Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Cảnh giác với các loại thuốc có thành phần thuốc phiện

Thuốc có thành phần chứa thuốc phiện có nhiều loại nhưng thông thường hay sử dụng nhiều các thuốc như terpincodein để trị rối loạn tiết phế quản.

Thuốc có thành phần chứa thuốc phiện có nhiều loại nhưng thông thường hay sử dụng nhiều các thuốc như terpincodein để trị rối loạn tiết phế quản, trị các chứng ho long đờm hay opizoic dùng trong tiêu chảy, đặc biệt là morphin là loại thuốc gây nghiện khi mua phải có đơn mặc dù có công hiệu giảm đau rất tốt thường dùng trị đau trong ung thư...
Tuy nhiên, khi sử dụng chúng không hề đơn giản, vì trong thành phần đều chứa hoạt chất của thuốc phiện. Terpicodein thành phần gồm terpin hydrate, codeine base. Vì có thuốc phiện nên thuốc chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh nhân suy hô hấp, hen suyễn và tránh dùng chung với thuốc có chứa atropin, cồn và các thuốc ho khác, phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc cũng có tác dụng không mong muốn như gây táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da...
Opizoic là loại viên nén gồm cao opi (10% morphin) 5mg, long não 2mg, acide benzoic 10mg, tinh dầu hồi 1mg. Thuốc được dùng để cầm tiêu chảy, giảm đau và có tác dụng trị triệu chứng. Thuốc có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch vị, gây táo bón. Tuy nhiên, do thuốc chứa thuốc phiện nên xếp vào loại thuốc độc bảng A, phải có chỉ định của bác sĩ. Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
Thuốc giảm đau morphin
Thuốc giảm đau morphin
Đặc biệt, morphin - loại thuốc giảm đau gây nghiện (opiat) là một alcaloid có hàm lượng cao nhất (10%) trong nhựa khô quả cây thuốc phiện, về mặt cấu tạo có chứa nhân piperridin-phenanthren. 
Morphin tác dụng chọn lọc và trực tiếp lên tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não với nhiều trung khu bị ức chế như trung khu đau, trung khu hô hấp, trung khu gây ho... Nhưng có trung khu lại bị kích thích nên gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Bởi vậy, khi sử dụng những chế phẩm thuốc phiện đều có tiềm năng độc hại của các chất chủ vận opiat nên khi dùng phải hết sức thận trọng. Dùng nhắc lại nhiều lần có thể gây lệ thuộc thuốc, nhờn thuốc và nghiện thuốc. Vì vậy, người bệnh phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này trong trị bệnh, tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc không được dùng với rượu bia

Trong cuộc vui, người ta thường uống bia. Bia nên gọi cho đầy đủ là rượu bia bởi vì bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%. Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.

Ảnh minh họa: soha
Đối với cơ thể ta, rượu hay cồn được xem như là chất độc không hơn không kém. Khi uống thức uống có cồn, rất nhiều cơ quan trong cơ thể ta phải làm việc cật lực để giải độc và thường là thích ứng với sự độc này. 
Rượu bia là kẻ nham hiểm bởi vì nó không làm cho kẻ uống nó ngộ độc tức khắc (trừ trường hợp ngộ độc nặng như kiểu uống rượu dỏm chứa độc chất methanol đưa đến tử vong) mà phá hủy cơ thể người dùng nó một cách ngấm ngầm, để đến lúc nào đó trở thành người nghiện rượu gục xuống trong cơn bạo bệnh không thể cứu chữa được. 
Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu bia là hệ thần kinh trung ương (TKTW). Uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần” ngang hàng của nghiện ma túy, kế đến là gan (dễ bị xơ gan), rồi đến dạ dày tá tràng (bị viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa), v.v…
Chính tác dụng ức chế hệ TKTW, hại gan, hại dạ dày… của rượu kể trên mà có nhiều thuốc không được dùng chung với rượu bia. Bởi vì, nếu dùng thuốc chung với việc uống rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. 
Có tình trạng rất đáng buồn thường xảy ra là nhiều người xem việc uống rượu trong khi dùng thuốc là bình thường. Thống kê vào năm 2008 cho thấy, khoảng 64% số người trưởng thành ở Mỹ có uống rượu, song hành với 3,8 tỉ lượt thuốc được kê đơn đến tay người bệnh. Tuy vậy, rất ít bác sĩ lưu ý người bệnh mối liên hệ nguy hại tiềm tàng giữa rượu và thuốc mà họ kê đơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ nhập viện do rượu tăng lên đáng kể.
Sau đây là các thuốc không được dùng chung với rượu bia:
Các thuốc ức chế hệ TKTW: gồm các thuốc an thần gây ngủ (như diazepam), thuốc giảm đau opioid gây nghiện (codein, tramadol, fentanyl), thuốc kháng histamine trị dị ứng thế hệ cũ (promethazin, clorpheniramin, alimemazin), thuốc chống động kinh (carbamazepin, acid valproic, gabapentin). Dùng chung với rượu, các thuốc nhóm này sẽ gây tác dụng quá liều an thần nguy hiểm.
Các thuốc kích thích hệ TKTW: như thuốc caffein…, dùng chung với rượu sẽ gây đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho caffein giảm hiệu lực.
Các thuốc hạ huyết áp: gồm các thuốc chẹn bêta (atenolol), đối kháng calci (diltiazem), ức chế men chuyển (captopril)… Dùng chung với rượu, có khi thuốc sẽ gây tác dụng hạ huyết áp quá đáng (tụt huyết áp) vì rượu có tác dụng làm dãn mạch là hạ huyết áp, nhưng có khi ngược lại, người dùng thuốc uống rượu lại tăng huyết áp chứ không hạ huyết áp theo mong muốn.
Các thuốc gây độc cho gan: gồm các thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol, thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc trị sốt rét (cloroquin), thuốc trị loạn nhịp tim (quinidin), thuốc chống nấm (griseofulvin). Rượu và thuốc đều gây độc cho gan nên nếu dùng chung sẽ gây hại cho gan gấp nhiều lần. Riêng paracetamol là thuốc dễ bị lạm dụng uống với rượu để trị nhức đầu, không bị say thì gây hoại tử tế bào gan nhiều khi không hồi phục.
Các thuốc chống viêm không steroid NSAID: aspirin, diclofenac, ibuprofen… Bản thân các thuốc này dễ gây viêm loét dạ dày-tá tràng, nếu uống chung với rượu sẽ tăng tác dụng có hại xuất huyết tiêu hóa lên nhiều lần.
Các thuốc trị đái tháo đường týp 2: glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin… Rượu có tác dụng hạ đường huyết nên nêu dùng chung với thuốc sẽ hiệp đồng làm tụt đường huyết đột ngột, gây hôn mê.
Các thuốc chống đông máu: warfarin... Tùy thuộc lượng rượu uống vào, rượu có thể tương tác với warfarin làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông máu của warfarin. Nếu làm tăng sẽ gây xuất huyết rất nguy hiểm. Còn nếu làm giảm sẽ có nguy cơ làm cục máu đông lớn hơn gây nghẽn mạch.
Các thuốc kháng sinh có tác dụng gây phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse hay hội chứng tương tự disulfiram): điển hình là kháng sinh metronidazol. Metronidazol có tác dụng giống như disulfiram (biệt dược Antabuse) là thuốc dùng cai rượu. 
Khi uống metronidazol chung với rượu, metronidazol sẽ làm ngưng sự chuyển hóa rượu chỉ tạo ra acetaldehyd là chất độc làm cho cơ thể bị buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, nhức đầu dữ dội. Vì vậy, tuyệt đối không dùng rượu chung với metronidazol, ketoconazol, isoniazid, các cephalosporin… sẽ bị hội chứng tương tự disulfiram rất nguy hiểm. 
Ngay như thuốc dùng trị tẩy giun sán như mebendazol, albendazol một khi đã dùng phải 24 giờ sau mới được uống rượu bia để không bị phản ứng thuốc gây hại.
Tóm lại, nên lưu ý đã uống rượu thì không uống thuốc, và uống thuốc rồi thì không uống rượu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Lưu ý khi chọn thuốc ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thời tiết vào đông lạnh giá kèm theo ô nhiễm môi trường đang làm gia tăng tình trạng các bệnh lý hô hấp ở trẻ em với những cơn ho tái phát nhiều lần khiến các mẹ hết sức lo lắng. 

Nhiều mẹ đã mang con đi tới các phòng khám để được khám và điều trị mong sao chữa trị dứt điểm cho bé. 

Tuy nhiên, bác sĩ kê toa khác nhau, dược sĩ tại nhà thuốc cũng tư vấn nhiều loại khác nhau khiến mẹ bối rối.Theo các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn thuốc ho cho trẻ cần quan tâm đến các yếu tố dưới đây.

Tính hiệu quả và an toàn

Đây là hai yếu tố quan trọng bậc nhất  để bác sĩ kê toa. Tùy vào nguyên nhân gây ho, sẽ có thuốc thích hợp để điều trị tận gốc “căn nguyên” gây ho hiệu quả. 

Đối với ho do dị ứng thời tiết, các thuốc chống dị ứng hiệu quả hơn thuốc ho ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương. 

Đối với ho do viêm đường hô hấp trong các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản…, điều trị ho cần kết hợp các tác dụng kháng viêm, tiêu đàm và chống co thắt phế quản.

Tính hiệu quả của thuốc cần phải được kiểm chứng qua lâm sàng trên số mẫu đủ lớn, được lưu hành rộng rãi qua nhiều năm để khẳng định tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc đối với bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau. 

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tính an toàn phải được ưu tiên hàng đầu. Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi, codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan hoặc thủ thuật nạo amidan họng, trẻ có các vấn đề hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ cần thận trọng khi sử dụng codein. Tại Mỹ, FDA khuyến cáo không sử dụng các thuốc ho cảm tân dược này cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thuốc nguồn gốc thảo dược với thuốc nguồn gốc hóa dược

Thuốc điều trị ho có nhiều hoạt chất khác nhau, nguồn gốc từ hóa dược hoặc dược liệu thiên nhiên. Trẻ nhỏ dùng hóa dược có thể gặp nhiều tác dụng phụ. 

Chẳng hạn như nhóm thuốc kháng histamin chứa hoạt chất diphenhydramin, chlorpheniramin, promethazin… giúp chống dị ứng, giảm ngứa họng, giảm ho và hạn chế tiết dịch mũi. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, chán ăn và táo bón, thậm chí gây kích động và co giật.

Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị ho hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cần phân biệt thuốc ho thảo dược với thực phẩm chức năng trị ho có thành phần thảo dược. Thuốc có tác dụng điều trị ho, trong khi thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Xuất xứ

Dù mua thuốc ho trong nước hay ngoại nhập, mẹ cũng nên xem kỹ hãng sản xuất, công ty phân phối... Nên chọn thuốc ho có thương hiệu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế sản xuất, đồng thời mua tại các hiệu thuốc lớn và uy tín. Tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán tại chợ đen hoặc trên mạng. 

Đặc biệt việc mua và dùng thuốc ngoại nhưng là hàng xách tay, không phải thuốc nhập khẩu chính thức, không thông qua kiểm định của các cơ quan chức năng rất dễ bị nguy cơ hàng giả, hàng nhái, chưa kể việc phải mua với giá đắt, giá khống.

Giá cả và tiện dụng

Giá cả là yếu tố cuối cùng nên xem xét khi các yếu tố khác như hiệu quả điều trị, tính an toàn, thương hiệu đều tương đồng. Các mẹ thường có thói quen tính giá trên 1 đơn vị  hộp, chai thuốc. 

Tuy nhiên, giá cả nên được so sánh theo giá trên đợt sử dụng. Đối với thuốc ho dạng si rô, hương vị và dạng đóng gói cũng rất quan trọng trong việc sử dụng cho trẻ. 

Vị dễ uống, cách đóng gói hợp vệ sinh cho việc sử dụng nhiều lần sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian và công sức, tránh việc mỗi lần cho con uống siro ho là một “trận chiến”.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tác dụng quý ít biết của vitamin B9

Cách đây 10 năm khi nói đến vitamin B9 hay còn gọi là folic acid người ta chỉ biết nó cần bổ sung cho phụ nữ mang thai, người bệnh đang dùng các loại thuốc kháng folic acid, điều trị chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Ngày nay, nhờ sự tìm tòi tích cực của các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tác dụng quý của folic acid cho sức khỏe con người từ lúc là mầm sống đến tuổi già.
Vitamin B9 còn gọi là vitamin Bc, vitamin L1, vitamin M, acid folic, folacin hay folate. Tên hóa học: Pteroyl monoglutamic acid.
Năm 1941, các nhà khoa học phát hiện trong lá của rau Bina (spinach) có acid folic. Ngày nay, vitamin B9 ở mỗi nước có một cách quản lý khác nhau. Ở Việt Nam được coi là thuốc. Có các dạng thuốc: uống (viên nén, viên nang, dung dịch) với hàm lượng 0,4; 0,8; 1; 5mg. Hoặc phối hợp với sắt (Fe); phối hợp với các vitamin khác nhau. Thuốc tiêm dưới dạng muối của acid folic 5mg/ml để tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da (thuốc tiêm phải bán theo đơn). Ở Mỹ, viamin B9 được coi là thực phẩm chức năng.
Những thực phẩm giàu folic acid.
Những thực phẩm giàu folic acid
Vai trò của acid folic
Folic acid là vitamin thuộc nhóm B, là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rất cần để sản xuất tế bào mới, trong đó có hồng cầu, bạch cầu; nó đặc biệt quan trọng ở giai đoạn phân chia và lớn nhanh của tế bào trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. 
Đóng vai trò quan trọng với sự hình thành, phục hồi và tổng hợp nên AND, cần thiết trong việc nhân đôi AND và tránh đột biến AND. Cần cho nam trong độ tuổi sinh đẻ tạo tinh trùng, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.
Folic acid làm giảm lượng homocystein, chất tạo điều kiện cho vữa xơ mạch vành phát triển nên rất cần thiết cho người bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Folic acid tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, adrenalin, noradrenalin... giúp cho thần kinh hoạt động tốt; chống các bệnh như phản ứng chậm chạp, rối loạn thái độ, tự kỷ.
Folic acid kết hợp với vitamin B12 giúp sản sinh tế bào máu chống bệnh thiếu máu. Folic acid là chất xúc tác cho nhiều loại dược phẩm, giảm tác dụng phụ có hại cho cơ thể, rất cần cho những người thường xuyên phải dùng thuốc hoặc phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị nhiều bệnh cùng lúc (thuốc giảm đau, chống co thắt, hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu, kháng sinh, kháng lao, trợ tim, an thần, nhuận gan, chống động kinh, chống sốt rét...).
Nhu cầu folic acid hàng ngày của cơ thể
Trẻ còn bú: 50mcg, từ 1 đến 3 tuổi: 100mcg, từ 4 đến 12 tuổi: 200mcg, từ 13 tuổi đến người lớn 300mcg, phụ nữ có thai hoặc cho con bú 500mcg (giới hạn an toàn 800mcg).
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ và Hà Lan: Hàng ngày uống 800mcg folic acid sẽ giúp cho người già tăng khả năng nhận thức, duy trì thính lực, tiến bộ về trí nhớ và tổng hợp tin tức.
Quỹ Chăm sóc người cao tuổi Mỹ (CLF) khuyến cáo, người cao tuổi nên bổ sung hàng ngày 400mcg folic acid.
Nguồn cung cấp
Folic acid có trong thức ăn thiên nhiên như: các loại rau xanh tươi sống, nấm, đậu, củ, quả, ngũ cốc, thịt và phủ tạng động vật... Folic aicd cao nhất là gan bò, gan gà: 590mcg, sau đến hạt đậu đũa 430mcg, hạt đậu tương 210mcg, quả ổi chín 170mcg, rau mồng tơi 134mcg, hạt lạc 124mcg, rau đay 123mcg, rau muống 122mcg...
Folic acid không bền với nhiệt, không khí, ánh sáng, chất kiềm. Các loại rau tươi không nên ngâm lâu dưới nước, không nấu chín nhừ (thực phẩm đóng hộp mất từ 50 - 90% acid folic).
Vì vậy, người nội trợ cần biết những thức ăn dễ kiếm, rẻ tiền này để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là đã đảm bảo nhu cầu folic acid mà không cần mua thực phẩm chức năng nhập ngoại đắt tiền.
Vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp một lượng folic acid để đáp ứng nhu cầu cơ thể khi thức ăn không đủ cung cấp (tuy vậy, một số người lại ít có khả năng này do di truyền hoặc do cơ thể yếu).
Trong các loại thức ăn kể trên, folic acid tồn tại dưới dạng poly glutamat, khi vào cơ thể được men carboxypeptidase thủy phân rồi bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hóa tạo MDHF, chất này được hấp thụ vào máu, sau đó được phân bố vào các mô trong cơ thể, được tập trung trong dịch não tủy và dự trữ ở gan.
Folic acid trong dược phẩm được giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu ở đoạn đầu ruột non, được tích trữ chủ yếu ở gan và dịch não tủy.
Tương tác thuốc: cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của folic acid, thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folic acid, thuốc chống co giật: nếu uống cùng lúc với folic acid thì nồng độ thuốc chống co giật bị giảm; sulphasalazin: làm giảm hấp thu folic acid.
Tránh dùng cùng lúc với: trà, cà phê, rượu sẽ giảm khả năng hấp thu folic acid.
Folic acid được chỉ định điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và phòng các trường hợp thiếu folic acid.
Folic acid không dùng trong trường hợp mắc bệnh ung thư máu, thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nguy hiểm, nghiền thuốc thành bột để uống!

Khoảng 60% số người cao tuổi gặp rắc rối khi nuốt thuốc. Vì vậy, một số người sử dụng thuốc thường cà nhuyễn viên thuốc, tháo nang thuốc ra nhằm tạo thuận lợi cho việc nuốt thuốc.

Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng thuốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tác dụng phụ nguy hại của thuốc mà theo ước tính có đến 75 triệu toa thuốc gây ra tác dụng phụ nguy hại hàng năm.
Theo các chuyên gia y tế, nếu người sử dụng thuốc bị chứng khó nuốt thuốcthì nên chuyển qua những dạng bào chế khác, chẳng hạn như dạng thuốc lỏng, dạng thuốc dán thấm qua da dạng thuốc hít, đặt trực tràng... 
Nghiền thuốc để uống sẽ đưa đến hậu quả nghiêm trọng, có nhiều trường hợp bị tử vong. Nhiều loại viên thuốc được bao viên nhằm điều chỉnh tốc độ giải phóng thuốc vào hệ tuần hoàn máu. Khi thuốc bị nghiền, tốc độ giải phóng thuốc bị thay đổi và vì vậy người sử dụng thuốc dễ bị ngộ độc do quá liều.
Những loại viên thuốc được kê chỉ sử dụng một lần trong ngày thường được bao viên một cách đặc biệt nhằm giúp hoạt chất được đi vào máu một cách từ từ và đều đặn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Khi nghiền viên thuốc để uống thì nồng độ thuốc được hấp thu ban đầu rất cao để rồi chẳng có gì cho khoảng thời gian còn lại trong ngày.
Anh minh họa
Anh minh họa
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến mà người sử dụng thuốc phải thuốc nằm lòng rằng không bao giờ được nghiền hoặc tháo vỏ nang.
Tamoxifen: thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhũ hoa, những người thực hiện việc nghiền thuốc có thể hít phải bụi thuốc. Nếu người nghiền thuốc này  trong lúc mang thai thì cực kỳ nguy hiểm.
Morphine: dùng giảm đau trong những trường hợp đau nghiêm trọng chẳng hạn ung thư. Nếu viên thuốc morphine được nghiền thì bệnh nhân sẽ bị quá liều vì morphine sẽ được hấp thu vào cơ thể một cách cực kỳ nhanh chóng
Nifedipine: đây là một loại dược phẩm dùng để trị đau thắt ngực và trị cao huyết áp. Nếu nghiền thành bột thì người sử dụng thuốc sẽ bị rủi ro đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, nhẹ hơn một chút thì nhức đầu, xây xẩm.
Ngoài ra, khi gặp các dược phẩm bao gồm viên nén, viên nang  có ghi các chữ cái hoặc các con số như: 12-hour, 24-hour, CC, CD, CR, ER, LA, Retard, SA, Slo-, SR, XL, XR,  XT... thì tuyệt đối không được  nghiền thuốc hoặc tháo vỏ nang để lấy bột mà uống.
Điều quan trọng là bệnh nhân cần nói cho bác sĩ biết rằng mình bị chứng khó nuốt, theo đó bác sĩ sẽ kê những dạng bào chế khác thích hợp hơn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc điều trị viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh gây đau đớn vì viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa.


Viêm tai giữa cấp tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.
Cấu tạo tai
Tai được chia làm 3 phần, bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương tai tránh bị tổn thương). 
Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian. 
Sự khởi đầu và triệu chứng của viêm tai giữa thường nhanh chóng. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm: đau tai, nhất là khi nằm xuống, sốt 38,5oC hoặc cao hơn, khó ngủ, khóc và cáu kỉnh nhiều hơn bình thường, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu, chảy dịch từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy. Triệu chứng viêm tai giữa thường gặp ở người lớn: đau tai, sốt, chảy dịch từ tai, giảm thính lực...
Hình ảnh tai bình thường và đau tai do viêm
Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa để chỉ định thuốc điều trị.
Lưu ý dùng thuốc điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
Khi viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Thuốc điều trị toàn thân
Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm: Nhóm bêta - lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm tai giữa. Lưu ý hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, kanamycin...) đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói, trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc ốc tai cho trẻ. Nếu dùng trẻ có thể sẽ bị câm điếc do thuốc.
Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 - 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề nhằm ngăn chặn tiến triển viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau: thông dụng và an toàn nhất là paracetamol, dùng liều lượng tùy theo cân nặng của trẻ, người lớn dùng theo hướng dẫn sử dụng đính kèm thuốc.
Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc nhỏ mũi: dùng thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm) được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai. Thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline,...
Với thuốc nhỏ tai cần lưu ý: Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và thuốc dùng cho viêm tai có thủng màng nhĩ.
Nếu viêm tai không thủng màng nhĩ: Giai đoạn sung huyết dùng thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa... Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax...
Trường hợp viêm tai có bị thủng màng nhĩ: Dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như rifamycin, effexin...
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai-mũi-họng. Người bệnh không tự ý dùng thuốc dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, không hồi phục, nguy hiểm nhất là điếc dẫn đến câm ở trẻ nhỏ...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cần nghĩ lại việc dùng thuốc hạ huyết áp

Nhiều mạng sống có thể được cứu nếu các bác sĩ xem xét việc sử dụng thuốc hạ huyết áp cho tất cả bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim, thậm chí nếu huyết áp của họ bình thường.

Nghiên cứu này kêu gọi bãi bỏ việc sử dụng những hướng dẫn hiện hành khuyên bác sĩ chỉ dùng thuốc cho bệnh nhân nếu huyết áp của họ trên một ngưỡng nào đó.
Nhưng các chuyên gia cũng ghi nhận các yếu tố lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm huyết áp theo nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Lancet.
Cao huyết áp được xem là nguy cơ dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Những hướng dẫn hiện này gợi ý bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc khi huyết áp của họ đạt ngưỡng 140 mmHg.
Trước khi đạt đến chỉ số này ngay cả với những người có nguy cơ cao nhất, thí dụ bị đột quỵ, họ vẫn được theo dõi chứ không phải dùng thuốc.
Giờ đây, một nhóm chuyên gia quốc tế kêu gọi các bác sĩ nên tập trung vào những nguy cơ của bệnh nhân thay vì ngưỡng huyết áp “võ đoán” và cứng nhắc.
Bệnh nhân cần được dùng thuốc dựa vào nguy cơ của họ hơn là dựa trên các con số máy móc
Bệnh nhân cần được dùng thuốc dựa vào nguy cơ của họ hơn là dựa trên các con số máy móc
Các chuyên gia đã phân tích kết quả của hơn 100 thử nghiệm phạm vi lớn ảnh hưởng trên 600.000 người từ năm 1996 đến 2015.
Họ thấy rằng những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất – gồm người hút thuốc lá có lượng cholesterol máu cao và người trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường – có thể nhận được lợi ích nhiều nhất từ việc điều trị, nghĩa là giảm được nguy cơ bịnhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Thêm vào đó, nghiên cứu cũng gợi ý một khi điều trị, mức huyết áp có thể được giảm nhiều hơn mục tiêu được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu lại thấy rằng mức huyết áp của bệnh nhân bắt đầu được điều trị càng thấp thì lợi ích nhận được từ đó càng thấp.
Các tác giả không đi quá xa để gợi ý mọi bệnh nhân phải dùng thuốc và lưu ý những tác dụng phụ của thuốc cần phải được xem xét.
GS Liam Smeeth thuộc Trường y học nhiệt đới và vệ sinh London thừa nhận các khám phá này rất quan trọng đối với những người có nguy cơ cao. Nhưng ông cảnh báo: “Không phải mọi bệnh nhân có khả năng dung nạp thuốc để giảm được huyết áp và cần phải cân bằng các tác dụng phụ của thuốc với những lợi ích”.
Trong khi đó chuyên gia tim mạch Tim Chico của đại học Sheffield (Anh quốc) cho rằng thuốc men không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Ông nói: “Chúng ta có thể làm giảm huyết áp bằng những cách an toàn, rẻ tiền và hiệu quả như thuốc đó là ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động, giảm bớt rượu bia và duy trì cân nặng lý tưởng”.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons