Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Các thuốc có tác dụng sát khuẩn


Thuốc sát khuẩn có tác dụng diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt của mô sống mà không gây tổn hại cho mô này. Chúng được dùng cho các vết thương trên da, niêm mạc, vết bỏng…
Clorhexidin
Đây là thuốc có tác dụng sát khuẩn và khử khuẩn có các dạng: chế phẩm rà miệng (thường phối hợp với thuốc tê như tetracain, lidocain dưới các dạng viên ngậm, dung dịch súc miệng hoặc khí dung vào miệng), dung dịch rửa, kem dùng ngoài hoặc gel.
Clorhexidin được dùng để khử khuẩn ở da, vết thương, vết bỏng, đường âm đạo, làm sạch dụng cụ và các mặt cứng (mặt bàn bằng gạch men hoặc thép không gỉ). Ngoài ra, clorhexidin có thể phòng ngừa việc tạo thành cao răng và bảo vệ chống lại viêm lợi, thậm chí ở nồng độ rất thấp. Thuốc có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Cũng đã xác định được là sau một lần súc miệng, hoạt tính kháng khuẩn còn duy trì được đến 8 giờ.
Các phản ứng mẫn cảm (kích ứng da) có thể xảy ra trong điều trị viêm da tiếp xúc. Dung dịch nồng độ cao có thể gây kích ứng kết mạc và các mô nhạy cảm khác. Phản ứng dị ứng nặng có thể dẫn đến hạ huyết áp rất nhiều hoặc đỏ bừng toàn thân.  Thuốc có thể gây ra màu nâu ở lưỡi và răng, nhưng hồi phục sau khi ngừng điều trị…
Các thuốc có tác dụng sát khuẩn
Cần sát khuẩn trước khi băng bó vết thương
Cồn 70 độ
Được dùng để sát khuẩn da trước khi tiêm, trước khi chọc, chích tĩnh mạch hay phẫu thuật. Các dùng: bôi trực tiếp lên da, không pha loãng. Cần thận trọng khi dùng với các vết thương hở, vết bỏng nặng…. Khi dùng da có thể bị khô và dễ bị kích ứng khi dùng nhiều lần.
Nước ôxy già (Hydrogen peroxyd)
Dung dịch có các nồng độ 1,5%, 3%, 6% được dùng để súc miệng và rửa vết thương. Để súc miệng, rửa miệng pha loãng dung dịch 1,5%, 3% với nước theo tỷ lệ 1:1. Bôi miệng, lợi dùng dung dịch 1,5%. Rửa vết thương, vết loét dùng dung dịch 1,5%, 3%.
Không dùng nước ôxy già để súc miệng, rửa miệng, rửa vết thương trong thời gian dài. Không dùng cho những vết thương đang lành và không nên giữ thuốc trong thời gian dài. Khi dùng thuốc có thể xảy ra kích ứng, bỏng da và niêm mạc.
Cồn iod (dung dịch iod 5%)
Được dùng để sát khuẩn các vết thương và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật, chống một số nấm da. Cách dùng: bôi thuốc  lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng da tổn thương để tránh nhiễm khuẩn. Ngày bôi 2 lần. Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, gây bỏng rát, đau. Dùng diện quá rộng và vết thương tổn sâu có thể gây nhiễm độc iod.
Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với iod, không bôi trực tiếp trên niêm mạc, không dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tránh dùng cho các thương tổn sâu.
Povidon iod
Dùng để sát khuẩn vết thương, da, niêm mạc; lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn. Có nhiều dạng thuốc như:
Dung dịch 10%: người lớn và trẻ em, ngày bôi 2 lần (dung dịch không pha loãng), nếu cần phủ gạc lên vết thương.
Bột khô để phun 2,5%: người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, lắc kỹ lọ, phun thuốc vào vùng tổn thương, không phun vào các khoang niêm mạc.
Dung dịch súc miệng 1%: người lớn và trẻ em trên 6 tuổi dùng dung dịch không pha loãng hoặc pha loãng 1/2 với nước ấm. Mỗi lần súc miệng khoảng 10 ml trong 30 giây (không được nuốt).
Viên đặt âm đạo 200 mg: Đặt vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1 viên, dùng liên tục 14 ngày. Trước khi đặt phải làm ẩm viên thuốc bằng nước  để thuốc khuếch tán tốt và không gây kích ứng tại chỗ...
Không dùng cho người mẫn cảm với thuốc, tránh dùng thường xuyên hoặc kéo dài ở bệnh nhân bướu giáp nhân coloid; không dùng cho các trường hợp phụ nữ có thai, cho con bú, thủng màng nhĩ, khoang bị tổn thương nặng; trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh).
Thuốc có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Nếu dùng trên diện rộng có thể gây giảm năng tuyến giáp (gây cơn nhiễm độc giáp), nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết, suy giảm chức năng thận (ở người bị bỏng nặng) hoặc co giật (ở người điều trị kéo dài).



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những vấn đề ở đường tiêu hóa và lưu ý khi dùng thuốc

Khi dùng thuốc theo đường này, một số vấn đề có thể xảy ra ở đường tiêu hóa mà người dùng thuốc cần lưu ý để đảm bảo được an toàn, hiệu quả.

Rối loạn nuốt
Một số sản phẩm thuốc được cảnh báo khi dùng nếu bệnh nhân có vấn đề trong việc nuốt thức ăn. Tình trạng nuốt khó (khó nuốt) thường xảy ra ở những bệnh nhân như Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc ung thư đầu, cổ, thực quản. Khi nuốt khó, viên thuốc sẽ không trôi ngay xuống dạ dày, sẽ mắc lại ở thực quản, gây loét thực quản (đối với những thuốc kích ứng như kháng sinh doxycycline) hoặc trương nở có thể gây khó thở...
Loét dạ dày dùng thuốc dễ bị chảy máu dạ dày.
Loét dạ dày dùng thuốc dễ bị chảy máu dạ dày
Vì vậy, khi có cảm giác khó nuốt hoặc bị viên thuốc mắc kẹt ở cổ họng... người bệnh cần thông báo cho nhân viên y tế biết để được xử lý kịp thời.
Có “vấn đề” ở dạ dày
Nếu bệnh nhân có vấn đề ở dạ dày như ợ nóng, đau bụng hoặc đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dụng các thuốc có tác dụng phụ gây hại dạ dày như các loại thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen...). Khi bị viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày dùng các thuốc này sẽ làm trầm trọng thêm bệnh, sẽ gây chảy máu dạ dày.
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn, nôn là các triệu chứng gây phiền hà trong quá trình uống thuốc. Vì rất nhiều thuốc uống có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn ảnh hưởng tới quá trình dùng thuốc. Trường hợp các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc đặt, tiêm...
Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thông báo tình trạng của mình cho bác sĩ biết, ví dụ như đang mắc các bệnh gì, từng bị dị ứng với những thuốc nào... và kịp thời thông báo những bất thường có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc để được xử lý kịp thời, thích hợp.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc trị bệnh viêm nang lông


Viêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da. Biểu hiện bằng những nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông, căn nguyên thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, một số trực khuẩn Gram âm, một số loại nấm... Tùy từng tác nhân gây bệnh mà sẽ có các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống khác nhau. Do vậy không phải cứ bị bệnh viêm nang lông là có thể dùng một loại thuốc để bôi.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông, trong đó phải kể đến: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, nhiễm các chất phóng xạ... những yếu tố này có thể tác động trực tiếp lên da gây nên hiện tượng viêm nang lông.
Do cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông; các trường hợp lạm dụng một số loại thuốc như bôi corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. 
Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường; những người có rối loạn nội tiết cũng thường bị viêm nang lông do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi cộng thêm các yếu tố bên ngoài tác động như vi khuẩn, virut gây nên viêm nang lông.
Thuốc trị bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông
Các biểu hiện của bệnh
Các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông thường là: ngứa tại vùng da bị viêm; sau đó vùng da viêm sần sùi nổi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa ở vùng nang lông. 
Những nốt đỏ mọc quanh vùng bị viêm, có thể là viêm một hoặc nhiều nang lông cùng lúc, nhưng thường thì là viêm một vùng da nào đó trên cơ thể. Nốt đỏ không lớn lắm nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của người mắc chứng bệnh này. Sau khi những nốt đỏ được hình thành và gây ngứa.
Viêm nang lông - viêm lỗ chân lông sẽ chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức, sau đó các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày khỏi không để lại sẹo. 
Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa rát. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp.
Điều trị bệnh như thế nào?
Trong việc điều trị bệnh viêm nang lông muốn có hiệu quả thì việc đầu tiên bạn nên tìm ra nguyên nhân vì sao gây bệnh viêm nang lông nhằm giúp phòng tái lại sau khi bệnh được chữa khỏi. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc phù hợp vừa mang lại hiệu quả cao, bệnh không tiến triển nặng hơn và không để lại sẹo.
Dù là nguyên nhân gây bệnh do tụ cầu, vi khuẩn gram âm, virus hay nấm... thì các biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc bôi tại chỗ và sử dụng thuốc toàn thân. Các thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nang lông khá tốt như betadin, các loại kem mỡ kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn tốt như: bactroban, fucidin... Đối với một số trường hợp bệnh nặng lan ra toàn thân thì nên sử dụng một số thuốc có tác dụng toàn thân, tùy theo tình trạng bệnh viêm nang lông như:
Viêm nang lông do tụ cầu: có thể sử dụng một số kháng sinh toàn thân khi cần thiết như kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, (cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol). Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như nizoral, canesten, mycoster... Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole hoặc terbinafine. Đối với nấm men Candida dùng itraconazole hoặc fluconazol.
Trên đây là một số loại thuốc thông thường để điều trị bệnh viêm nang lông hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc trên trong trường hợp nào, liều lượng là bao nhiêu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu sử dụng thuốc không đúng cách và khoa học thì có thể gây tác dụng ngược lại, gây ra một số biến chứng có hại cho người sử dụng.
Dự phòng bệnh bằng cách nào?
Với người mắc bệnh viêm nang lông, bệnh thường hay tái phát, do vậy việc dự phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh nên: tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn; giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cảnh báo viên thảo dược se khít âm đạo cực nguy hiểm


Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem
Viên thảo dược thơm, còn được gọi là Herbal Womb Detox Pearls, đang được quảng cáo rất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần đặt vào âm đạo một viên trong 72 giờ sẽ thúc đẩy se khít âm đạo, làm sạch tử cung và mang lại trạng thái cân bằng, mùi thơm quyến rũ.
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-2
Không những thế, các nhà quảng cáo còn cường điệu hơn là tuyên bố nó có thể điều trị các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hay nấm và u xơ tử cung
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-3
Tuy nhiên, các chuyên gia đang e ngại, những viên thảo dược sạch tử cungnày chẳng có ai kiểm chứng là tốt cả. Ý tưởng điên rồi này không chỉ vô nghĩa mà còn có hại sức khỏe. Nó thậm chí còn có thể gây ra hội chứng sốc độc tố, có khả năng gây tử vong.
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-4
Bác sỹ phụ khoa Jen Gunter cho biết “Đặt một sản phẩm không được thiết kế phù hợp vào âm đạo lâu dài như vậy có nguy cơ sốc độc tố. Âm đạo có khả năng tự làm sạch và các loại thảo mộc đưa vào sẽ làm hỏng sự cân bằng của những vi khuẩn tốt”.
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-5
Thêm nữa, chèn nó vào âm đạo đến tận 3 ngày có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của những vi khuẩn có hại và sau đó gây nhiễm trùng. Đây cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không mặc băng vệ sinh quá 4 giờ.
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-6
Bất kỳ sản phẩm thơm, xà phòng, gel, thuốc khử trùng, và thụt rửa âm đạo đều có thể ảnh hưởng đến nồng độ pH và sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong âm đạo, và gây kích ứng
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-7
Viên thảo dược này được bán đầy rẫy trực tuyến, 1 gói có giá từ 52-335 Bảng Anh (1,7-11 triệu), có thể dùng được trong 2 tháng
Canh bao vien thao duoc se khit am dao cuc nguy hiem-Hinh-8
Dù cho các chuyên gia y tế cảnh báo, công ty thảo dược vẫn khăng khăng rằng, sản phẩm của họ chỉ đơn giản thay thế dược liệu tự nhiên và rất nhiều phụ nữ đang được hưởng lợi từ điều đó



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đừng phó thác sức khỏe cho dầu cá omega-3

Được giới thiệu như một sản phẩm đa chức năng, dầu cá omega-3 đã trở nên phổ biến, dành cho mọi lứa tuổi. Rất nhiều trẻ em, người lớn, người già tự mua để uống mỗi ngày với niềm tin sẽ phòng tránh và giải quyết được hàng loạt các bệnh, từ mắt, thần kinh, tim mạch đến dị ứng, hen suyễn, viêm khớp, vảy nến... thế nhưng, hết thảy các bác sĩ đều cảnh báo "việc tự ý bổ sung dầu cá có thể mang hại vào thân".
Dầu cá như thần dược?
Tại một hiệu thuốc trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, TPHCM nhân viên bán hàng cho biết có khoảng gần 10 loại dầu cá khác nhau, nhập khẩu từ Úc, Mỹ, Trung Quốc và hàng trong nước. Tất cả đều ở dạng viên nang, chứa dầu ở bên trong, đóng thành vỉ hoặc hộp nhựa. Đa số các sản phẩm có giá dao động từ 1.200-1.500đ/viên; hàng nội giá mềm hơn, dưới 1.000đ/ viên; một vài loại nhập từ Úc, Mỹ giá lên đến trên 12.000đ/viên.
“Giúp phát triển hệ thần kinh, cải thiện trí não; tăng cường thị lực, giúp mắt sáng khỏe; bảo vệ tim mạch; điều trị rối loạn cương dươngu xơ tuyến tiền liệt; bảo vệ gan; cho làn da đẹp mượt mà; hỗ trợ điều trị các bệnh: dị ứng, hen suyễn, viêm khớp, vảy nến, nhiễm trùng da, nấm da…” - đó là hàng loạt tác dụng được quảng cáo cho viên dầu cá.
Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến một số lợi ích về sức khỏe của thành phần acid béo omega-3 trong dầu cá. Theo TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Khoa Dinh dưỡng, BV ĐH Y Dược TPHCM, omega-3 có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện cholesterol máu.
Dung pho thac suc khoe cho dau ca omega-3
Việc tự ý bổ sung dầu cá có thể mang hại vào thân
Nên bổ sung omega-3 từ bữa ăn
Từ những lý do trên, dầu cá đã trở thành một hình thức bổ sung thực phẩm khá phổ biến. Tuy nhiên liều cao omega-3 cũng có thể đưa đến tác dụng không mong muốn như nguy cơ chảy máu, tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol), rối loạn kiểm soát đường huyết, hơi thở có mùi cá. Bên cạnh đó, một số loại cá nhiều dầu có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao. Thủy ngân là chất độc đối với cơ thể người, gây thoái hóa tế bào thần kinh và độc tính đối với bào thai.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định rằng, việc sử dụng các acid béo omega-3 ở dạng thực phẩm bổ sung là an toàn khi lượng đưa vào cơ thể không quá 3g mỗi ngày (kể cả từ thức ăn và sản phẩm bổ sung).
Tuy nhiên, có một số bệnh lý cần thận trọng khi dùng dầu cá, chẳng hạn như ở người có rối loạn nhịp tim, hen, viêm ruột, bệnh gan, ung thư đại tràng… Vì vậy, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bổ sung dầu cá.
Dầu cá chứa hai loại acid béo omega-3 là acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA). Một số loại hạt và dầu thực vật có chứa acid alpha-linolenic (ALA) có thể chuyển thành DHA và EPA trong cơ thể.
Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn khỏe mạnh ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần, đặc biệt là loại cá có dầu như cá da trơn (cá hồi, cá ngừ, cá tuyết...). Các nguồn thức ăn thực vật như đậu hủ, cải dầu giàu ALA cũng được khuyến cáo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nhu cầu hằng ngày đối với EPA và DHA là 0,3-0,5g và đối với ALA là 0,8-1,1g. Chế độ ăn phong phú và có chú ý đến thực phẩm giàu omega-3 là đủ đáp ứng nhu cầu omega-3 hằng ngày.
Liều bổ sung omega-3 thông thường là 1g/ngày nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cơ thể chúng ta cũng vẫn hưởng lợi từ việc ăn cá hơn là chỉ uống viên bổ sung. BS Trần Thanh Hùng, Bộ môn Thần kinh, ĐH Y Dược TPHCM, cho biết: Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy dầu cá omega-3 có tác dụng bổ não, bổ thần kinh, tăng cường trí nhớ hay giảm căng thẳng.
BS Võ Chinh Nga, BV Mắt TP.HCM cũng khuyến cáo: Dù trong dầu cá omega-3 có chứa tiền tố vitamin A, tốt cho mắt, nhưng người dùng cũng không cần thiết phải bổ sung theo đường uống. Vitamin A có trong nhiều loại thực phẩm. Chỉ cần ăn uống đầy đủ chất, nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày là đủ lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc giảm đau có thể gây chết người

Thuốc giảm đau và thuốc an thần tưởng chừng có thể khiến tâm lý con người dễ chịu hơn nhưng dùng chúng không đúng cách sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng cuộc sống con người, thậm chí trong thời gian dài có thể gây tử vong.
Các nghiên cứu cho rằng opioids, một loại hợp chất có trong thuốc giảm đau được chiết xuất từ cây thuốc phiện, có thể tạo ra cải thiện tâm trạng trong một thời gian ngắn nhưng dùng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm. 
Thuốc giảm đau chứa opioid có hiệu quả rất cao trong việc giảm đau nhưng dài lâu có thể dẫn tới phụ thuộc và nhờn thuốc. Khi cơ thể đã quen với thuốc, nó trở nên ít hiệu quả hơn, buộc phải sử dụng liều cao hơn nếu cần, tác dụng phụ sẽ trở nên trầm trọng và thậm chí thuốc sẽ không còn tác dụng nào.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy opioid có quan hệ với bệnh trầm cảm sau khi dùng thuốc giảm đau và trị trầm cảm hằng ngày. Hơn nữa, bệnh trầm cảm gây ra bởi thuốc giảm đau chứa opioid tương ứng với thời gian dùng thuốc. 

Các bệnh nhân và người điều trị cần nhận thức rằng sử dụng thuốc chứa opioid trong hơn 30 ngày sẽ tăng nguy cơ bị chứng trầm cảm mới. Các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm codeine, fentanyl, hydrocodone, hydromorphone, levorphanol, meperidine, oxycodone, oxymorphone, morphine và pentazocine.
Các bác sĩ tâm lý thường kê đơn những loại thuốc này để kiểm soát nhiều chứng bệnh từ chứng nghiện rượu, hay lo lắng, rối loạn lưỡng cực cho đến phụ thuộc opioid, chứng ám ảnh và các loại bệnh tâm thần khác.
Theo một nghiên cứu vào tháng 11-2015, 52% phụ nữ và 38% nam giới trong nghiên cứu báo cáo rằng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn thường là thuốc chứa opioid. Đây là tình trạng phổ biến ở ngay cả những nước y học phát triển nhất như Canada, Mỹ. So với những năm 1990, số bệnh nhân bị nghiện opioid đã tăng đến 30% vì thuốc do bác sĩ kê đơn.
Các bệnh nhân càng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc chứa opioid. Theo một nghiên cứu, thuốc giảm đau bán tràn lan không kiểm soát có thể vi phạm các quy định y dược và đối tượng sử dụng các loại thuốc này nhiều nhất lại là người trưởng thành trẻ tuổi. Tại Mỹ, bác sĩ tâm lý Narendra Nagareddy vừa bị bắt vì cáo buộc kê đơn thuốc chứa opioid quá liều, gây ra khoảng 12 ca tử vong của bệnh nhân.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nên uống thuốc bằng nước nào?

Có người vẫn ngộ nhận rằng dùng loại nước nào để uống thuốc mà chẳng được, miễn là có nước sẽ hỗ trợ khi nuốt giúp đẩy những viên thuốc xuống dạ dày là được. Nhưng như vậy sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn gây hại đến cơ thể.
Không phải nước nào cũng dùng để uống thuốc!
Theo sự cảnh báo của các nhà khoa học, nếu ta uống thuốc bằng các loại nước tùy tiện như sữa, cà phê, trà, nước giải khát có ga, nước ép trái cây, nước uống thể thao, nước khoáng hay bia rượu... đều không tốt. 
Ví dụ khi dùng sữa để uống thuốc với một số kháng sinh (như tetracyclin) vì trong sữa có chứa canxi có thể sẽ tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu cho thuốc tác dụng. 
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc lại cần uống chung với sữa như dùng thuốc gây bào mòn dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng loại nước uống với thuốc nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.
Dùng cà phê, trà, nước giải khát có ga thì trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được thuốc.
Chỉ nên uống thuốc với nước lọc.
Chỉ nên uống thuốc với nước lọc
Còn nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc như nước cam, nước chanh có vị chua (là acid hữu cơ) có thể làm cho thuốc kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng bởi các loại kháng sinh này kém bền vững ở môi trường acid. 
Song nước cam, nước táo khi dùng uống thuốc còn có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc như làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nước nho ép dùng uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm. 
Nước ép lựu có chứa một loại enzym có thể làm giảm tác dụng của các thuốc trị tăng huyết áp. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit) có tên khoa học Citrus paradises. Loại bưởi này chứa hoạt chất naringin và bergamotin khi uống chung với một số thuốc như statin trị rối loạn lipid, atelenol trị tăng huyết áp... sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, dẫn đến nồng độ thuốc tăng cao trong máu. Để thận trọng hơn cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở nước ta. 
Ngay cả nước uống thể thao do chứa chất kali, các loại nước này chỉ dành riêng cho người chơi thể thao. Do đó, nếu khi dùng để uống thuốc có thể trở nên nguy hiểm đối với một số thành phần của thuốc trị bệnh suy tim, tăng huyết áp. Ngay cả chuối cũng phải cẩn trọng vì chuối là loại trái cây giàu kali. Đặc biệt là bia và rượu là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. 
Vì rượu sẽ làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như thuốc metronidazol, các cephalosporin... nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng như là sắp chết.
Nước nào uống thuốc tốt nhất?
Có những người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu vặt nên rất ngại uống nước khi phải uống thuốc. Vì thế với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng tuy dễ dàng nuốt nên có người đã uống khan, không uống chung với nước, do đó có trường hợp viên nang đã dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất nguy hiểm. 
Song uống thuốc còn cần uống với một lượng nước đủ để giúp phân rã viên thuốc giúp nhanh chóng được hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa. Đó là chưa nói đến nhu cầu cần thiết đối với một số loại thuốc có chứa dược chất sulfamid đòi hỏi phải uống nước thật nhiều nhằm thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi hại thận.
Vậy khi uống thuốc viên, nang bằng loại nước nào là tốt nhất. Khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ có nước lọc là loại nước dùng để uống thuốc tốt nhất. Nước lọc là nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh. Đây là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc vì nó đã được diệt khuẩn, các chất tan như canxi, magiê, natri, kali đặc biệt những độc chất như thạch tín... được loại bỏ hoặc ở ngưỡng cho phép. 
Do đó, khi uống thuốc với loại nước này sẽ không bị các chất hòa tan có trong nước tương tác với thuốc làm thay đổi tác dụng của thuốc. Với lượng nước này cũng đủ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu dẫn đến các cơ quan trong cơ thể cho tác dụng. 
Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như canxi, natri... có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons