This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Cách dùng econazol bôi tại chỗ điều trị nấm da
Thứ Sáu, tháng 10 30, 2015
sống khỏe
No comments
Bệnh nấm da là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Một số bệnh nấm da hay gặp bao gồm: bệnh nấm da chân (tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân), bệnh nấm da đùi (tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông), bệnh nấm da đầu, bệnh nấm da thân (gặp ở tay, chân, thân mình, mặt).
Nấm da không gây nguy hiểm (trừ ở người suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV) nhưng gây mất thẩm mỹ. Để điều trị thường bôi các thuốc chống nấm. Econazol là thuốc chống nấm dùng tại chỗ, có trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, năm 2008 được dùng tại chỗ điều trị các bệnh nấm da trên, nấm âm đạo (không dùng để điều trị nhiễm nấm toàn thân), lang ben, nấm loang, các bệnh nấm da do Candida albicans, bệnh nấm ở tai (tai ngoài, ống tai)...
Nấm móng do nấm Candida.
Thuốc được dùng dưới dạng kem, thuốc nước bôi ngoài, bột xịt, dung dịch dùng ngoài để điều trị nấm da do Candida, lang ben, bôi ngày 1 - 3 lần, đợt điều trị từ 2 đến 4 tuần đến khi vết tổn thương trên da lành hẳn. Dạng kem, bôi lên vùng tổn thương và xát nhẹ.
Đối với nấm ở da (thân, đùi, chân), nấm loang: Người lớn và trẻ em bôi ngày 1 lần, dùng trong 2 tuần, riêng nấm da chân dùng trong 1 tháng. Có thể điều trị dài ngày hơn, nếu cần. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 - 2 tuần đầu điều trị. Nếu không đỡ sau thời gian đó, phải đánh giá lại chẩn đoán.
Đối với nấm lang ben: Dùng kem 1% bôi ngày 1 lần, trong 2 tuần. Bệnh thường khỏi, có thể ngừng thuốc.
Nấm Candida ở da: Bôi kem 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Thời gian điều trị thông thường là 2 tuần, đôi khi tới 6 tuần.
Nấm Candida âm đạo: Dùng viên đặt âm đạo 150mg, ngày 1 lần vào lúc đi ngủ, dùng 3 ngày liền, hoặc dùng một liều duy nhất loại viên đặt âm đạo có tác dụng kéo dài 150mg. Có thể lặp lại nếu cần. Thuốc có hiệu quả trong liệu trình từ 3 - 14 ngày.
Kem 1% cũng được dùng bôi cho bộ phận sinh dục nam. Điều trị phải đủ 14 ngày, mặc dù các triệu chứng ngứa đã hết, điều trị luôn cho cả vợ chồng.
Không dùng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với các chế phẩm của thuốc. Không bôi thuốc dạng kem 1% vào mắt hoặc trong âm đạo. Trường hợp có mẫn cảm hoặc xảy ra dị ứng (hay tác dụng phụ của thuốc cần ngừng thuốc. Các phản ứng phụ tại chỗ thường gặp như nóng, rát bỏng, đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc, kích ứng nhẹ ngay sau khi bôi.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
Ngứa dương vật dùng thuốc gì?
Thứ Hai, tháng 10 19, 2015
sống khỏe
No comments
Ngứa dương vật, còn ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và những sinh hoạt hàng ngày, khi cơn ngứa xảy ra vào ban đêm thường gây ra mất ngủ.
Nguyên nhân và triệu chứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa dương vật như:
- Do ẩm ướt, vệ sinh kém.
- Dị ứng hoặc kích ứng với các thành phần của xà phòng, chất tẩy rửa, chất liệu của quần lót hay mặc quần lót quá chật…
- Các bệnh lý gây ra do virút (mụn rộp sinh dục), vi khuẩn (viêm bao quy đầu, bệnh lậu…), ký sinh trùng (bệnh ghẻ, rận mu, nhiễm trichomonas…) hay do nhiễm nấm (nấm bẹn).
Ngoài những nguyên nhân đã xác định trên, còn có dạng không xác định được nguyên nhân, được gọi là vô căn.
Triệu chứng: ngứa; đỏ da; sưng; đau; bỏng rát; nổi mụn nước.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa dương vật
Nhiễm khuẩn: tiết dịch, có mùi hôi.
Các triệu chứng có thể biểu hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau và xảy ra trong một thời ngắn hay kéo dài tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc điều trị ngứa dương vật
Thuốc được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng:
Nhóm thuốc kháng histamin H1:
Nhóm thuốc kháng histamin H1 thường được dùng ở dạng thuốc viên, có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của histamin gây ngứa, nên thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật.
Thuốc kháng histamin H1 được chia làm 2 loại:
Loại thế hệ cũ (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…) tác động ức chế lên hệ thần kinh trung ương nên gây buồn ngủ (cần tránh sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc..). Các thuốc này sử dụng thích hợp khi NAD gây mất ngủ.
Loại thế hệ mới (Loratadin, cetirizin…) do không tác động lên hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ.
Nhóm thuốc corticosteroid:
Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason, prednisolon..) thường được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc mỡ, kem…, có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng chống ngứa, nên được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật.
Hai nhóm thuốc trên thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do dị ứng.
Nhóm thuốc bảo vệ da:
Nhóm thuốc bảo vệ da (glycerin, bơ ca cao, mỡ cừu…) được dùng ở dạng thuốc dùng ngoài như: thuốc mỡ, kem… tạo thành một lớp bảo vệ da ngăn chặn các mô bị khô, giúp giảm ngứa, bỏng rát… do ngứa dương vật gây ra.
Nhóm thuốc làm se da:
Nhóm thuốc làm se da (calamin, oxid kẽm…) được dùng ở dạng thuốc dùng ngoài như: thuốc mỡ, kem… có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ da khỏi bị ngứa, bỏng rát… do ngứa dương vật gây ra.
Hai nhóm thuốc trên thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do kích ứng.
Nhóm thuốc kháng virút:
Nhóm thuốc kháng virút thường dùng ở dạng thuốc dùng ngoài, thuốc viên có chứa hoạt chất kháng virút như: acyclovir, famciclovir, valacyclovir… được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do bệnh mụn rộp sinh dục (còn gọi herpes sinh dục). Bệnh mụn rộp sinh dục do virút HSV2 (Herpes simplex virút 2) gây ra.
Nhóm thuốc kháng nấm:
Nhóm thuốc kháng nấm thường dùng ở dạng thuốc dùng ngoài, thuốc viên có chứa hoạt chất kháng nấm như: nystatin, clotrimazol, miconazol… được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do nấm bẹn. Nấm bẹn (tinea cruris) do một loại nấm da gây ra, xuất hiện ở bẹn và quanh cơ quan sinh dục, với những mảng đỏ nâu, có vảy và bờ viền, gây ngứa.
Nhóm thuốc kháng Trichomonas:
Nhóm thuốc kháng Trichomonas thường dùng ở dạng thuốc viên, thuốc dùng ngoài có chứa hoạt chất như: metronidazol, ternidazol… được sử dụng trong điều trị do nhiễm Trichomonas.
Nhóm thuốc kháng sinh:
Nhóm thuốc kháng sinh thường dùng ở dạng thuốc viên, thuốc dùng ngoài có chứa kháng sinh phổ rộng như neomycin, polymycin, chloramphenicol… được sử dụng trong điều trị do vi khuẩn.
Nhóm thuốc trị rận mu:
Rận mu (pubic lice) là một loại ký sinh trùng nhỏ sống ký sinh và đẻ trứng ở lông mu của bộ phận sinh dục nam gây ra ngứa dương vật. Rận mu được lây truyền khi tiếp xúc khăn tắm, áo quần… hay quan hệ tình dục với người bị nhiễm rận mu.
Nhóm thuốc trị rận mu thường ở dạng thuốc dùng ngoài (dầu gội đầu, kem) có chứa hoạt chất pyrethrins hay permethrin 1%... được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do rận mu.
Nhóm thuốc trị bệnh ghẻ:
Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng rất nhỏ gọi là con mạt (mite) sống ký sinh ở quanh bộ phận sinh dục nam gây ra ngứa dương vật. Bệnh ghẻ lây truyền nhanh khi giữ vệ sinh kém hay có sự tiếp xúc với áo quần, khăn tắm… hay quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh ghẻ.
Nhóm thuốc trị bệnh ghẻ thường ở dạng thuốc dùng ngoài (kem, lotion) có chứa hoạt chất Permethrin 5% hay Crotamiton 10% được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do bệnh ghẻ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc phòng tránh là rất quan trọng như: thường xuyên tắm rửa vệ sinh thân thể, giữ khô vùng sinh dục, tránh sử dụng các chất gây kích ứng hay dị ứng, không dùng chung khăn tắm, áo quần hay quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, không mặc quần lót bó sát…
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Bổ sung canxi, tăng nguy cơ sỏi thận
Thứ Hai, tháng 10 19, 2015
sống khỏe
No comments
Đối với những người có tiền sử sỏi thận, nguy cơ tái phát có thể tăng cao do bổ sung canxi.
Theo một nghiên cứu dự kiến được báo cáo tại hội nghị thường niên Hội Thận học Mỹ ở TP San Diego vào tháng tới của nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Y khoa Lerner - BV Cleveland tại bang Ohio của Mỹ.
Theo trang tin HealthDay News, các nhà khoa học đã tham khảo hồ sơ của 2.060 bệnh nhân sỏi thận trong 2 năm, phát hiện thêm bằng chứng về mối liên quan giữa việc bổ sung canxi với nguy cơ sỏi thận tăng cao. Khoảng 1.500 bệnh nhân đã bổ sung canxi; 471 người chỉ dùng vitamin D và số còn lại không bổ sung cả 2 thứ.
Theo trang tin HealthDay News, các nhà khoa học đã tham khảo hồ sơ của 2.060 bệnh nhân sỏi thận trong 2 năm, phát hiện thêm bằng chứng về mối liên quan giữa việc bổ sung canxi với nguy cơ sỏi thận tăng cao. Khoảng 1.500 bệnh nhân đã bổ sung canxi; 471 người chỉ dùng vitamin D và số còn lại không bổ sung cả 2 thứ.
Hầu hết sỏi thận có chứa canxi Ảnh: HealthDay News
Qua ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT scan) nhóm nghiên cứu phát hiện ở những bệnh nhân bổ sung canxi, tỉ lệ hình thành sỏi mới tăng cao hơn nhiều so với 2 nhóm kia. Điều các nhà khoa học nhấn mạnh là khác với bổ sung canxi tổng hợp, việc dùng thực phẩm tự nhiên chứa nhiều canxi vẫn an toàn. Thành phần oxalate trong thực phẩm gắn kết vào canxi và được bài tiết ra ngoài chứ không dễ đọng lại thành sỏi.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân được thầy thuốc cho toa bổ sung canxi không nên tự ý bỏ thuốc vì một số bệnh nhân loãng xương vẫn cần bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Sỏi thận phát triển do các tinh thể như canxi, axít uric và oxalate hình thành trong nước tiểu. Hầu hết sỏi thận có chứa canxi nhưng cũng có dạng sỏi khác. Bệnh nhân có dạng sỏi chứa axít uric được khuyến cáo không nên dùng hơn 170 g thịt/ngày.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thuốc đã mở nắp: dùng được bao lâu?
Thứ Hai, tháng 10 19, 2015
sống khỏe
No comments
Thuốc phải để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp. Sau khi mở nắp lọ thuốc, ta bảo quản thuốc theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng.
Ở phần hạn dùng, nhà sản xuất sẽ ghi hạn dùng sau khi mở nắp, ngày hết hạn. Chúng ta dùng thuốc trong khoảng thời gian nhà sản xuất đã khuyến cáo.
Ảnh minh họa: TL
Còn với các thuốc không có hướng dẫn cụ thể, ta bảo quản theo hướng dẫn chung sau:
- Đối với thuốc nhỏ mắt, mũi chúng ta chỉ dùng trong 14 ngày sau khi mở nắp.
- Đối với thuốc siro, hỗn dịch chứa kháng sinh, sau khi mở nắp, sử dụng trong một tuần, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, sử dụng trong 10-14 ngày nếu bảo quản ở tủ lạnh.
- Đối với thuốc siro, hỗn dịch không chứa kháng sinh, chỉ sử dụng trong một tháng sau khi mở nắp.
- Hỗn dịch tiêm insulin, bảo quản trong tủ lạnh (2 - 8 độ C), không để đông lạnh. Sau khi mở lần đầu, không để trong tủ lạnh. Khi đang sử dụng, hạn dùng là sáu tuần khi bảo quản dưới 25 độ C hoặc 5 tuần khi bảo quản dưới 30 độ C.
- Đối với các thuốc nước dùng ngoài da như oxy già, thuốc sát trùng (Povidine…) thì sau khi mở nắp, chỉ sử dụng trong hai tháng.
Tuy nhiên, các thuốc sau khi mở nắp thì đã tiếp xúc với không khí, có thể bị oxy hóa, biến đổi cấu trúc…và còn tùy thuộc vào cách chúng ta bảo quản nên khó nói chính xác thuốc dùng được bao lâu sau khi mở nắp. Nếu chúng ta quan sát thấy thuốc có mùi lạ, biến đổi màu sắc, hình dạng, trở nên đục, có cặn… khác với dạng của thuốc lúc ban đầu thì nên dừng sử dụng thuốc đó cho dù vẫn còn hạn dùng.
Ta chỉ nên dùng thuốc trong đợt điều trị, sau đó bỏ, không nên sử dụng thuốc kéo dài qua nhiều đợt điều trị. Để kiểm soát tốt, sau khi mở nắp, nên ghi ngày sử dụng trên vỏ thuốc để theo dõi, bảo quản được tốt hơn.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dùng aspirin như lá chắn chống bệnh ung thư
Thứ Hai, tháng 10 19, 2015
sống khỏe
No comments
Các nhà khoa học dự đoán nếu tất cả mọi người ở độ tuổi 50 trở lên ở Anh dùng thuốc trong 10 năm thì sẽ có cơ hội kéo dài cuộc sống thêm 20 năm cho khoảng 122.000 trường hợp. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng aspirin có thể gây chảy máu trong và phải có tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Gần đây, tạp chí Annals of Oncology đã công bố một báo cáo của Đại học Queen ở London: Uống aspirin hàng ngày là chìa khóa giúp chúng ta có thể giảm thiểu bệnh ung thư sau khi ngừng hút thuốc và giảm béo phì.
Gần đây, tạp chí Annals of Oncology đã công bố một báo cáo của Đại học Queen ở London: Uống aspirin hàng ngày là chìa khóa giúp chúng ta có thể giảm thiểu bệnh ung thư sau khi ngừng hút thuốc và giảm béo phì.
Uống Aspirin mỗi ngày có thể giúp giảm 30 - 40% các trường hợp bị ung thư ruột, dạ dày và thực quản. Ảnh BBC
Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra khoảng 200 nghiên cứu về những lợi ích và tác hại của việc dùng aspirin. Họ phát hiện ra rằng thuốc làm giảm 30 - 40% các trường hợp ung thư và tử vong do ung thư ruột, dạ dày và thực quản. Theo đó, để thấy được hiệu quả của nó thì cần uống thuốc ít nhất là 5 năm.
Bên cạnh đó cũng có những bằng chứng khác, dù còn chưa đủ thuyết phục, về việc thuốc cũng giúp giảm tử vong do ung thư vú và phổi.
GS Jack Cuzick, trưởng nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Queen Mary ở London, kêu gọi tất cả những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 50 - 65 nên uống một lượng nhỏ (khoảng 75mg) thuốc mỗi ngày trong vòng 10 năm. Nó sẽ giúp giảm được ít nhất 9% trong số đó sẽ tránh được các bệnh ung thư, đột quỵ và tim mạch ở nam giới và 7% đối với nữ giới.
Ông cũng đã uống aspirin trong 4 năm qua và cho biết thêm: "Trong khi có một số tác dụng phụ nghiêm trọng mà không thể bỏ quang như loét dạ dày và chảy máu trong nếu bất cẩn, dùng aspirin hàng ngày có vẻ là điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để giảm thiểu bệnh ung thư sau khi ngừng hút thuốc và giảm béo phì mà cũng không hề khó để thực hiện".
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317