Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Nguyên tắc dùng thuốc trị viêm gan virus B an toàn

Việt Nam là một trong 9 quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus cao. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là khoảng 10% dân số.

Trước hết, cần phải hiểu một điều là hệ thống gan mật của y học hiện đại rất gần gũi với tạng can và phủ đởm của y học cổ truyền về cả phương diện sinh lý và bệnh lý nhưng không hoàn toàn đồng nhất. 

Bởi lẽ, cái gọi là tạng “Can” trong y học cổ truyền bao hàm cả một hệ thống các chức năng phong phú chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề tiêu hoá, trong đó có cả chức năng thần kinh, nội tiết, sinh dục...
Nguyen tac dung thuoc tri viem gan virus B an toan
Ảnh minh họa
Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong phòng bệnh cần tiến hành đối chiếu, lựa chọn các biện pháp cho thật sự phù hợp. Trên cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh nói chung, theo y học cổ truyền, những người mang virus viêm gan B không có triệu chứng không nhất thiết phải dùng thuốc bởi vì nhiều khi không những không giải quyết được vấn đề gì mà thậm chí còn bắt gan phải làm việc nhiều hơn để giải độc và làm sạch dòng máu.
Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng có một số người tuy khám xét y học hiện đại không hề phát hiện thấy một dấu hiệu bệnh lý nào nhưng kết quả khám xét qua Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) theo quan điểm của y học cổ truyền lại cho thấy những rối loạn bệnh lý khá sớm và rất tinh tế. Khi đó, việc dùng thuốc là hoàn toàn cần thiết và hợp lý nhưng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu sau đây:
- Phải được các thầy thuốc y học cổ truyền khám xét tỉ mỉ, chẩn bệnh chính xác và kê đơn phù hợp.
- Tuyệt đối không vì quá lo lắng và thiếu hiểu biết mà tự ý hoặc nghe người không có kiến thức chuyên ngành sử dụng thuốc y học cổ truyền một cách tuỳ tiện, cẩu thả
Bởi vì, theo quan điểm của y học cổ truyền, bệnh lý của tạng can cũng rất phức tạp gồm: Có hư có thực, có hàn có nhiệt, ngay cả khi can hư yếu cũng phải phân biệt rạch ròi can khí hư, can huyết hư hay can dương hư... để trên cơ sở đó lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất, tránh được những tai biến không đáng có.
Ví dụ như can âm hư thì chất lưỡi phải đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có, mạch huyền tế (các chứng trạng này không thấy ở chứng can dương hư) và khi đó phải dùng các vị thuốc bổ can âm như sinh địa, bạch thược, ô mai... chứ không thể sử dụng các vị thuốc bổ can dương như nhục quế, xuyên tiêu, phụ tử...



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc giải rượu có thực sự lành?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại “thuốc giải say”, lạm dụng điều này, nhiều người cứ tha hồ uống cho tới say rồi tống thuốc vào. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, dùng như vậy rất nguy hại cho sức khỏe. 
Trung tâm chống độc BV Bạch Mai, Hà Nội từng tiếp nhận bệnh nhân nghiện rượu uống tới say xỉn rồi uống thuốc giải rượu phải đi cấp cứu. Có trường hợp mắc bệnh gan nhưng lạm dụng thuốc giải, coi đó như thần dược, dẫn tới suy gan phải nhập viện!
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, thuốc giải rượu, bia không phải “thần dược” mà chỉ là thuốc hỗ trợ. Các viên giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay thực chất không phải thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng, thành phần chủ yếu là đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic và cácenzyme. Nó có tác dụng tạm thời, hạn chế chuyển hóa nhanh rượu thành những chất không gây độc như CO2 và nước.
Không nên uống nhiều rượu, bia và lạm dụng thuốc giải rượu.Ảnh: TL
Rượu khi vào cơ thể sẽ xâm nhập các tế bào và chuyển hóa thành acetaldehyd, một chất gây ra các biểu hiện say rượu, ngộ độc rượu. Các thành phần trong viên giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyd và đào thải nó ra khỏi cơ thể do tác dụng của enzyn chuyển hóa Succinic acid, Fumaric acid, L-gluthamine. 
Ai uống nhiều rượu, các viên giải rượu tạm thời này sẽ không thể hóa giải hết lượng rượu, lượng cồn trong rượu nên người uống vẫn say xỉn và ngộ độc.
Ở liều lượng cho phép, những chế phẩm như RU-21, ME-21, Mewol-21, Tylenol, Pamin, Decolgen… có thể giảm nhức đầu, sốt, đau nhức. Những loại thuốc trên làm cho người sử dụng dễ chịu và giữ lại lượng cồn, rượu trong ruột, tức là giữ chất độc lại trong cơ thể mà gan lại không thể lọc chất độc kịp. Hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, gây xơ gan và ung thư gan.
Các bác sĩ cũng cảnh báo, dùng thường xuyên, quá liều, các loại thuốc giải rượu sẽ dẫn tới tăng các men gan như AST, ALT, gamma-GT, làm giảm chất bảo vệ gan, làm tăng tổng hợp acid béo và triglyceride trong tế bào gan, làm gan nhiễm mỡ; hoại tử tế bào gan; viêm loét đường tiêu hóa và tử vong.
Rượu, bia dù uống ít hay nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hai cơ quan chịu đựng nhiều nhất tác hại của rượu chính là hệ thần kinh trung ương và gan. 
Khi say lại uống thêm thuốc chắc chắn sẽ gây tương kỵ hoá học không tốt. Nếu phải uống bia, rượu, hãy uống vừa phải, biết điểm dừng. Không nên biến rượu, bia thành bạn hàng ngày. Tốt nhất khi say nên nghỉ ngơi, uống một số nước dân gian hay dùng để giải độc như nước chanh, nước sắn dây.
Sắn dây có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Người bị say có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây thêm ít muối; hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để uống. Ngoài ra có thể dùng nước lá dong vắt uống. Đối với trường hợp mạn tính, có thể dùng trà hoa tam thất…



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chọn dạng thuốc dùng cho trẻ em như thế nào?

Việc chọn dạng bào chế phải thích hợp với đặc điểm sinh lý trẻ em theo độ tuổi
Việc chọn dạng bào chế phải thích hợp với đặc điểm sinh lý trẻ em theo độ tuổi
Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi: Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng tự nhai, nuốt chửng thuốc viên, không chịu được mùi vị lạ. Lúc này trẻ chỉ có thể dùng dạng thuốc giọt, dạng dung dịch, dạng sirô (pha loãng) hay dạng thuốc bột có thể hòa trong nước thành dung dich. 
Ví dụ, trẻ hay bị giật mình do thiếu canxi phải dùng dạng vitamin D2 dưới dạng thuốc giọt (như sterogyl), thuốc chứa canxi dạng viên tan sủi bọt, hay dạng siro (calcium sandor), trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp phải dùng gói bột (agumentin = amixicilin + clavulanic) tan được trong nước.
Trẻ dưới 2 tuổi việc hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa rất thất thường, khi dùng kháng sinh penicilin, erythromycin thì sự hấp thu tăng lên nhưng khi dùng chloramphenicol thì sự hấp thu bị giảm xuống. Trong một số trường hợp phải dùng đường tiêm cho sự hấp thu thuốc được ổn định.
Trẻ trên 2 tuổi đến dưới 7 tuổi: Trẻ có thể dùng được các loại viên nén như người lớn nhưng liều lượng dùng của trẻ dưới 7 tuổi thường dưới 1/2, trẻ 3 tuổi thì chỉ 1/3 liều người lớn. Do đó phải phải chọn loại có hàm lượng nhỏ để trẻ có thể dùng nguyên viên. 
Ví dụ, nếu trẻ sốt thì nên cho paracetamol có hàm lượng 100mg mà không nên dùng loại có hàm lượng 500mg. Trẻ dưới 7 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi chưa có thói quen nuốt chửng viên thuốc, cố gắng tránh cho trẻ dùng viên nang, nếu phải dùng thì chọn loại có hàm lượng nhỏ. 
Trong viên nang thường có mùi vị khó chịu (ví dụ như viên nang chlorocid). Nhiều bà mẹ không chú ý điều này bóc viên nang ra nghiền với đường cho trẻ uống, trẻ không chịu uống, lại cố bịt mũi trẻ đổ thuốc vào miệng, rất dễ bị sặc, nguy hiểm.
Trẻ từ 7 tuổi trở lên: Thường dùng liều nhỏ hơn nhưng tối thiểu cũng bằng 1/2 liều người lớn. Khi không có viên nén loại hàm lượng nhỏ có thể dùng loại viên nén có hàm lượng lớn vì một số viên có rãnh chia hai hay chia bốn ở giữa có thể bẻ ra khá dễ dàng. 
Loại viên nén bọc đường hay loại nang bên trong thường chứa hoạt chất có mùi vị khó chịu không thể bẻ đôi ra dùng mà nên chọn loại viên có hàm lượng nhỏ để dùng nguyên viên. 
Có những loại viên hoạt chất đã phủ các loại chất để chỉ tan trong ruột hoặc bào chế đặc biệt để có tác dụng kéo dài, đòi hỏi khi dùng không được bẻ ra, không được nhai thì cũng sẽ không chia được, vì khi bẻ ra chia thì thuốc không còn giữ được tính chất như đã đặt ra lúc bào chế.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc bảo vệ mắt, bổ mắt: Không được dùng tùy tiện

Hiện nay, nhiều người dùng các thuốc nhỏ mắt, thuốc uống với mục đích bổ mắt và phòng bệnh mà chưa biết được hiệu quả thực của các thuốc này như thế nào.

Thuốc nhỏ chống khô, ngứa mắt
Một loại thuốc nhỏ mắt được nhiều người tin dùng hàng ngày đó là nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), do thuốc chỉ chứa muối NaCl với nồng độ giống như nước mắt nhằm đạt độ đẳng trương làm dịu mắt, cung cấp nước cho mắt bị khô và làm sạch mắt. 
Tuy nhiên cũng không nên dùng NaCl 0,9% thường xuyên hàng ngày trong thời gian dài. Khi đã mở lọ thuốc ra chỉ nên dùng trong vòng 15 ngày, sau thời gian đó thuốc có nguy cơ không còn đạt được độ vô khuẩn. Vì vậy khi nhỏ mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí hoặc vi nấm phát triển và gây bệnh ở mắt. 
Thực ra nếu mắt đang bình thường, không có gì khác thường (ngứa, đỏ mắt..) thì không nên dùng thuốc nhỏ mắt (bất cứ loại thuốc nào) để nhỏ vào mắt. Chỉ khi nào làm việc bằng mắt nhiều, cảm thấy mỏi mắt, khô mắt hoặc khi tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi, thì có thể nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý để làm sạch mắt.
Nên đi khám khi thấy có bất thường tại mắt
Một số người dùng thuốc nhỏ mắt có chứa thêm chất làm tăng độ nhầy, chống khô mắt. Các thuốc này thực ra không phải là thuốc nhỏ để dưỡng mắt mà còn được gọi là “nước mắt nhân tạo”. 
Trong “nước mắt nhân tạo” có chứa các chất tăng độ nhầy gọi chung là hydrogel (một số loại hydrogel thường gặp: hydroxypropyl methylcellulose, carboxy methylcellulose, hyaluronic acid...), là thành phần chính để tăng độ nhầy, giúp nước mắt nhân tạo lưu giữ lâu hơn trên bề mặt nhãn cầu. Việc này lại càng không cần thiết bởi mắt luôn luôn có nước mắt tiết ra tạo lớp phim mỏng bảo vệ mắt. 
Nước mắt nhân tạo được kê đơn trong những trường hợp có bệnh lý làm cho mắt bị khô, không tiết đủ nước mắt, nên mắt không có đủ độ trơn nhầy. Còn với mắt bình thường, lượng nước mắt luôn được tiết ra đủ để bảo vệ  mắt thì việc dùng nước mắt nhân tạo là thừa.
Khi nhỏ mắt bằng thuốc nhỏ mắt để rửa mắt, làm dịu mắt hoặc dùng “nước mắt nhân tạo” để chống khô mắt cũng cần lưu ý, nhỏ mắt một thời gian thấy cải thiện thì ngưng, chỉ khi nào triệu chứng mỏi mắt, khô mắt tái phát mới dùng các thuốc này trở lại. 
Đừng lạm dụng “nước mắt nhân tạo” chỉ vì tưởng lầm đó là thuốc bổ mắt dùng sao cũng được. Khi dùng loại thuốc này vẫn có thể bị tác dụng phụ như kích ứng làm ngứa mắt, nóng rát, xốn mắt, dị ứng gây đỏ mắt, sung huyết kết mạc, viêm bờ mi... Nếu nhỏ thuốc mà bị các rối loạn vừa kể phải ngưng ngay và đi khám.
Để bảo vệ hoặc phòng các bệnh ở mắt, một số người còn rỉ tai nhau mua những loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh (chloramphenicol, polymyxin B và neomycin) hoặc loại thuốc phối hợp kháng sinh và corticoid về tra, nhỏ. Việc này thực chất là lạm dụng thuốc vì kháng sinh nhỏ mắt chỉ có tác dụng khi mắt bị nhiễm khuẩn (đau mắt đỏ, viêm giác mạc, viêm mi mắt...), chứ không có tác dụng phòng bệnh. 
Hơn nữa, corticoid là chất kháng viêm rất mạnh, dùng đúng chỉ định sẽ đem lại kết quả tốt trong điều trị, còn sử dụng không đúng, lạm dụng thuốc sẽ gây biến chứng rất nghiêm trọng. Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm hay herpes, nếu nhỏ corticoid sẽ làm bệnh bùng phát và nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc. Trong trường hợp sử dụng kéo dài sẽ gây đục thủy tinh thể (cườm khô) và tăng nhãn áp (cườm nước) dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù mắt vĩnh viễn.
Thuốc bổ mắt không có tác dụng chữa bệnh
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc bổ mắt dạng viên uống được quảng bá rộng rãi với nhiều tác dụng như: giúp sáng mắt, chống khô mắt, nhìn mờ, phòng ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể, giảm thị lực... Thực chất thành phần chính trong các thuốc bổ mắt kể trên chứa các vitamin như: vitamin A, vitamin E, vitamin C, một số vitamin nhóm B, lutein, zeaxanthin... Đây là những chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho mắt chứ không có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh. Thậm chí có người còn cho con dùng như một giải pháp để phòng bệnh cận thị. 
Thật ra, không có loại thuốc bổ mắt nào có thể ngăn ngừa được bệnh cận thị và ngay cả những người đã bị cận rồi mà uống thuốc bổ mắt cũng không thể làm mắt sáng hơn được. Dù nhiều loại thuốc bổ mắt ghi rõ ngăn ngừa và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, nhưng xem kỹ các thành phần của thuốc không hề có tác dụng phòng ngừa bệnh này.
Lời khuyên của thầy thuốc
Việc chăm sóc mắt hàng ngày là rất cần thiết cho mọi người. Nếu làm việc với máy tính, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình hoặc đeo kính bảo vệ mắt. Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Chớp mắt thường xuyên hơn khi đang làm việc để mắt khỏi khô. Đeo kính râm khi ra nắng gay gắt. Đặc biệt cung cấp đầy đủ dưỡng chất qua thực phẩm hàng ngày để nuôi dưỡng cho mắt sáng khỏe từ bên trong. 
Nên ăn nhiều rau, trái cây tươi là cách tốt nhất bổ sung vitamin và chất khoáng thiên nhiên cần thiết, đặc biệt là các dưỡng chất có tác dụng chống ôxy hóa. Cần khám mắt ở bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện có những bất thường, không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt ngay cả thuốc uống bổ mắt khi không hiểu rõ về tác dụng và chất lượng của thuốc.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hạn chế dùng 15 chất ma túy trong y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất. Theo đó, bổ sung 15 chất vào Danh mục II “Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền” gồm: 25B-NBOMe; 25C-NBOMe; 25I-NBOMe; 2C-H; 5-Meo-DiPT; 5-MeO-MiPT; AH-7921; AM-2201; JWH-018; JWH-073; JWH-250; MDPV; Mephedrone; Methylone; XLR-11.
Bên cạnh đó, bổ sung 2 chất: Alpha-phenyl acetoacetonitrile (APAAN) và Gamma-butyro lactone (GBL) vào Danh mục IV "Các tiền chất".
Nghị định sửa đổi cũng sửa tên Danh mục III thành "Các chất ma túy" (quy định cũ là các chất hướng thần) được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Người cao tuổi dùng thuốc kháng sinh thế nào?

Dùng kháng sinh cho người cao tuổi phải hết sức thận trọng. Ở hầu hết người cao tuổi, mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm dần theo năm tháng, kể cả hệ thống miễn dịch.

Trong suốt cuộc đời người nào cũng có ít nhiều đợt bị nhiễm khuẩn dù nặng hay nhẹ và mỗi lần như vậy có thể phải dùng một loại kháng sinh nào đó, đến khi đã có tuổi mà mắc bệnh phải dùng lại thì có nhiều loại kháng sinh sẽ mất hoặc giảm hẳn tác dụng (chưa kể có khi còn gây nguy hiểm), nhất là tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng của cơ thể không được như lúc còn trai tráng.
Những trở ngại
Do đặc điểm sinh lý cơ thể của người cao tuổi cho nên có nhiều điều bất lợi khi người cao tuổi dùng thuốc kháng sinh. Khi dùng thuốc kháng sinh bằng đường uống, khả năng hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa giảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bệnh khỏi chậm hoặc không khỏi). 
Mức độ hấp thu giảm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ lão hóa của từng người. Mức độ gắn protein vào huyết tương cũng giảm. Khi kháng sinh gắn vào protein huyết tương giảm làm xuất hiện hiện tượng kháng sinh lưu hành dưới dạng tự do và sẽ gây độc cho cơ thể. 
Sự phân phối thuốc kháng sinh trong cơ thể người cao tuổi cũng có nhiều thay đổi, hiện tượng này tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc kháng sinh và trạng thái bệnh lý của từng người. Ví dụ khi người cao tuổi bị viêm thận mà dùng gentamicin thì thuốc sẽ gắn nhiều vào hồng cầu làm lượng gentamicin tăng cao trong huyết tương có thể gây thiếu máu và một số tai biến khác. 
Việc đào thải thuốc kháng sinh qua đường thận cũng sẽ giảm, nhất là các loại thuốc thuộc nhóm beta-lactam, amynoglycoside, sulfamide, co-trimoxazol... do người cao tuổi có hiện tượng suy giảm nephron kéo theo suy giảm chức năng của thận. 
Dùng kháng sinh cho người cao tuổi phải hết sức thận trọng
Dùng kháng sinh cho người cao tuổi phải hết sức thận trọng
Ngoài ra, ở người cao tuổi thường hay bị thiếu vitamin K. Loại vitamin này thường do một số tạp khuẩn đường ruột tổng hợp nên nhưng do dùng các thuốc kháng sinh đào thải qua đường tiêu hóa sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn sinh vitamin K làm cho người cao tuổi thiếu đi một lượng vitamin K, giảm kali máu, đặc biệt là những người dùng thuốc nhuận tràng kéo dài. 
Mặt khác một số vi khuẩn đường ruột có khả năng giáng hóa digoxin ở ống tiêu hóa, nếu dùng kháng sinh đào thải qua đường ruột quá nhiều sẽ làm tăng hấp thu digoxin và làm cho nồng độ digoxin trong huyết tương tăng cao nên độc tính cũng tăng theo. Một số thuốc có ảnh hưởng đến chức năng của gan như sulfamid, lincomycin, clindamycin, nhóm quinolon khi dùng cho người cao tuổi có chẩn đoán bị suy gan thì nên thận trọng.
Những loại kháng sinh cần lưu ý khi sử dụng
Một số kháng sinh có chứa Na+, K+ tuy hàm lượng thấp nhưng do dùng liều cao và thời gian dài như carboxypenicillin, penicillin có thể gây độc cho người bệnh. Nhóm aminoglycoside gây độc cho thận, cơ quan thính giác nên khi dùng cho người cao tuổi phải được theo dõi cẩn thận. 
Một số thuốc kháng sinh như carbenicillin, colistin có khả năng làm giảm kali máu cho nên cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc glycoside trợ tim... Nên hạn chế dùng (hoặc chỉ dùng khi thật cần thiết) đối với nhóm chloramphenicol, rifamicin, nitrofurantoin.
Khi nào dùng thuốc?
Trong mọi trường hợp kháng sinh chỉ được dùng khi người thầy thuốc khám bệnh xác định là có bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc mắc bệnh nhiễm virut nhưng có bội nhiễm vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh nào là hoàn toàn do bác sĩ khám bệnh quyết định trên cơ sở biết được chắc chắn vi khuẩn gì, kết quả của thực nghiệm kháng sinh đồ là điều lý tưởng nhất, nếu không sẽ dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành (bởi vì mỗi cơ thể và mỗi một bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng một loại kháng sinh khác nhau). 
Để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngay từ đầu nên dùng kháng sinh phổ hẹp. Để tránh xảy ra hiện tượng dị ứng nên hỏi kỹ người bệnh về tiền sử sử dụng thuốc kháng sinh và cho làm phản ứng trước lúc sử dụng. Nên dùng kháng sinh sớm khi đã có chẩn đoán lâm sàng. Nên tránh các thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chức năng của thận, nếu bắt buộc phải dùng thì cần giảm liêu.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

4 bệnh không nên dùng thuốc kháng sinh

Khi bị ốm, chúng ta muốn nhanh chóng khỏi bệnh nên thường dùng kháng sinh. Tuy vậy, kháng sinh chỉ chống lại vi khuẩn mà căn bệnh của bạn chưa chắc đã đến từ cùng một nguyên nhân. "Khi đó bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng chất hóa học không cần thiết", giáo sư Jeffrey Linder từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết. "Điều này không giúp bạn mà chắc chắn sẽ gây hậu quả".
[Caption]
Thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng tốt. Ảnh: Men's Health.
Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến một loạt các tác dụng phụ như phát ban, phản ứng dị ứng, vi khuẩn clostridium difficile sinh sôi quá mức. Tệ hơn, các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể được kích thích tăng tưởng khiến thuốc không còn tác dụng khi bạn thực sự cần đến.
Vì những lý do trên, trước khi dùng thuốc, hãy cân nhắc kỹ và tham khảo 4 chứng bệnh không nên dùng kháng sinh do Men's Health liệt kê.
Viêm họng
Hẳn đây là lý do phổ biến nhất khiến chúng ta dùng kháng sinh. Tuy vậy, viêm họng thường do virus chứ không phải vi khuẩn, có nghĩa kháng sinh vô tác dụng.
Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virus là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày. Nếu lo lắng chứng viêm họng của mình do vi khuẩn, bạn có thể đề nghị bác sĩ xét nghiệm liên cầu khuẩn.
Áp xe da 
Áp xe da dẫn đến những vết mủ nhiễm trùng đau đớn. Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. 
Cách điều trị áp xe đơn giản nhất là các bác sĩ rạch một đường rồi dùng dụng cụ lấy mủ ra ngoài. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp vết áp xe tiếp tục mở rộng hoặc vùng da xung quanh sưng, đỏ lên.
[Caption]
Đừng vội dùng kháng sinh khi bị nhiễm trùng xoang. Ảnh: Men's Health
Nhiễm trùng xoang
Hầu hết mọi người đều trải qua thời gian nghẹt mũi và đau vùng mặt do nhiễm trùng xoang. Căn bệnh này chủ yếu do virus gây ra nhưng lại hay được kê thuốc kháng sinh.
Bạn hoàn toàn có thể điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau, hạ sốt kèm thuốc thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày. 
Nếu bị sốt cao và đau sâu trong vùng xoang ngay từ khi mới đổ bệnh hoặc kéo dài từ 10 ngày trở lên, bạn hãy đi khám bác sĩ.
Đau răng
Theo nghiên cứu của tờ British Dental Journal, 74% bệnh nhân đến nha sĩ với lý do đau răng được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các biện pháp tại chỗ như trám bít hố rãnh bằng sealant hoặc hàn răng là đủ để giúp bạn.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons