This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015
6 sai lầm khi sử dụng thuốc kê đơn
Thứ Tư, tháng 12 23, 2015
sống khỏe
No comments
Theo Cơ quản Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, sai lầm trong sử dụng và bảo quản thuốc khiến ít nhất một người chết mỗi ngày và làm tổn thương 1,3 triệu người mỗi năm. Dưới đây là những sai lầm phổ biến nên tránh khi dùng thuốc kê đơn, theo abcnews.
Coi trọng thuốc biệt dược hơn thuốc gốc
Thuốc biệt dược (brand name) có nghĩa là tên thương mại. Trong điều trị vai trò của biệt dược đầu tiên rất quan trọng vì tất cả các dữ liệu về hiệu quả và an toàn sử dụng trên người, nghiên cứu trên động vật,... đều từ biệt dược đầu tiên.
Thuốc biệt dược đầu tiên này được gọi là thuốc biệt dược gốc, hay chỉ gọi tắt là biệt dược gốc. Thuốc gốc (generic drug) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.
Mặc dù rẻ hơn nhưng các thuốc gốc cũng hiệu quả như biệt dược. Sự khác biệt duy nhất là các thành phần bất hoạt như thuốc nhuộm hay chất bảo quản, không ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc.
Theo tiến sĩ Kim Russo, Giám đốc điều trị tại VUCA Health - một dịch vụ thư viện video y học lớn tại Mỹ, những sự khác biệt nhỏ trong thuốc gốc là được phép. Hầu như chúng ta đã không nhận ra điều đó về mặt y học. Nếu không dung nạp một trong các thành phần bất hoạt, bạn có thể cần biệt dược. Nếu không thì bạn hãy tiết kiệm tiền và dùng thuốc gốc.
Ảnh: medimoon
Kết hợp thuốc với thực phẩm hoặc đồ uống sai cách
Hãy luôn kiểm tra các loại thực phẩm và đồ uống có thể tương tác với thuốc. Một loại thực phẩm cần đề phòng là bưởi và nước ép bưởi. Có khoảng 50 loại thuốc trên thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm này. Tùy vào loại thuốc, nước ép bưởi có thể giảm hoặc tăng hấp thu (dễ gây quá liều).
Có một số loại thuốc nhất định không nên được dùng chung với các thực phẩm giàu canxi vì chúng làm cản trở khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể khiến bạn bị mất hoặc giữ kali. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ xem bạn có thể bắt đầu hoặc cần ngừng ăn loại thực phẩm nào đó trong khi đang uống thuốc hay không. Bạn cũng nên cân nhắc việc uống rượu. Rượu có thể biến những tác dụng phụ nhẹ trở nên nguy hiểm.
Không kiểm tra nhãn thuốc
Để tránh mua sai thuốc, bạn cần chắc chắn mua đúng thuốc theo đơn trước khi rời nhà thuốc. Màu sắc hoặc hình dạng khác biệt chỉ có thể có nghĩa là thuốc đến từ nhà sản xuất thuốc gốc mới nhưng không đồng nghĩa với an toàn.
Không nói với dược sĩ
Phần lớn các dược sĩ sẽ trả lời nếu bạn có câu hỏi về thuốc. Bạn không nên vội vã lựa chọn một loại thuốc mới. Đây là lúc tìm hiểu loại thuốc này để làm gì cũng như lợi ích và các tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc tiềm ẩn. Nếu đã dùng thuốc một thời gian và gần đây có những thay đổi không giải thích được như phát ban hoặc đau đầu kéo dài, thì bạn cũng nên hỏi dược sĩ.
Bảo quản thuốc sai cách
Không nên bảo quản thuốc ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm vì hơi ẩm có thể làm hỏng thuốc. Các thuốc cũng cần được bảo quản tránh ánh sáng. Đó cũng là lý do các lọ đựng thuốc có màu hổ phách để ngăn tia cực tím.
Bạn nên giữ thuốc ở nơi tối, đặc biệt nếu bạn có tủ đựng thuốc sáng và ánh sáng có thể xuyên qua. Một số loại thuốc không nên bỏ ra ngoài lọ. Một số thuốc như insulin, có thể cần phải được bảo quản lạnh nhưng có thể đưa ra làm ấm lên trước khi tiêm và sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng trong một số ngày theo quy định. Bạn cần nhớ là một số loại thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh và chúng có thể mất hiệu lực nếu để ở nhiệt độ phòng thậm chí chỉ vài giờ.
Không bỏ thuốc cũ
Phần lớn các thuốc vẫn có hiệu lực tới 2 năm sau khi hết hạn. Đó là lúc phải loại bỏ chúng, tuy nhiên không được cho vào toilet. Xả một số loại thuốc tim, thuốc tai biến hoặc thuốc hormon có thể rất có hại cho môi trường. Chỉ một số loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau là có thể tiêu hủy bằng cách xả nước. Những thuốc còn lại bạn nên cho vào một túi nhựa rồi bỏ vào thùng rác.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cảnh giác với thuốc gây mụn trứng cá
Thứ Tư, tháng 12 23, 2015
sống khỏe
No comments
Mụn trứng cá do thuốc được định nghĩa là những mụn nổi trên da trông giống như mụn trứng cá có mối liên quan là do sử dụng thuốc. Đây không phải là do dị ứng đối với thuốc, cũng không phải là do biến thể của mụn trứng cá thông thường. Hiện cơ chế bệnh sinh của rối loạn này đến nay vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng.
Mụn trứng cá do thuốc là sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh xuất hiện nổi trên da các mụn bị viêm với một ít có nhân mụn. Các mụn trứng cá do thuốc thường nổi ở ngực, lưng, vai và cánh tay. Người ta ghi nhận các thuốc dùng toàn thân (tức uống hoặc tiêm) kể sau đây có thể gây nổi mụn: glucocorticoid, steroid tăng đồng hóa (anabolic steroid như durabolin trị suy nhược, suy dinh dưỡng ở người già), các vitamin nhóm B, thuốc chống động kinh, lithium, isoniazid, quinidin, azathioprin, cyclosporin, etretinat (thuốc trị bệnh vẩy nến)…
Cần phân biệt chẩn đoán mụn trứng cá do thuốc với mụn trứng cá thông thường, viêm nang lông (folliculitis) hoặc ban clor (chloracne)…
Để điều trị mụn trứng cá do thuốc, cần ngưng ngay thuốc nghi ngờ gây nổi mụn. Có thể dùng thuốc dạng kem hoặc thuốc mỡ chứa tetracycline hoặc tretinoin (nồng độ 0.025%) để trị liệu.
Điều đáng chú ý là bên cạnh việc bị mụn trứng cá thông thường, người bệnh bị các dạng mụn khác mà không biết. Do không biết bị loại mụn trứng cá nào và đặc biệt, chữa trị không đúng cách mà việc trị mụn trở nên phức tạp. Ở nước ta, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Cần Thơ thực hiện từ năm 2002, mụn trứng cá chiếm tỷ lệ 14% tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị, phần lớn có liên quan đến việc điều trị không đúng trước đó.
Cũng theo nghiên cứu vừa kể, về lâm sàng, trong tất cả các dạng mụn thì mụn trứng cá do dị ứng mỹ phẩm chiếm đa số (56.3% trên tổng số các dạng mụn trứng cá). Tỷ lệ này gợi ý đến những vấn đề có liên quan trong thói quen điều trị của các bệnh nhân bị mụn trứng cá.
Trong 80 trường hợp nghiên cứu, có đến 42,5% tự điều trị, trong khi chỉ có 21,3% điều trị theo y tế công và 23,8% điều trị y tế tư. Đây cũng là vấn đề có tính phổ biến hiện nay, người dân thường có thói quen tự điều trị bằng nhiều loại thuốc bôi tự pha chế mà thành phần chính có chứa glucorticoid (thường gọi tắt corticoid).
Đặc biệt, có sự dùng nhầm dược phẩm bôi ngoài da dạng kem, thuốc mỡ chứa corticoid và dùng như kem dưỡng da! Đây là sai lầm khá phổ biến. Các thuốc bôi ngoài da như cortibion, halog, synalar, flucinar, topsyne, diprisone… đã được dùng nhầm và đã gây tai biến có khi rất trầm trọng. Có sự dùng nhầm vì kem dưỡng da và thuốc bôi ngoài da có cùng dạng bào chế: kem, gel, nhũ tương.
Quan trọng hơn là vì nhiều người dùng nhầm do thuốc cho tác dụng tức thời mà nhiều người rất thích: da trắng, mịn, da láng hơn do tác dụng chống viêm của glucocorticoid. Trong thời gian đầu sử dụng thuốc có chứa glucocorticoid, mụn giảm nhanh chóng, nhưng sau dùng lâu dài là hàng loạt các tác dụng phụ có hại có thể xảy ra, trứng cá xuất hiện trở lại với tình trạng nặng hơn hoặc bị mụn đỏ, mụn li ti, teo da, rạn da, tăng tiết bã nhờn, giãn mạch máu, làm tổn thương da mặt. Làn da trong bối cảnh lệ thuộc corticoid, gây nhiều trở ngại cho những tiến trình điều trị sau đó. Và bệnh nhân có khi phải nhập viện trong tình trạng như thế.
Mụn trứng cá do thuốc rất phức tạp và cần thận trọng tối đa trong trị loại mụn này, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Trong trường hợp cần phải điều trị mụn bằng thuốc, tốt nhất nên đến khám và chữa trị ở chuyên khoa da liễu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thuốc kháng axít: Không thể dùng tùy thích
Thứ Tư, tháng 12 23, 2015
sống khỏe
No comments
Thuốc kháng axít là những loại dược phẩm có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa hydrochloric acid tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày; nó cũng hoạt động như một chất đệm cho axít dạ dày bằng cách làm tăng độ pH nhằm giảm tính axít ở dạ dày. Khi dạ dày có quá nhiều axít sẽ gây ra hiện tượng đau, lở loét hệ tiêu hóa...
Vì vậy, những loại thuốc kháng axít được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa. Những loại thuốc kháng axít “đình đám” nhất phải kể tới aluminium hyfroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide, sodium carbonate...
Thực tế, có những trường hợp “trục trặc kỹ thuật” ở hệ tiêu hóa là do lượng axít ở dạ dày thấp, thiếu các loại enzyme tiêu hóa, thức ăn không được nhai kỹ trước khi nuốt nên lượng thức ăn này sẽ “đình công” tại bộ máy tiêu hóa và “nằm vạ” ở đấy lâu hơn bình thường.
Ảnh minh họa
Kết quả là thực phẩm sẽ được lên men và sinh ra khí độc. Nếu khí độc này tràn ra thực quản có thể gây nên những cơn đau ngực dữ dội và bệnh nhân tưởng lầm là đau tim. Đồng thời, axít sẽ tràn vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát mà ta thường gọi là ợ nóng, ợ chua.
Trong những trường hợp ợ nóng, sử dụng loại thuốc kháng axít có thể tạm thời cải thiện được cảm giác nóng rát vì như đã nói, những thuốc này có tác dụng làm giảm axít dạ dày, thế nhưng sau đó lại bị “tổ trác” bởi do thiếu axít ở dạ dày nên sự tiêu hóa không đúng cách sẽ xảy ra, dẫn đến tình trạng thực phẩm lại bị lên men, tạo ra vòng luẩn quẩn.
Nếu tiếp tục sử dụng thuốc kháng axít thì dạ dày sẽ bị thiếu axít dẫn đến những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt.
Axít trong dịch tiêu hóa còn có thêm chức năng tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn. Nếu cứ bị thuốc kháng axít trung hòa hết axít thì dạ dày sẽ “nổi cáu” và trả đũa bằng cách tiết ra nhiều axít hơn. Vì vậy, sử dụng thuốc kháng axít một cách vô tội vạ thì chẳng khác nào tự chuốc họa vào người!
Ngoài ra, bản thân các loại thuốc kháng axít còn có những tác dụng phụ đáng lưu ý như sau:
Muối nhôm: Những muối nhôm sẽ can thiệp vào sự hấp thu của phốt phát nên có thể gây táo bón, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gây tổn hại xương. Muối nhôm càng trở nên “khó ưa” hơn đối với những người bị các bệnh về thận, xương và Alzheimer.
Muối canxi: Nếu sử dụng không đúng cách, các muối canxi có thể gây táo bón, bệnh về đường tiểu, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, yếu cơ, ói mửa...
Sodium bicarbonate: Chất này có tác dụng nhuận tràng, làm thay đổi huyết áp, gây sưng chân...
Magnesium hydroxide: Lưu ý khi sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân suy thận, tim mạch và bị biến chứng thần kinh.
Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm kể trên, các thuốc kháng phốt phát còn làm thay đổi tính sinh khả dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, thuốc kháng nấm như ketoconazole..
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
6 lỗi sai hay gặp khi sử dụng thuốc giảm đau
Thứ Tư, tháng 12 23, 2015
sống khỏe
No comments
Trước khi dùng thuốc để trị bệnh, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Hầu hết chúng ta có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên mà không lường trước các rủi ro. Prevention liệt kê dưới đây những lỗi sai thường mắc bạn cần tránh.
Ảnh: tribune.com.pk.
|
Dùng thuốc cho mọi cơn đau
Cơn đau đầu có thể rất tồi tệ nhưng sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể làm hại cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ. Martin Hoffman, chuyên gia y tế từ Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Thương binh Bắc California (Mỹ) cho biết thuốc giảm đau ngăn chặn sự sản sinh prostaglandin khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với cơn đau. Bởi vậy, khi đau đầu, bạn nên thử các phương pháp như nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc lạnh, thiền hay tập yoga trước.
Dùng quá liều
Khi bị cảm cúm, bạn thường kết hợp thuốc đa triệu chứng với thuốc giảm đau mà không biết chúng có chung một số thành phần, rất dễ dẫn đến dùng quá liều. Tốt nhất, hãy chỉ uống loại thuốc đặc trị triệu chứng bạn đang gặp. Trong trường hợp ho nhiều, bạn dùng siro ho là đủ.
Nghĩ rằng chỉ người uống nhiều mới gặp nguy hiểm
Từ lâu, các chuyên gia đã khuyến cáo thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phát hiện nguy cơ này tăng lên ngay từ tuần đầu tiên dùng thuốc.
Một báo cáo năm 2013 khẳng định sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn liều được kê sẽ dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng hoặc nặng hơn là tử vong chỉ sau vài ngày. "Hãy uống thuốc giảm đau trong thời gian ngắn nhất với liều lượng ít nhất có thể", Jennifer L Bacci, trợ lý giáo sư tại Khoa Dược, Đại học Washington (Mỹ) khuyên.
Uống thuốc thường xuyên khi đang cố thụ thai
Thuốc giảm đau và chống viêm ngăn chặn rụng trứng do ức chế giải phóng prostaglandin. Trong một nghiên cứu gần đây, 90% phụ nữ không thể rụng trứng có thói quen uống thuốc giảm đau. Tin vui là hiện tượng này sẽ chấm dứt khi chị em ngừng dùng thuốc.
Giảm sốt cấp tốc
Sốt 38 độ chưa cần thiết để dùng tới brufen hay acetaminophen. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một số loại bệnh và bản thân nó không phải là một điều xấu. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng tối thiểu nếu nhiệt độ vượt quá 38,5 độ và bạn cảm thấy đau nhức toàn thân. Trong trường hợp sốt từ 39 độ trở lên, hãy đi gặp bác sĩ. Một số loại thuốc có tác dụng cắt cơn sốt để phòng tránh co giật ở trẻ em hoặc hạn chế nhiễm trùng nhưng chỉ được uống nếu được bác sĩ chỉ dẫn.
Dùng thuốc trước khi luyện tập
Thuốc giảm đau giúp ích cho bệnh nhân đang trị liệu vật lý nhưng không thể áp dụng vào mục đích luyện tập. Trên thực tế, cảm giác đau được coi như cơ chế an toàn báo hiệu cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra với cơ thể.
Sử dụng thuốc giảm đau để tập nhiều hơn khiến bạn dễ bị chấn thương, đồng thời làm trầm trọng thêm các vấn đề vốn có. Ngoài ra, chúng gây hại cho thận vì làm cơ thể mất nước vì vậy hãy chắc chắn bổ sung đủ chất lỏng trong trường hợp bắt buộc phải dùng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Vitamin C và nhu cầu cho sức khỏe con người
Thứ Tư, tháng 12 23, 2015
sống khỏe
No comments
Vitamin C (acid ascorbic) là vi chất dinh dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người, nếu thiếu nó sẽ để lại nhiều tác hại to lớn.
Cho nên, chúng ta cần chế độ ăn hợp lý hằng ngày, trong đó phải chú trọng vitamin C đủ cả về số lượng cũng như chất lượng.
Vai trò của vitamin C
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài linh trưởng bậc cao, và cho một số nhỏ các loài khác. Vitamin C có nguồn gốc nhiều trong các loại rau quả tươi như: cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, rau cải, cà chua, cam, quít, chanh, bưởi…
Vitamin C với nhiều chức năng quan trọng, là thành phần chính để giúp cơ thể sản xuất collagen, một protein quan trọng cho các mô liên kết, cấu trúc cơ thể với nhau đặc biệt trong sụn khớp và các dây chằng.
Vitamin C giúp cho sự mau lành vết thương, sự chắc khỏe cho hệ thống nướu răng, ngăn ngừa các mảng bầm ở trên da.
Thiếu vitamin C sẽ dễ bị cảm cúm
Đặc biệt, vitamin C còn có chức năng miễn dịch. Các nhà khoa học đã thấy rằng vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị cảm cúm thông thường, chống nhiễm trùng, nếu thiếu hoặc suy giảm lượng dự trữ trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, thì nhiễm trùng nhanh chóng tăng lên.
Vitamin C cũng hoạt động cùng với các enzyme chống oxy hóa khác như: Glutathione peroxidadase, Catalase và Superoxide dismutase; hỗ trợ cho vitamin E trong vai trò chống oxy hóa trong cơ thể, tăng cường hiệu lực của vitamin E; cùng với vitamin E, glutathione đảm đương vai trò chống đỡ và ngăn ngừa các tổn thương do các gốc tự do.
Nếu thiếu glutathione sẽ dẫn đến các tế bào hồng cầu, bạch cầu và mô thần kinh bị ảnh hưởng, hậu quả là vỡ hồng cầu, giảm chức năng bạch cầu và thoái hóa mô thần kinh. Với liều 500mg mỗi ngày, vitamin C đảm bảo duy trì nồng độ phù hợp glutathione hồng cầu.
Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hoóc-môn, tổng hợp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác.
Các nhà khoa cũng thấy rằng, vitamin C rất hữu ích cho người bệnh nhân hen suyễn, nhờ làm giảm nồng độ histamine, và được xem như là một chất kháng histamine tự nhiên…
Không để thừa - thiếu
Tuy nhiên, với chức năng quan trọng đối với cơ thể thì vitamin C vẫn là con dao hai lưỡi, vì thiếu hay thừa đều có thể tác hại nhất định cho cơ thể.
