẹ tùy tiện cho uống dài ngày các loại thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D.
Ngoài ra cần lưu ý, vitamin D có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm hạ cholesterol khi cùng sử dụng. Dùng vitamin D liều cao cùng với một loại thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tăng đào thải calci qua nước tiểu dẫn tới sỏi thận.
Calci
Calci là chất cần thiết cho sự phát triển của bộ xương. Tuy nhiên, khi bổ sung calci cần lưu ý: để calci hấp thụ tốt cần phải có vitamin D, vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan... tắm nắng là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể.
Bên cạnh các ưu điểm, khi bổ sung calci cần hết sức lưu ý, chia nhỏ liều và uống với nhiều nước; nếu sử dụng cùng các thực phẩm bổ sung khác cũng có calci sẽ dễ dẫn tới nguy cơ gây táo bón hoặc dễ kết tủa gây sỏi thận. Đặc biệt với những người đang bổ sung calci mà có chế độ ăn nhiều đạm sẽ làm gia tăng lượng bài tiết calci qua nước tiểu và do đó dẫn tới sỏi thận. Ngoài ra, nếu uống calci mà có sử dụng cafein và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải calci qua đường nước tiểu.
Lưu ý: Calci có thể làm giảm sự hấp thu của cơ thể đối với nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc theo toa loãng xương được gọi là bisphosphonates, thuốc kháng sinh tetracycline fluoroquinolone và levothyroxine.
Nếu không cẩn thận khi dùng calci chung với các loại thuốc khác, bạn có thể bị sỏi do các thuốc tác dụng với nhau gây kết tủa.
Chính vì sự “lợi bất cập hại” như trên, nên khi sử dụng thuốc để điều trị, phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc để lựa chọn thuốc phù hợp với đặc điểm bệnh nhân và tình trạng bệnh tật. Nếu hiểu biết đầy đủ về thuốc sử dụng, đặc điểm người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng làm tăng nguy cơ ADR thì có thể hạn chế được ADR. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi có ý kiến của bác sĩ.
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016
Hãy sử dụng kháng sinh một cách khôn ngoan
Thứ Ba, tháng 2 09, 2016
sống khỏe
No comments
Nhưng Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ cảnh báo rằngkháng sinh không phải lúc nào cũng phù hợp hoặc cần thiết. Sau đây là những nguy cơ tiềm ẩn:
+ Gây nên tiêu diệt không chủ ý vi khuẩn có lợi, điều này có thể gây nên những vấn đề phát sinh, như là nhiễm nấm hoặc tiêu chảy.
+ Gây nên nhiễm trùng kháng kháng sinh và khó điều trị. Loại nhiễm trùng này có thể trở nặng và dẫn đến phải nhập viện.
+ Gây nên tiêu diệt không chủ ý vi khuẩn có lợi, điều này có thể gây nên những vấn đề phát sinh, như là nhiễm nấm hoặc tiêu chảy.
+ Gây nên nhiễm trùng kháng kháng sinh và khó điều trị. Loại nhiễm trùng này có thể trở nặng và dẫn đến phải nhập viện.
+ Gây nên phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể cần phải nhập viện
Trước khi bạn dùng bất cứ thuốc kháng sinh nào, phải bảo đảm rằng bác sĩ đã đồng ý.
Người bệnh kiêng ăn mặn không nên dùng thuốc sủi
Thứ Ba, tháng 2 09, 2016
sống khỏe
No comments
Trong viên sủi ngoài thành phần chính là thuốc, nó còn được cho thêm nhiều chất khác không có tác dụng điều trị (tá dược), mà chỉ để cho viên thuốc hấp dẫn như: tạo mùi thơm hoa quả, có loại thuốc còn cho thêm đường để tạo vị ngọt.
Với tác dụng này, viên thuốc đã tạo được sức hấp dẫn gây hiệu ứng tâm lý tốt với người dùng thuốc, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, thuốc sủi là thuốc cần phải được dùng đúng bệnh, đúng liều lượng, tốt nhất là được thầy thuốc kê đơn.
Khi dùng các viên thuốc sủi cần lưu ý một số điều sau :
Trong viên sủi bao giờ cũng có một hóa chất để tạo ra nhiều bọt (sủi tăm) đó là natri hydrocarbonat (NaHCO3).
Chất này có bản tính kiềm nên khi gặp chất thuốc có tính acid (chẳng hạn vitamin C trong viên upsa-C, myvita…) trong môi trường nước sẽ xảy ra phản ứng để tạo ra nhiều natri và khí CO2 – là các bọt khí sủi lên. Bởi có natri, người bệnh suy thận hoặc người bệnh kiêng ăn mặn không được dùng.
Với viên sủi upsa C calcium, thì ngoài lượng natri được hình thành sau phản ứng sủi bọt còn có canxi. Bởi vậy, không những không dùng cho người bệnh kiêng ăn mặn mà còn không được dùng cho người bệnh sỏi thận (sỏi canxi).
Viên thuốc sủi nếu để lâu ngoài không khí sẽ hút ẩm, mất tác dụng tạo sủi. Do đó, khi lấy thuốc ra, số thuốc còn lại phải được bảo quản thật kín.
Khi dùng cần thả cả viên thuốc vào cốc nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội) đợi cho viên thuốc sủi bọt hòa tan hoàn toàn mới dùng. Không nên sử dụng viên sủi sau khi vừa uống các loại nước giải khát có ga.
Viên sủi tương đối hấp dẫn trẻ em, vì thế cần để thuốc xa tầm tay với của trẻ để phòng trường hợp trẻ tự lấy dùng nhiều gây ngộ độc.
Phản ứng có hại do thuốc và cách hạn chế
Thứ Ba, tháng 2 09, 2016
sống khỏe
No comments
Thuốc là những chất dùng cho cơ thể người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh, hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý.
Khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng nhưng thường chỉ có một trong số các tác dụng đó đáp ứng đúng mục đích sử dụng và được gọi là tác dụng chính.
Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ hoặc phản ứng có hại do thuốc gây ra.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR) là một phản ứng độc hại, không được định trước, xảy ra ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Như vậy, ADR là tên gọi chung cho mọi tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc đúng liều.
Các loại tác dụng có hại của thuốc
Theo truyền thống, các ADR được chia làm hai loại:
Phản ứng dạng A: Là các phản ứng tăng nặng bao gồm tác dụng độc nguyên phát hoặc tác dụng mở rộng của thuốc; tác dụng không mong muốn có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc; với các đặc điểm tiên lượng được (dự đoán trước được), thường phụ thuộc vào liều dùng, là tác dụng dược lý quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác.
Tổn thương da do tác dụng phụ của thuốc
Phản ứng dạng B: Là phản ứng lạ bao gồm phản ứng dị ứng, phản ứng đặc ứng (là những ADR đặc biệt khác thường không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết, do nhạy cảm cá nhân bẩm sinh) và hiện tượng phụ thuộc thuốc. Phản ứng dạng này có các đặc điểm không dự đoán trước được, không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, là tác dụng lạ và không phụ thuộc rõ ràng vào liều dùng. Khi gặp phải ADR dạng này thường phải dừng thuốc ngay lập tức.
Vì sao thuốc có tác dụng có hại?
Các ADR dù ở dạng nào cũng liên quan đến 3 nhóm nguyên nhân cơ bản:
Nhóm nguyên nhân liên quan đến bào chế: Nhóm nguyên nhân này thường gặp ở cả hai týp, trong đó các nguyên nhân gây ra ADR týp A phải kể đến là hàm lượng thuốc và tốc độ giải phóng hoạt chất; trong khi đó các nguyên nhân về bào chế gây ra ADR týp B lại phải kể đến sự phân hủy các thành phần dược chất, tác dụng của các tá dược có trong thành phần dược phẩm, tác dụng của các sản phẩm phụ trong quá trình tổng hợp hóa học dược chất.
Nhóm nguyên nhân dược động học: Nguyên nhân này thường xảy ra ở týp A, trong đó nguyên nhân liên quan đến ADR ở týp A là tất cả các yếu tố dẫn đến thay đổi về khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc gây tăng nồng độ thuốc có trong huyết tương hoặc mô đích.
Các yếu tố đó thường là tính chất dược học và hóa lý của thuốc, thức ăn ở trong đường tiêu hóa, nhu động của đường tiêu hóa, bệnh lý của đường tiêu hóa đi kèm, khả năng chuyển hóa thuốc ở gan, khả năng gắn thuốc vào protein huyết tương... trong khi đó yếu tố gây ra ADR týp B lại là khả năng chuyển hóa thuốc sinh ra các chất độc cho cơ thể.
Nhóm nguyên nhân dược lực học: Với týp A thường là sự tăng tính nhạy cảm của cơ quan đích với thuốc, còn với týp B thường là phản ứng dị ứng hoặc liên quan đến thiếu hụt di truyền.
Các yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADR
Các yếu tố thuộc về bệnh nhân: Trẻ sơ sinh và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao; một số ADR hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới; có các bệnh lý mắc kèm; tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc; thiếu một số enzym chuyển hóa.
Các yếu tố liên quan đến thuốc: Đặc tính lý hóa và dược động học của thuốc; công thức bào chế, thành phần tá dược; liều dùng thuốc, đường dùng và thời gian dùng.
Điều trị nhiều thuốc trong một phác đồ điều trị: Tần suất ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc có trong một đợt điều trị, tương tác giữa các thuốc cũng là yếu tố làm tăng ADR.
Các biện pháp để hạn chế ADR
Hạn chế số thuốc dùng, chỉ kê đơn những thuốc thực sự cần thiết.
Nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng cho bệnh nhân, xem xét kỹ có tương tác thuốc hay không.
Nắm vững thông tin về bệnh nhân, đặc biệt là các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao (trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, bệnh lý gan thận, tiền sử dị ứng...).
Chỉ dẫn rõ ràng cho người bệnh hiểu về bệnh tật và cách sử dụng thuốc cho đúng, cách nhận biết sớm các triệu trứng của ADR.
Theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu hiện của phản ứng bất lợi do thuốc và có những xử trí kịp thời.
Thông tin trở lại các trường hợp đã gặp ADR ở lâm sàng để các thầy thuốc có những chú ý khi sử dụng thuốc.
Tóm lại, khi sử dụng thuốc để điều trị, phải xem xét cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc, để lựa chọn thuốc phù hợp với đặc điểm bệnh nhân và tình trạng bệnh tật. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi có ý kiến của bác sĩ.