This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015
Vitamin E có an toàn khi uống thường xuyên?
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Hàng ngày, da thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên dễ bị hủy hoại, mất tính đàn hồi và sạm lại. Hơn nữa, ngoài 30 tuổi và khi tuổi càng cao, da càng mất tính đàn hồi, do tác dụng của lượng gốc tự do dư thừa sẽ làm da nhăn nheo, khô sạm, tóc xơ cứng, giòn, dễ gãy rụng. Dùng vitamin E có thể giúp cải thiện tình trạng trên (làm da mềm mại, tóc mượt ít khô và gãy như trước) do đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc.
Hoa quả chứa nhiều vitamin E
Nói chung, việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa, không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng hàng ngày trung bình khoảng từ 100 - 400IU. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gặp các tác dụng phụ.
Ở liều cao (trên 400IU/ngày), nó lại thúc đẩy các tổn hại do quá trình ôxy hóa gây ra và khống chế các tác nhân chống lão hóa khác. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi dùng vitamin E quá liều là tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược... Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc.
Bạn đang dùng vitamin E dài ngày cũng nên lưu ý tương tác thuốc của vitamin E. Vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K và sẽ làm tăng thời gian đông máu. Khi dùng chung với aspirin, vitamin E có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu của aspirin. Sử dụng vitamin E liều cao hơn 400IU/ngày trong thời gian dài, đặc biệt khi kết hợp cùng estrogen có thể gây ra huyết khối, cần hết sức thận trọng.
Vì vậy, việc sử dụng vitamin E bổ sung cần theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng cho dù đó là thuốc bổ. Tốt nhất nên bổ sung qua thực phẩm đường ăn uống. Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ôliu, hoa quả... Vì vậy, chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Một số tiêu chí quan trọng chọn thuốc ho cho bé, mẹ cần biết
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Bệnh lý hô hấp với triệu chứng ho rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể mắc 8-12 lần mỗi năm, thậm chí hơn và tăng cao vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá. Việc dùng thuốc ho như thế nào để hiệu quả và an toàn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ.
Theo các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn thuốc ho cho trẻ cần cẩn trọng, chú ý đến các yếu tố dưới đây:
Tính hiệu quả và an toàn
Đây là hai yếu tố quan trọng bậc nhất để bác sĩ kê toa. Tùy vào nguyên nhân gây ho, sẽ có thuốc thích hợp để điều trị tận gốc “căn nguyên” gây ho hiệu quả. Đối với ho do dị ứng thời tiết, các thuốc chống dị ứng hiệu quả hơn thuốc ho ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương. Đối với ho do viêm đường hô hấp trong các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản …, điều trị ho cần kết hợp các tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và chống co thắt phế quản.
Tính hiệu quả của thuốc cần phải được kiểm chứng qua lâm sàng trên số mẫu đủ lớn, được lưu hành rộng rãi qua nhiều năm để khẳng định tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc đối với bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tính an toàn phải được ưu tiên hàng đầu. Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi, codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan hoặc thủ thuật nạo amidan họng, trẻ có các vấn đề hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ cần thận trọng khi sử dụng codein. Tại Mỹ, FDA khuyến cáo không sử dụng các thuốc ho cảm tân dược này cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thuốc nguồn gốc thảo dược với thuốc nguồn gốc hóa dược
Thuốc điều trị ho có nhiều hoạt chất khác nhau, nguồn gốc từ hóa dược hoặc dược liệu thiên nhiên. Trẻ nhỏ dùng hóa dược có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như nhóm thuốc kháng histamin chứa hoạt chất diphenhydramin, chlorpheniramin, promethazin… giúp chống dị ứng, giảm ngứa họng, giảm ho và hạn chế tiết dịch mũi. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, chán ăn và táo bón, thậm chí gây kích động và co giật.
Theo các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn thuốc ho cho trẻ cần cẩn trọng, chú ý đến các yếu tố dưới đây:
Tính hiệu quả và an toàn
Đây là hai yếu tố quan trọng bậc nhất để bác sĩ kê toa. Tùy vào nguyên nhân gây ho, sẽ có thuốc thích hợp để điều trị tận gốc “căn nguyên” gây ho hiệu quả. Đối với ho do dị ứng thời tiết, các thuốc chống dị ứng hiệu quả hơn thuốc ho ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương. Đối với ho do viêm đường hô hấp trong các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản …, điều trị ho cần kết hợp các tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và chống co thắt phế quản.
Tính hiệu quả của thuốc cần phải được kiểm chứng qua lâm sàng trên số mẫu đủ lớn, được lưu hành rộng rãi qua nhiều năm để khẳng định tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc đối với bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tính an toàn phải được ưu tiên hàng đầu. Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi, codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan hoặc thủ thuật nạo amidan họng, trẻ có các vấn đề hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ cần thận trọng khi sử dụng codein. Tại Mỹ, FDA khuyến cáo không sử dụng các thuốc ho cảm tân dược này cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ảnh minh họa
Thuốc nguồn gốc thảo dược với thuốc nguồn gốc hóa dược
Thuốc điều trị ho có nhiều hoạt chất khác nhau, nguồn gốc từ hóa dược hoặc dược liệu thiên nhiên. Trẻ nhỏ dùng hóa dược có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như nhóm thuốc kháng histamin chứa hoạt chất diphenhydramin, chlorpheniramin, promethazin… giúp chống dị ứng, giảm ngứa họng, giảm ho và hạn chế tiết dịch mũi. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, chán ăn và táo bón, thậm chí gây kích động và co giật.
Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị ho hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cần phân biệt thuốc ho thảo dược với thực phẩm chức năng trị ho có thành phần thảo dược. Thuốc có tác dụng điều trị ho, trong khi thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Xuất xứ
Dù mua thuốc ho trong nước hay ngoại nhập, mẹ cũng nên xem kỹ hãng sản xuất, công ty phân phối... Nên chọn thuốc ho có thương hiệu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế sản xuất, đồng thời mua tại các hiệu thuốc lớn và uy tín. Tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán tại chợ đen hoặc trên mạng.
Đặc biệt việc mua và dùng thuốc ngoại nhưng là hàng xách tay, không phải thuốc nhập khẩu chính thức, không thông qua kiểm định của các cơ quan chức năng rất dễ bị nguy cơ hàng giả, hàng nhái, chưa kể việc phải mua với giá đắt, giá khống.
Giá cả và tiện dụng
Giá cả là yếu tố cuối cùng nên xem xét khi các yếu tố khác như hiệu quả điều trị, tính an toàn, thương hiệu đều tương đồng. Các mẹ thường có thói quen tính giá trên 1 đơn vị hộp, chai thuốc. Tuy nhiên, giá cả nên được so sánh theo giá trên đợt sử dụng.
Đối với thuốc ho dạng si rô, hương vị và dạng đóng gói cũng rất quan trọng trong việc sử dụng cho trẻ. Vị dễ uống, cách đóng gói hợp vệ sinh cho việc sử dụng nhiều lần sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian và công sức, tránh việc mỗi lần cho con uống siro ho là một “trận chiến”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tác dụng bất lợi của thuốc chống viêm piroxicam
Thứ Hai, tháng 12 28, 2015
sống khỏe
No comments
Piroxicam là thuốc được dùng phổ biến để giảm đau và giảm viêm trong các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, người bệnh cần biết về những hạn chế của thuốc để có thể hạn chế hoặc phòng tránh các tác dụng bất lợi này...
Những lợi thế của thuốc...
Piroxicam là một thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm oxicam có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ 6 năm 2013.
Thuốc được dùng để chống viêm hoặc/và giảm đau trong các bệnh như viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, thoái hóa khớp; Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao; Bệnh gút cấp; Giảm đau trong thống kinh và đau sau phẫu thuật. Như vậy, trong các bệnh xương khớp thì piroxicam là một trong những thuốc được dùng phổ biến ngay từ ở tuyến dưới.
Loét dạ dày - tá tràng là một nguy cơ cần lưu ý khi sử dụng piroxicam
Đây là nhóm thuốc chống viêm mới được tổng hợp, có nhiều ưu điểm như tác dụng chống viêm mạnh hơn so với các thuốc NSAID thế hệ trước. Tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh nửa giờ sau khi uống. Thời gian bán thải dài (2-3 ngày) cho phép dùng liều duy nhất trong 24 giờ. Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Thức ăn và các thuốc chống acid không làm thay đổi tốc độ và mức độ hấp thu thuốc nên có thể uống thuốc vào lúc nào cũng được. Do có sự khác nhau rất nhiều về hấp thu của thuốc này giữa các người bệnh nên nửa đời thải trừ của thuốc trong huyết tương biến đổi từ 20 - 70 giờ, điều này có thể giải thích tại sao tác dụng của thuốc rất khác nhau giữa các người bệnh khi dùng cùng một liều và trạng thái ổn định của thuốc đạt được sau thời gian điều trị rất khác nhau từ 4 - 13 ngày. Vì vậy, khi uống thuốc, người bệnh không nên nôn nóng sốt ruột.
Thuốc ít tan trong mỡ so với các thuốc NSAID khác cho nên dễ thấm vào tổ chức bao khớp bị viêm, ít thấm vào các mô khác và thần kinh, giảm được nhiều tai biến. Các tai biến thường nhẹ ngay cả khi dùng thuốc kéo dài tới 6 tháng.
...Và bất cập
Ưu điểm của thuốc là vậy nhưng bên cạnh tác dụng chữa bệnh, người bệnh cần biết về những nguy cơ mà thuốc có thể gây ra trong quá trình sử dụng. Các nguy cơ này có thể từ nhẹ tới nặng. Người ta thấy rằng, trên 15% số người dùng piroxicam có một vài phản ứng không mong muốn, phần lớn thuộc đường tiêu hóa. Nhiều phản ứng không cản trở tới liệu trình điều trị nên người bệnh vẫn tiếp tục dùng thuốc theo liệu trình điều trị.
Chỉ có khoảng 5% phải ngừng điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp như: viêm miệng, chán ăn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, táo bón, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu; Ngứa, phát ban da; Hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ; Toàn thân thấy nhức đầu, khó chịu, ù tai hoặc có thể gây phù. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn (nhưng lại nguy hiểm hơn) như chức năng gan bất thường, vàng da; viêm gan; chảy máu đường tiêu hóa, thủng và loét; khô miệng; Giảm tiểu cầu, chấm xuất huyết, bầm tím, suy tủy; Ra mồ hôi, ban đỏ, hội chứng Stevens - Johnson; Trầm cảm, mất ngủ, bồn chồn, kích thích và thậm chí là tăng huyết áp, suy tim sung huyết nặng lên...
Người bệnh cần phát hiện những bất thường trên để báo cho bác sĩ điều trị biết. Bên cạnh đó, thầy thuốc cần theo dõi thường xuyên người bệnh về những dấu hiệu của hội chứng loét và chảy máu đường tiêu hóa, thông báo cho người bệnh theo dõi sát những dấu hiệu của nguy cơ này. Nếu xảy ra thì phải ngừng thuốc. Những người đang dùng thuốc mà có rối loạn thị lực cần được kiểm tra, đánh giá về mắt.
Đối với phụ nữ mang thai, giống như các thuốc ức chế tổng hợp và giải phóng prostaglandin khác, piroxicam gây nguy cơ tăng áp lực phổi tồn lưu ở trẻ sơ sinh do đóng ống động mạch trước khi sinh nếu các thuốc này được dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Piroxicam còn ức chế chuyển dạ đẻ, kéo dài thời gian mang thai và độc tính đối với đường tiêu hóa ở người mang thai. Không dùng piroxicam cho người mang thai 3 tháng cuối hoặc gần lúc chuyển dạ.
Do các bệnh xương khớp cũng thường xảy ra ở những người có tuổi, mà ở đối tượng này thường mắc nhiều bệnh cùng lúc nên phải dùng đồng thời nhiều thuốc điều trị cùng lúc. Cần chú ý tới sự tương tác của piroxicam với các thuốc dùng cùng vì có những tương tác có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị. Không nên dùng piroxicam đồng thời với aspirin (cũng là một thuốc kháng viêm không steroid) vì tác dụng điều trị không tốt hơn và còn làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc, nhất là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Vì piroxicam ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận nên gây giảm lưu lượng máu đến thận. Ðiều này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh suy thận, suy tim và suy gan. Giảm tổng lượng prostaglandin ở thận có thể dẫn đến suy thận cấp, giữ nước và suy tim cấp. Vì vậy, đối với những người suy gan, suy thận, người cao tuổi..., cần phải dùng thuốc một cách thận trọng.
Các trường hợp không được dùng piroxicam, đó là: người mẫn cảm với thuốc, loét dạ dày, loét hành tá tràng cấp, người có tiền sử bị co thắt phế quản, hen, polyp mũi và phù Quincke hoặc mày đay do aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác gây ra, xơ gan, suy tim nặng, người có nhiều nguy cơ chảy máu...
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Trẻ có thể bị co giật, lú lẫn do uống siro ho
Thứ Bảy, tháng 12 26, 2015
sống khỏe
No comments
Các bác sỹ đã đưa ra cảnh báo về việc uống siro ho có chứa codein, sau khi một cô bé tuổi teen ở Ireland đã phải nhập viện vì lú lẫn quá nặng sau khi dùng thuốc ho không theo toa của bác sỹ
Cô bé được cha mẹ cho dùng 2-3 muỗng codeine thuốc ho mỗi ngày, liên tục trong vòng 15 ngày. Một muỗng thuốc tương đương với 15mg codeine và tổng cộng 15 ngày cô bé dùng từ 450 - 675 mg, trong khi tối đa khuyến cáo là 270mg.
Sau khi uống, cha mẹ cô bé cho biết, em liên tục kêu đau đầu và buồn ngủ. Cô bé ngủ đến 20 giờ/ngày. Hậu quả là con họ trở nên lú lẫn và phải nhập viện gấp.
Các bác sĩ khuyến cáo, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được ghi nhận tử vong sau khi dùng codein. Họ kết luận: "Sự kết hợp giữa việc thiếu hiệu quả, nguy cơ say cấp tính và phụ thuộc và việc dùng các sản phẩm chứa codein bày bán phổ biến trên thị trường có thể không đáng sử dụng".
Cha mẹ nên cẩn thận chọn thuốc ho cho con và làm theo lời khuyên của bác sỹ. Nhiều thuốc ho như codein chỉ dành cho người lớn trên 18 tuổi.
Thuốc này có tác dụng giảm đau là chính, ngoài ra có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não. Tuy vậy thuốc lại làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Ngoài ra, thuốc có thể gây nghiện nếu dùng lâu và một số trường hợp có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều.
Không phải siro là dược phẩm an toàn. Cha mẹ luôn nhìn nhận siro an toàn và cứ hễ con ho là cho uống. Không phải tất cả đều được chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Phần lớn các loại siro có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra một số loại siro còn gây hại thần kinh vì có chứa kháng histamin, có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Dùng siro ho về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Trẻ dưới hai tuổi có thể bị kích động, co giật vì siro ho.
Tốt nhất, khi cho trẻ uống cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của trẻ, có thể tham khảo ý các bác sĩ chuyên khoa
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cách dùng thuốc chữa táo bón
Thứ Bảy, tháng 12 26, 2015
sống khỏe
No comments
Khi bị táo bón có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu... táo bón lâu ngày có thể gây nổi mụn trên da, trĩ, nhiễm độc cơ thể.
Khi bị táo bón có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu... táo bón lâu ngày có thể gây nổi mụn trên da, trĩ, nhiễm độc cơ thể, nặng hơn là ung thư đại - trực tràng.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón do ăn uống không hợp lý như trong khẩu phần ăn thường ngày bị thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng khó đào thải ra ngoài, ít vận động, stress, do uống thuốc tây có tác dụng phụ gây táo bón như các loại thuốc chữa dạ dày, tăng huyết áp...
Tuy nhiên còn tùy theo cơ chế tác dụng, nên các thuốc điều trị bệnh táo bón được chia ra các loại sau:
Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil): nhóm thuốc này chứa chất xơ, chất sợi (từ vỏ, hạt, củ), chất nhầy (thạch rau câu), cám lúa mì, được cấu tạo gồm những hạt rất nhỏ có thể giữ một thể tích nước gấp nhiều lần thể tích của chúng.
Khi uống vào thuốc sẽ hút nước làm tăng thể tích phân ở trực tràng tạo phản xạ đi tiêu tự nhiên. Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối chậm nhưng ít can thiệp vào hoạt động bình thường của đại tràng hơn những thuốc nhuận tràng khác.
Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.
Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax): dùng bơm hậu môn. Thuốc chứa dầu khoáng chất (parafin) và các chất giúp thấm nước tốt (glycerin). Không dùng thuốc quá lâu ngày vì có thể làm kích ứng niêm mạc trực tràng, làm tổn thương niêm mạc trực tràng.
Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara): thuốc tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Không nên dùng thuốc này quá một tuần vì chúng có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai và chỉ dùng khi những điều trị khác bị thất bại.
Mặt khác, có thể dùng phương pháp điều trị kết hợp hỗ trợ như dùng sữa chua hoặc sữa bột có bổ sung chất xơ, trà thảo dược...
Chú ý không được sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị bệnh táo bón nào kéo dài quá 8 - 10 ngày. Sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Sau khi điều trị bằng thuốc giúp cơ thể vượt qua giai đoạn bất bình thường trong bài tiết, cần điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập cho phù hợp.
Để phòng tránh táo bón: cần tạo ra thói quen đi tiêu hàng ngày vào một thời gian nhất định (tốt nhất vào buổi sáng khi thức dậy); không được nhịn đi tiêu; nên ăn nhiều rau, hoa quả chứa nhiều chất xơ; tập thể dục đều đặn (điều này không chỉ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, thân hình cân đối mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa); uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và làm mềm phân để đẩy ra ngoài được dễ dàng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cẩn trọng bệnh hen phế quản ở trẻ viêm phế quản lâu ngày
Thứ Bảy, tháng 12 26, 2015
sống khỏe
No comments
Viêm phế quản và hen phế quản đều là tình trạng phế quản bị viêm. Viêm phế quản là các đường thở hay các ống đưa không khí từ ngoài vào phổi bị viêm, thường do siêu vi gây ra.
Viêm phế quản và hen phế quản đều là tình trạng phế quản bị viêm. Viêm phế quản là các đường thở hay các ống đưa không khí từ ngoài vào phổi bị viêm, thường do siêu vi gây ra. Bệnh thường tự khỏi trong 5-10 ngày. Hen phế quản thường khởi phát là viêm phế quản lâu ngày kết hợp với yếu tố cơ địa dị ứng.
Viêm phế quản thường là một tiến trình cấp tính,và hầu hết trẻ có thể hồi phục trong vòng 5- 10 ngày. Trẻ có thể mắc viêm phế quản nhiều lần trong năm, từ 8 – 12 lần hoặc nhiều hơn gọi là viêm phế quản tái phát.
Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản tái phát, dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Ho.
- Tạo đờm, đờm màu trong hoặc màu trắng hoặc màu xám vàng hoặc màu xanh lục.
- Khó thở, tình trạng khó thở tồi tệ hơn bởi gắng sức.
- Thở khò khè.
- Mệt mỏi.
- Sốt và ớn lạnh.
- Tức ngực.
Viêm phế quản thường là một tiến trình cấp tính,và hầu hết trẻ có thể hồi phục trong vòng 5- 10 ngày. Trẻ có thể mắc viêm phế quản nhiều lần trong năm, từ 8 – 12 lần hoặc nhiều hơn gọi là viêm phế quản tái phát.
Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản tái phát, dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Ho.
- Tạo đờm, đờm màu trong hoặc màu trắng hoặc màu xám vàng hoặc màu xanh lục.
- Khó thở, tình trạng khó thở tồi tệ hơn bởi gắng sức.
- Thở khò khè.
- Mệt mỏi.
- Sốt và ớn lạnh.
- Tức ngực.
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn gây nên bởi các yếu tố khởi phát là phế quản tăng mẫn cảm với các yếu tố kích ứng, tạo nên hiện tượng co thắt phế quản và viêm mạn tính phế quản. Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi. Trẻ nhỏ không bị mắc viêm phế quản mạn tính do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện.
Nếu mẹ thấy trẻ ho, khò khè và khó thở lặp đi lặp lại của trong một khoảng thời gian dài, nhiều khả năng thủ phạm là bệnh hen suyễn. Hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường, thì có thể là hen suyễn.
Hen suyễn có thể liên quan yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân và có bệnh sử gia đình thí dụ như trẻ bị suyễn cũng có cha hay mẹ bị suyễn, gia đình bị chàm, dị ứng. Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh trên, mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và xác định bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn cần điều trị lâu dài với phác đồ điều trị kết hợp kháng viêm, chống co thắt phế quản và giảm ho. Đặc biệt là tìm yếu tố khởi phát cơn suyễn để phòng tránh là quan trọng. Suyễn là bệnh không chữa khỏi nhưng kiểm soát được, điều trị hợp lý sẽ có cuộc sống có chất lượng.
Co thắt phế quản gây nên cơ ho, khó thở trong bệnh lý hen phế quản
Ho là triệu chứng điển hình trong các bệnh lý hô hấp trên ở trẻ em. Ho là phản ứng của cơ thể giúp tống các chất tiết, chất đờm kèm theo virus và vi khuẩn gây bệnh ra khỏi đường hô hấp, đồng thời giúp trẻ thở ra dễ dàng hơn khi đường hô hấp bị co thắt.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dùng nhiều thuốc - Hại nhiều hơn lợi
Thứ Bảy, tháng 12 26, 2015
sống khỏe
No comments
Có nhiều người khi đi khám bệnh, bác sĩ kê đơn cho dùng 1 - 2 loại thuốc thì có vẻ không hài lòng và đánh giá trình độ của bác sĩ còn hạn chế. Vậy việc dùng nhiều thuốc cùng một lúc có lợi hay không?
Nguyên nhân dẫn tới dùng nhiều thuốc
Không biết, vô ý dùng trùng thuốc: Một thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau. Khi đang dùng thuốc này thấy chưa đỡ, người bệnh lại dùng thêm thuốc khác. Song thực chất hai thuốc này lại chứa cùng một hoạt chất. Hay gặp nhất là các thuốc có chứa paracetamol (hạ sốt, giảm đau).
Bị nhiều bệnh, dùng cùng lúc nhiều loại thuốc: Lẽ ra khi bị nhiều bệnh, cần đi khám. Thầy thuốc xem bệnh nào là bệnh chính, cấp thiết, cần tập trung điều trị trước, bệnh nào thứ yếu có thể tự khỏi khi chữa xong bệnh chính hoặc chỉ dùng thuốc phụ trợ chữa triệu chứng, theo nguyên tắc chữa bệnh này không làm nặng thêm bệnh kia. Người già thường bị nhiều bệnh lại hay tự ý dùng thuốc và theo kiểu “đau đâu chữa đó”.
Các thuốc này có khi làm mất tác dụng của nhau hay ngược lại làm tăng tác dụng, đặc biệt là tác dụng không mong muốn (chuyên môn gọi là tương tác). Một ví dụ: bị đau dạ dày đã dùng cimetidin, khi thấy mất ngủ lại tự dùng thêm thuốc ngủ. Cimetidin vốn có tác dụng phụ gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng khi dùng thêm thuốc ngủ thì các tác dụng phụ này nặng thêm làm cho buồn ngủ kéo dài, lú lẫn, không chủ động được, đi lại dễ bị ngã.
Thực tế, có trường hợp dùng nhiều thuốc phức tạp hơn nhiều. Nếu đi khám, thầy thuốc sẽ cân nhắc cho ít loại thuốc hơn (ví dụ như có thể thay một thứ thuốc tiểu đường thế hệ mới có tác dụng giảm bớt sự tăng huyết áp và nếu có cho thuốc hạ huyết áp cũng chỉ cho ở mức vừa đủ.)
Tư vấn cho người bệnh về những nguy cơ xảy ra khi dùng thuốc.
|
Hiểu nhầm một số thuốc là thuốc bổ, dùng kéo dài: Thường có quảng cáo thuốc bổ dưỡng cho gan, thận, phổi... chế từ các thảo mộc. Có người bị bệnh liên quan đến các bộ phận đó, dùng theo quảng cáo với ý muốn làm cho chúng mạnh lên, nhưng kết quả thì ngược lại. Ví dụ: khi bị viêm gan B, vào giai đoạn virut đã ổn định, thầy thuốc cho thuốc tăng cường chức năng gan (như các sản phẩm có diệp hạ châu). Khi chức năng gan đã bình thường thì cắt thuốc này. Người bệnh tưởng thuốc đó là thuốc bổ gan, cứ mua dùng, làm cho gan mệt thêm (vì gan phải làm việc để chuyển hóa thuốc).
Sẵn có thuốc trong nhà, khi thấy có khó chịu thì dùng tăng liều: Đối với người bị tăng huyết áp, dùng mỗi ngày một viên thuốc hạ huyết áp là đủ. Khi ồn ào hay khi suy nghĩ căng thẳng sẽ bị nhức đầu, huyết áp tăng nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi yên tĩnh là huyết áp quay về mức đã kiểm soát mà không phải dùng thêm thuốc hoặc tăng liều thuốc cũ. Tuy nhiên, một số người tự ý dùng thêm 1 - 2 lần. Dùng liều quá cao như thế, huyết áp tụt đột ngột, nguy hiểm.
Kê đơn, bán thuốc không đúng: Do thời gian khám eo hẹp, thiếu phương tiện xét nghiệm, trình độ chuyên môn chưa cao, chẩn đoán chưa chính xác bệnh nên một số thầy thuốc cho dùng thuốc bao vây. Ví dụ, một người khi bị ho không có sốt, ngoài việc dùng thuốc ho, cộng thêm kháng sinh (nhằm dự phòng nhiễm khuẩn), thuốc kháng histamin, corticoid (nhằm dự phòng có thể ho do dị ứng), thuốc an thần gây ngủ (làm cho ngủ đi, đỡ bị ho). Phổ biến nhất hiện nay là khi bị một bệnh nhiễm khuẩn chưa chẩn đoán chắc chắn lại cho dùng kháng sinh phổ rộng hay cho dùng nhiều loại kháng sinh. Dùng như vậy là chưa theo đúng nguyên tắc, sẽ làm tăng sự kháng thuốc.
Do muốn kê đơn nhiều thuốc sẽ có hoa hồng, bán nhiều thuốc sẽ có nhiều lãi nên thầy thuốc, người bán thuốc cố ý cho người bệnh dùng rất nhiều thuốc. Trung bình mỗi đơn thuốc, mỗi lần bán thuốc có đến 5 - 6 loại, có không ít đơn 8 - 9 loại, thậm chí 10 - 15 loại.
Điều cần phải làm
Các nghiên cứu trên thế giới cho biết, nếu dùng 2 loại thuốc chỉ có 5% nguy cơ xảy ra tương tác thuốc. Nếu dùng 5 loại thuốc, nguy cơ này là 50%, nếu dùng 8 loại thuốc, nguy cơ này lên tới 100%.
Tại nước ta chưa có nghiên cứu chung nhưng những đơn thuốc cho đến 8 - 9 loại thuốc không phải là hiếm. Khuyến cáo của WHO và thực tế một số nước công nghiệp phát triển (như Thụy Điển) đã thực hiện được thì trung bình mỗi đơn thuốc chỉ có 1,5 loại (một thứ thuốc chính, cần lắm mới thêm một thứ hỗ trợ). Chi phí tiền thuốc trong chi phí chung chỉ chiếm 25 - 30%. Ở nước ta, theo khảo sát tại một số bệnh viện, mỗi đơn thuốc trung bình có tới 5 - 6 loại, chi phí tiền thuốc chiếm tới 60 - 70%. Như vậy, dùng nhiều thuốc còn gây cả tác hại về sức khỏe và kinh tế.
Khi bị bệnh cần khám mới dùng thuốc. Mục tiêu đặt ra khi khám là để biết bệnh, dùng đúng thuốc chứ không phải là để được cấp nhiều thuốc. Có nhiều người bệnh BHYT khi thấy cho ít thuốc thì cho rằng không đối xử tốt, đơn chẳng có gì. Đây là quan niệm hết sức sai lầm.
Theo qui chế kê đơn, thầy thuốc chỉ được kê đơn vì mục đích chữa bệnh. Nếu vì mục đích chưa trong sáng mà kê nhiều thuốc là vi phạm qui định. Điều này bản thân người kê đơn thuốc, người bán thuốc cần tự giác khắc phục, mặt khác, về quản lý cần có chế tài xử lý thích đáng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317