This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015
Mách mẹ bầu bổ sung vitamin tổng hợp đúng cách
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Kể cả khi mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học thì vẫn nên bổ sung các loại vitamin này, đặc biệt là axit folic. Vì axit folic trong thuốc dễ hấp thụ hơn axit folic tự nhiên có trong thực phẩm. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa có kiến thức về cách bổ sung thuốc vitamin tổng hợp sao cho đúng cách.
Cách chọn loại vitamin tổng hợp tốt
Kể từ khi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA không điều chỉnh lưu lượng từng loại vitamin có trong thuốc, nên cũng không có tiêu chuẩn quy định về loại vitamin nào nên có trong thuốc vitamin tổng hợp. Vì vậy khi có ý định bổ sung thuốc, bạn cần sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sỹ sẽ kê cho bạn thuốc vitamin tổng hợp. Lưu ý khi uống thuốc này, bạn không được bổ sung bất kỳ loại thuốc vitamin nào khác, trừ khi có chỉ định của bác sỹ.
Bạn nên chọn loại thuốc vitamin bổ sung có bổ sung axit folic và sắt, hai chất khó bổ sung đầy đủ từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên lượng vitamin phải vừa đủ, không được vượt quá mức nếu không sẽ gây hại cho thai nhi nếu mẹ bị thừa vitamin, đặc biệt là vitamin A.
Vitamin A có nguồn gốc từ động vật có thể gây ra dị tật bẩm sinh trong trường hợp dùng liều cao. Đó là lý do tại sao vitamin A có trong các loại thuốc vitamin tổng hợp cho bà bầu thường một phần ở dạng beta-carotene.
Beta-carotene là một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong trái cây và rau quả, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Không giống như vitamin A từ động vật, beta-carotene được coi là an toàn ngay cả khi lỡ dùng liều cao.
Có nguy hiểm không nếu lỡ uống hai viên vitamin tổng hợp trong cùng một ngày?
Bạn không cần quá lo lắng. Vitamin tổng hợp với liều lượng 2 viên một ngày không gây hại đến mẹ và bé. Nhưng nếu dùng thường xuyên như vậy sẽ gây nguy hiểm đấy nhé. Vì vậy nên nhớ chỉ uống duy nhất một viên vitamin tổng hợp một ngày. Tùy từng trường hợp, bác sỹ sẽ kê thêm cho bạn thuốc bổ sung canxi hoặc sắt riêng.
Làm thế nào nếu gặp khó khăn khi uống thuốc?
Thuốc vitamin tổng hợp thường to và khó nuốt, khi uống hay bị buồn nôn, khó chịu. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ để thay đổi loại thuốc bọc đường bên ngoài, hoặc bổ sung riêng rẽ từng loại thuốc nhỏ hơn. Cũng có thể bổ sung thay thế bằng loại thuốc vitamin tổng hợp có thể nhai được.
Nếu uống thuốc bị khó chịu ở đường tiêu hóa
Nếu bạn đang uống thuốc vitamin tổng hợp có nhiều hơn 30 mg sắt, bạn sẽ bị khó chịu ở đường tiêu hóa của bạn. Uống ít hơn 30 mg sắt sẽ không bị.
Ngoài ra uống nhiều thuốc sắt cũng gây táo bón, nóng trong, buồn nôn hoặc trường hợp hiếm là tiêu chảy.
Nếu các triệu chứng quá trầm trọng, bạn cần sự tư vấn của bác sỹ. Tùy vào thể trạng sức khỏe, bác sỹ sẽ cân nhắc liệu có thể chuyển sang một loại vitamin với hàm lượng sắt ít hơn. Nếu không được, bạn có thể thử uống nước ép mận, ăn 2-3 khẩu phần trái cây mỗi ngày để giảm tình trạng táo bón.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Các thuốc thường dùng trong nha khoa
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Thuốc gây tê tại chỗ
Các thủ thuật can thiệp răng miệng cần phải có thuốc gây tê tại chỗ. Vì miệng có chứa nhiều đầu mút thần kinh cảm giác. Mặt khác, miệng lại là nơi có nhiều niêm mạc nên vô cùng nhạy cảm. Vì thế, mọi can thiệp vào răng miệng đều cần tới thuốc gây tê như nhổ răng, lấy tủy, triệt tủy.
Các thuốc gây tê tại chỗ thường dùng như novocain, lidocain, xylocain, procain, benzocain trong đó xylocain gây tê rất mạnh. Thuốc có thể được dùng dưới dạng dung dịch tiêm hoặc dung dịch nước súc miệng.
Không tự ý dùng thuốc điều trị các bệnh răng miệng
Thuốc giảm đau, chống viêm
Các bệnh răng miệng ít khi gây ra đau nhức, ngoại trừ sâu răng. Nhưng một khi đã đau thì rất khó chịu, có khi người bệnh phát sốt vì đau răng và các thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trong các trường hợp này hoặc sau khi thực hiện thủ thuật.
Các thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol, aspirin, ibuprofen. Đôi khi cần sử dụng tới thuốc chống viêm loại mạnh là corticoid.
Dùng các thuốc này có chung một lưu ý là cần phải dùng kéo dài chừng 5 ngày để giảm đau. Cần phải lưu ý dùng ngay sau bữa ăn thì sẽ tránh được tác dụng phụ kích ứng trên dạ dày. Với một số người bệnh có tiền sử viêm dạ dày hoặc bệnh dạ dày thực quản thì nên dùng thêm một số loại thuốc giảm tiết dịch dạ dày khác như cimetidin hoặc omeprazol. Cần hết sức lưu ý không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Thuốc diệt khuẩn
Bệnh viêm nhiễm ở răng miệng đa phần là do vi khuẩn gram âm gây ra. Chúng gây ra các nhiễm trùng như viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, hôi miệng. Trong những trường hợp này cần phải dùng tới các thuốc kháng sinh mới điều trị khỏi viêm nhiễm hoặc ổn định viêm trước khi can thiệp thủ thuật.
Hiện nay, các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gram âm là các kháng sinh dòng penicillin như amoxillin, phenoxymethylpenicillin. Ngoài ra, có thể chọn kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ 3 điều trị như cefixim. Kháng sinh dòng này có phổ tác dụng tốt với vi khuẩn gram âm.
Nếu trong trường hợp các kháng sinh trên không có, hoặc người bệnh bị dị ứng, không dung nạp, phản ứng phụ nặng hoặc điều trị không đáp ứng, bạn cần phải thay thế thuốc kháng sinh. Dòng kháng sinh thay thế là clindamycin, clarithromycin.
Bạn cần lưu ý, các kháng sinh trên có thể gây ra phản ứng mặc dù dùng đường uống. Một số kháng sinh gây mệt mỏi rõ, gây trạng thái đầy hơi, khó chịu. Do vậy, người bệnh không nên sử dụng đồng thời các thực phẩm lạ trong thời gian điều trị nhằm loại trừ phản ứng dị ứng phát sinh. Các thực phẩm sinh hơi cũng nên hạn chế nhằm loại bỏ phản ứng đầy bụng do thuốc gây ra.
Thuốc diệt vi-rút và chống nấm
Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm nấm ở khoang miệng, bạn cần tới hai thuốc này để khống chế. Các thuốc chống vi-rút có thể dùng là acyclovir, penciclovir. Acyclovir dùng trong trường hợp là nhiễm vi rút herpes rất đặc hiệu. Ngoài hai thuốc trên, có thể sử dụng thêm nước súc miệng để chống bội nhiễm như dung dịch chlorhexidin 0,2% hoặc hydrogen peroxid 6%. Các thuốc chống nấm có thể dùng là fluconazol, nystatin. Liệu trình điều trị nhiễm nấm vùng miệng thường là dùng 1 viên duy nhất trong 1 ngày và kéo dài 7 ngày liên tục.
Thuốc chống khô miệng
Đôi khi, một số người bệnh lại than phiền với bạn họ bị khô miệng một cách rất bất thường trong khi không có các vấn đề về bệnh lý cũng như dùng thuốc… Sự khô miệng ở đây là do giảm tiết nước bọt quá mức. Để khắc phục, bạn cần sử dụng thuốc kích thích tiết nước bọt như pilocarpin. Thuốc có tác dụng kích thích vào tuyến nước bọt gây tăng tiết, kích thích vào cơ trơn thành ống tuyến co bóp để đẩy nước bọt vào miệng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Bật mí những cách uống thuốc dễ nhất
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Nếu việc uống thuốc viên là nỗi ám ảnh của bạn vì sợ hóc, sợ ọe và sợ mùi vị không mấy hấp dẫn của nó, thì dưới đây là vài tia hy vọng cho bạn.
Tuy một số người thực sự bị một chứng bệnh gọi là chứng khó nuốt - thường là hậu quả của đột quỵ hoặc những bệnh như xơ cứng rải rác và bệnh Parkinson - song phần lớn chúng ta khó uống thuốc chỉ đơn thuần là do rào cản tâm lý.
Nhưng các nhà khoa học Đức tin rằng họ đã tìm ra cách để giúp mọi người uống thuốc dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
TS Walter Haefeli, người đứng đầu nghiên cứu tại trường Đại học Heidelberg, cho biết khoảng 10% số người khó uống thuốc coi đây như một lý do để “né” việc dùng thuốc viên.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 151 người lớn được phát 16 loại viên giả dược có hình dạng khác nhau, với tổng cộng 283 lượt uống. Họ xem xét cả các viên nén và viên nang (viên con nhộng) hình dạng truyền thống.
Kết quả cho thấy với cả hai loại, việc uống viên thuốc với ít nhất 20ml nước - khoảng 1 thìa canh - là hiệu quả nhất.
Sau mỗi lần uống một viên thuốc, những người tham gia lại đánh giá mức độ dễ uống. Sau đó các đối tượng được đề nghị uống vên thuốc (viên nén và viên nang) với một số tư thế đặc biệt, sử dụng kỹ thuật mà nhóm nghiên cứu đề xuất.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng cách tốt nhất để uống thuốc dạng viên nén là “tu chai”.
Theo cách này, viên thuốc được đặt trên lưỡi, môi ngậm chặt vào miệng chai nước và viên thuốc được nuốt xuống nhờ động tác mút một ngụm nước.
Tuy nhiên, với viên nang, thì kỹ thuật “cúi đầu”lại là tốt nhất, trong đó viên nang được nuốt xuống với tư thế thẳng người, đầu hơi cúi ra trước.
Trong nghiên cứu, những người tình nguyện được yêu cầu thử cả hai cách và đánh giá xem uống thuốc theo cách nào thì dễ hơn.
Kỹ thuật “tu chai” cải thiện được việc nuốt viên thuốc ở 60%, trong khi 88% số người thử cách “cúi đầu”cho biết cách này dễ hơn.
TS Haefeli nói: “Cả hai kỹ thuật mà chúng tôi mô tả đều có hiệu quả rõ ràng với các đối tượng nghiên cứu mà không gặp khó khăn nào, và nên được khuyến nghị thường xuyên.”
Ông cho rằng việc chọn cách nào tùy thuộc vào hình dạng của viên thuốc.
“Viên nang, với tỷ trọng thấp hơn nước, sẽ nổi “lềnh bềnh” trong miệng và do đó tư thế của đầu chính là vấn đề.
“Ngược lại, để nuốt viên nén, gần như luôn có tỷ trọng cao hơn nước, thì cần tập trung để thuốc chìm xuống vùng hầu họng.” Đây là giao lộ hình nón dẫn từ mũi và miệng xuống thực quản và khí quản.
TS Haefeli cũng nói thêm rằng viên nén hình tròn được thấy là khó uống nhất.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Family Medicine.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Vitamin E có an toàn khi uống thường xuyên?
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Hàng ngày, da thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên dễ bị hủy hoại, mất tính đàn hồi và sạm lại. Hơn nữa, ngoài 30 tuổi và khi tuổi càng cao, da càng mất tính đàn hồi, do tác dụng của lượng gốc tự do dư thừa sẽ làm da nhăn nheo, khô sạm, tóc xơ cứng, giòn, dễ gãy rụng. Dùng vitamin E có thể giúp cải thiện tình trạng trên (làm da mềm mại, tóc mượt ít khô và gãy như trước) do đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc.
Hoa quả chứa nhiều vitamin E
Nói chung, việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa, không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng hàng ngày trung bình khoảng từ 100 - 400IU. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gặp các tác dụng phụ.
Ở liều cao (trên 400IU/ngày), nó lại thúc đẩy các tổn hại do quá trình ôxy hóa gây ra và khống chế các tác nhân chống lão hóa khác. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi dùng vitamin E quá liều là tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược... Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc.
Bạn đang dùng vitamin E dài ngày cũng nên lưu ý tương tác thuốc của vitamin E. Vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K và sẽ làm tăng thời gian đông máu. Khi dùng chung với aspirin, vitamin E có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu của aspirin. Sử dụng vitamin E liều cao hơn 400IU/ngày trong thời gian dài, đặc biệt khi kết hợp cùng estrogen có thể gây ra huyết khối, cần hết sức thận trọng.
Vì vậy, việc sử dụng vitamin E bổ sung cần theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng cho dù đó là thuốc bổ. Tốt nhất nên bổ sung qua thực phẩm đường ăn uống. Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ôliu, hoa quả... Vì vậy, chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Một số tiêu chí quan trọng chọn thuốc ho cho bé, mẹ cần biết
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Bệnh lý hô hấp với triệu chứng ho rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể mắc 8-12 lần mỗi năm, thậm chí hơn và tăng cao vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá. Việc dùng thuốc ho như thế nào để hiệu quả và an toàn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ.
Theo các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn thuốc ho cho trẻ cần cẩn trọng, chú ý đến các yếu tố dưới đây:
Tính hiệu quả và an toàn
Đây là hai yếu tố quan trọng bậc nhất để bác sĩ kê toa. Tùy vào nguyên nhân gây ho, sẽ có thuốc thích hợp để điều trị tận gốc “căn nguyên” gây ho hiệu quả. Đối với ho do dị ứng thời tiết, các thuốc chống dị ứng hiệu quả hơn thuốc ho ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương. Đối với ho do viêm đường hô hấp trong các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản …, điều trị ho cần kết hợp các tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và chống co thắt phế quản.
Tính hiệu quả của thuốc cần phải được kiểm chứng qua lâm sàng trên số mẫu đủ lớn, được lưu hành rộng rãi qua nhiều năm để khẳng định tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc đối với bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tính an toàn phải được ưu tiên hàng đầu. Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi, codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan hoặc thủ thuật nạo amidan họng, trẻ có các vấn đề hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ cần thận trọng khi sử dụng codein. Tại Mỹ, FDA khuyến cáo không sử dụng các thuốc ho cảm tân dược này cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thuốc nguồn gốc thảo dược với thuốc nguồn gốc hóa dược
Thuốc điều trị ho có nhiều hoạt chất khác nhau, nguồn gốc từ hóa dược hoặc dược liệu thiên nhiên. Trẻ nhỏ dùng hóa dược có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như nhóm thuốc kháng histamin chứa hoạt chất diphenhydramin, chlorpheniramin, promethazin… giúp chống dị ứng, giảm ngứa họng, giảm ho và hạn chế tiết dịch mũi. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, chán ăn và táo bón, thậm chí gây kích động và co giật.
Theo các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn thuốc ho cho trẻ cần cẩn trọng, chú ý đến các yếu tố dưới đây:
Tính hiệu quả và an toàn
Đây là hai yếu tố quan trọng bậc nhất để bác sĩ kê toa. Tùy vào nguyên nhân gây ho, sẽ có thuốc thích hợp để điều trị tận gốc “căn nguyên” gây ho hiệu quả. Đối với ho do dị ứng thời tiết, các thuốc chống dị ứng hiệu quả hơn thuốc ho ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương. Đối với ho do viêm đường hô hấp trong các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản …, điều trị ho cần kết hợp các tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và chống co thắt phế quản.
Tính hiệu quả của thuốc cần phải được kiểm chứng qua lâm sàng trên số mẫu đủ lớn, được lưu hành rộng rãi qua nhiều năm để khẳng định tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc đối với bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tính an toàn phải được ưu tiên hàng đầu. Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi, codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan hoặc thủ thuật nạo amidan họng, trẻ có các vấn đề hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ cần thận trọng khi sử dụng codein. Tại Mỹ, FDA khuyến cáo không sử dụng các thuốc ho cảm tân dược này cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ảnh minh họa
Thuốc nguồn gốc thảo dược với thuốc nguồn gốc hóa dược
Thuốc điều trị ho có nhiều hoạt chất khác nhau, nguồn gốc từ hóa dược hoặc dược liệu thiên nhiên. Trẻ nhỏ dùng hóa dược có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như nhóm thuốc kháng histamin chứa hoạt chất diphenhydramin, chlorpheniramin, promethazin… giúp chống dị ứng, giảm ngứa họng, giảm ho và hạn chế tiết dịch mũi. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, chán ăn và táo bón, thậm chí gây kích động và co giật.
Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị ho hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cần phân biệt thuốc ho thảo dược với thực phẩm chức năng trị ho có thành phần thảo dược. Thuốc có tác dụng điều trị ho, trong khi thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Xuất xứ
Dù mua thuốc ho trong nước hay ngoại nhập, mẹ cũng nên xem kỹ hãng sản xuất, công ty phân phối... Nên chọn thuốc ho có thương hiệu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế sản xuất, đồng thời mua tại các hiệu thuốc lớn và uy tín. Tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán tại chợ đen hoặc trên mạng.
Đặc biệt việc mua và dùng thuốc ngoại nhưng là hàng xách tay, không phải thuốc nhập khẩu chính thức, không thông qua kiểm định của các cơ quan chức năng rất dễ bị nguy cơ hàng giả, hàng nhái, chưa kể việc phải mua với giá đắt, giá khống.
Giá cả và tiện dụng
Giá cả là yếu tố cuối cùng nên xem xét khi các yếu tố khác như hiệu quả điều trị, tính an toàn, thương hiệu đều tương đồng. Các mẹ thường có thói quen tính giá trên 1 đơn vị hộp, chai thuốc. Tuy nhiên, giá cả nên được so sánh theo giá trên đợt sử dụng.
Đối với thuốc ho dạng si rô, hương vị và dạng đóng gói cũng rất quan trọng trong việc sử dụng cho trẻ. Vị dễ uống, cách đóng gói hợp vệ sinh cho việc sử dụng nhiều lần sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian và công sức, tránh việc mỗi lần cho con uống siro ho là một “trận chiến”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tác dụng bất lợi của thuốc chống viêm piroxicam
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Piroxicam là thuốc được dùng phổ biến để giảm đau và giảm viêm trong các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, người bệnh cần biết về những hạn chế của thuốc để có thể hạn chế hoặc phòng tránh các tác dụng bất lợi này...
Những lợi thế của thuốc...
Piroxicam là một thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm oxicam có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ 6 năm 2013.
Thuốc được dùng để chống viêm hoặc/và giảm đau trong các bệnh như viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, thoái hóa khớp; Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao; Bệnh gút cấp; Giảm đau trong thống kinh và đau sau phẫu thuật. Như vậy, trong các bệnh xương khớp thì piroxicam là một trong những thuốc được dùng phổ biến ngay từ ở tuyến dưới.
Loét dạ dày - tá tràng là một nguy cơ cần lưu ý khi sử dụng piroxicam
Đây là nhóm thuốc chống viêm mới được tổng hợp, có nhiều ưu điểm như tác dụng chống viêm mạnh hơn so với các thuốc NSAID thế hệ trước. Tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh nửa giờ sau khi uống. Thời gian bán thải dài (2-3 ngày) cho phép dùng liều duy nhất trong 24 giờ. Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Thức ăn và các thuốc chống acid không làm thay đổi tốc độ và mức độ hấp thu thuốc nên có thể uống thuốc vào lúc nào cũng được. Do có sự khác nhau rất nhiều về hấp thu của thuốc này giữa các người bệnh nên nửa đời thải trừ của thuốc trong huyết tương biến đổi từ 20 - 70 giờ, điều này có thể giải thích tại sao tác dụng của thuốc rất khác nhau giữa các người bệnh khi dùng cùng một liều và trạng thái ổn định của thuốc đạt được sau thời gian điều trị rất khác nhau từ 4 - 13 ngày. Vì vậy, khi uống thuốc, người bệnh không nên nôn nóng sốt ruột.
Thuốc ít tan trong mỡ so với các thuốc NSAID khác cho nên dễ thấm vào tổ chức bao khớp bị viêm, ít thấm vào các mô khác và thần kinh, giảm được nhiều tai biến. Các tai biến thường nhẹ ngay cả khi dùng thuốc kéo dài tới 6 tháng.
...Và bất cập
Ưu điểm của thuốc là vậy nhưng bên cạnh tác dụng chữa bệnh, người bệnh cần biết về những nguy cơ mà thuốc có thể gây ra trong quá trình sử dụng. Các nguy cơ này có thể từ nhẹ tới nặng. Người ta thấy rằng, trên 15% số người dùng piroxicam có một vài phản ứng không mong muốn, phần lớn thuộc đường tiêu hóa. Nhiều phản ứng không cản trở tới liệu trình điều trị nên người bệnh vẫn tiếp tục dùng thuốc theo liệu trình điều trị.
Chỉ có khoảng 5% phải ngừng điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp như: viêm miệng, chán ăn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, táo bón, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu; Ngứa, phát ban da; Hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ; Toàn thân thấy nhức đầu, khó chịu, ù tai hoặc có thể gây phù. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn (nhưng lại nguy hiểm hơn) như chức năng gan bất thường, vàng da; viêm gan; chảy máu đường tiêu hóa, thủng và loét; khô miệng; Giảm tiểu cầu, chấm xuất huyết, bầm tím, suy tủy; Ra mồ hôi, ban đỏ, hội chứng Stevens - Johnson; Trầm cảm, mất ngủ, bồn chồn, kích thích và thậm chí là tăng huyết áp, suy tim sung huyết nặng lên...
Người bệnh cần phát hiện những bất thường trên để báo cho bác sĩ điều trị biết. Bên cạnh đó, thầy thuốc cần theo dõi thường xuyên người bệnh về những dấu hiệu của hội chứng loét và chảy máu đường tiêu hóa, thông báo cho người bệnh theo dõi sát những dấu hiệu của nguy cơ này. Nếu xảy ra thì phải ngừng thuốc. Những người đang dùng thuốc mà có rối loạn thị lực cần được kiểm tra, đánh giá về mắt.
Đối với phụ nữ mang thai, giống như các thuốc ức chế tổng hợp và giải phóng prostaglandin khác, piroxicam gây nguy cơ tăng áp lực phổi tồn lưu ở trẻ sơ sinh do đóng ống động mạch trước khi sinh nếu các thuốc này được dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Piroxicam còn ức chế chuyển dạ đẻ, kéo dài thời gian mang thai và độc tính đối với đường tiêu hóa ở người mang thai. Không dùng piroxicam cho người mang thai 3 tháng cuối hoặc gần lúc chuyển dạ.
Do các bệnh xương khớp cũng thường xảy ra ở những người có tuổi, mà ở đối tượng này thường mắc nhiều bệnh cùng lúc nên phải dùng đồng thời nhiều thuốc điều trị cùng lúc. Cần chú ý tới sự tương tác của piroxicam với các thuốc dùng cùng vì có những tương tác có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị. Không nên dùng piroxicam đồng thời với aspirin (cũng là một thuốc kháng viêm không steroid) vì tác dụng điều trị không tốt hơn và còn làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc, nhất là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Vì piroxicam ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận nên gây giảm lưu lượng máu đến thận. Ðiều này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh suy thận, suy tim và suy gan. Giảm tổng lượng prostaglandin ở thận có thể dẫn đến suy thận cấp, giữ nước và suy tim cấp. Vì vậy, đối với những người suy gan, suy thận, người cao tuổi..., cần phải dùng thuốc một cách thận trọng.
Các trường hợp không được dùng piroxicam, đó là: người mẫn cảm với thuốc, loét dạ dày, loét hành tá tràng cấp, người có tiền sử bị co thắt phế quản, hen, polyp mũi và phù Quincke hoặc mày đay do aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác gây ra, xơ gan, suy tim nặng, người có nhiều nguy cơ chảy máu...
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Trẻ có thể bị co giật, lú lẫn do uống siro ho
Thứ Bảy, tháng 12 26, 2015
sống khỏe
No comments
Các bác sỹ đã đưa ra cảnh báo về việc uống siro ho có chứa codein, sau khi một cô bé tuổi teen ở Ireland đã phải nhập viện vì lú lẫn quá nặng sau khi dùng thuốc ho không theo toa của bác sỹ
Cô bé được cha mẹ cho dùng 2-3 muỗng codeine thuốc ho mỗi ngày, liên tục trong vòng 15 ngày. Một muỗng thuốc tương đương với 15mg codeine và tổng cộng 15 ngày cô bé dùng từ 450 - 675 mg, trong khi tối đa khuyến cáo là 270mg.
Sau khi uống, cha mẹ cô bé cho biết, em liên tục kêu đau đầu và buồn ngủ. Cô bé ngủ đến 20 giờ/ngày. Hậu quả là con họ trở nên lú lẫn và phải nhập viện gấp.
Các bác sĩ khuyến cáo, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được ghi nhận tử vong sau khi dùng codein. Họ kết luận: "Sự kết hợp giữa việc thiếu hiệu quả, nguy cơ say cấp tính và phụ thuộc và việc dùng các sản phẩm chứa codein bày bán phổ biến trên thị trường có thể không đáng sử dụng".
Cha mẹ nên cẩn thận chọn thuốc ho cho con và làm theo lời khuyên của bác sỹ. Nhiều thuốc ho như codein chỉ dành cho người lớn trên 18 tuổi.
Thuốc này có tác dụng giảm đau là chính, ngoài ra có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não. Tuy vậy thuốc lại làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Ngoài ra, thuốc có thể gây nghiện nếu dùng lâu và một số trường hợp có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều.
Không phải siro là dược phẩm an toàn. Cha mẹ luôn nhìn nhận siro an toàn và cứ hễ con ho là cho uống. Không phải tất cả đều được chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Phần lớn các loại siro có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra một số loại siro còn gây hại thần kinh vì có chứa kháng histamin, có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Dùng siro ho về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Trẻ dưới hai tuổi có thể bị kích động, co giật vì siro ho.
Tốt nhất, khi cho trẻ uống cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của trẻ, có thể tham khảo ý các bác sĩ chuyên khoa
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317