Giai đoạn đầu thiếu vitamin C thường có các dấu hiệu không điển hình, chủ yếu là mệt mỏi, suy nhược.
Khi bệnh phát triển, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như: tăng sừng hóa quanh lỗ chân lông, ban xuất huyết, đau ở các chi, chảy máu xung quanh các nang lông, thường gặp ở chi dưới như: đầu gối, bàn chân, mặt sau đùi, ở các chỗ hay bị đè ép, va chạm; hiện tượng chảy máu dưới da và trong cơ thể xuất hiện ở vùng bả vai, mắt cá, cùng với chảy máu dưới màng xương, màng phổi.
Thiếu vitamin C, sức đề kháng của cơ thể giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và viêm phổi; là nguyên nhân của thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Thiếu vitamin C gây ra bệnh Scorbut, với biểu hiện ở người lớn thì viêm lợi, chảy máu chân răng; tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông.
Nếu không điều trị có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim. Ở trẻ còn bú, thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành.
Vitamin C tuy ít khi tích lũy trong cơ thể, nhưng nếu dùng vitamin C liều cao trên 1g/ngày với thời gian dài sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng, tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra còn có thể đọng oxalate, urat dễ gây sỏi thận.
Nếu dùng đường tiêm liều cao có thể gây tán huyết làm giảm thời gian đông máu, giảm độ bền hồng cầu. Ở sản phụ, nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài sẽ gây tăng nhu cầu bất thường về vitamin C ở thai dẫn đến bệnh Scorbut sớm ở trẻ sơ sinh, có khả năng tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Với tính chất quan trọng như vậy, nhu cầu vitamin C của mỗi người chúng ta hàng ngày là bao nhiêu? Theo khẩu phần dinh dưỡng được khuyến khích (RDA), nhu cầu vitamin C là 60mg/ngày.
Nhu cầu này tăng lên với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú, giai đoạn cần tăng trưởng nhanh như: thiếu niên tuổi dậy thì, người già, người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao… liều dùng hằng ngày đối với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25 - 30mg từ 4 - 18 tuổi cơ thể có nhu cầu khoảng 30 - 40mg mỗi ngày. Đối với người trưởng thành, nhu cầu trung bình là 45mg/ngày. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu là 55mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70mg/ngày.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
Kháng thuốc: Vấn đề toàn cầu
Thứ Hai, tháng 11 16, 2015
sống khỏe
No comments
“Thuốc kháng sinh - cẩn thận khi sử dụng” - là chủ đề của Chiến dịch toàn cầu về tuần lễ chống kháng thuốc thường niên do WHO khởi động trong nhiều năm. Chiến dịch này sẽ được khởi động lần đầu tiên từ 16 đến 22/11/2015.
Hệ lụy báo động của tình trạng kháng kháng sinh
Hiện tượng kháng kháng sinh (KKS) sẽ xảy ra một cách tự nhiên, song việc sử dụng không đúng cách kháng sinh ở người và động vật đang làm quá trình này diễn ra nhanh hơn. KKS đã và đang là một trong những mối nguy lớn nhất của sức khỏe thế giới ngày nay. Nó có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, bất kỳ quốc gia nào.Các cơ chế kháng thuốc mới được tạo ra và lan rộng trên toàn thế giới mỗi ngày, đe dọa khả năng chữa trị các bệnh truyền nhiễm thường gặp của chúng ta. Ngày càng có nhiều bệnh truyền nhiễm như: viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng máu và bệnh lậu... trở nên khó chữa hơn, thậm chí không thể chữa được, do kháng sinh trở nên kém hiệu quả hơn.
Ở các quốc gia nơi kháng sinh có thể mua mà không cần đơn thuốc, sự xuất hiện và lan rộng của KKS còn mạnh mẽ hơn. Cũng giống như vậy, ở các quốc gia không có một hướng dẫn điều trị bệnh chuẩn, các thuốc kháng sinh thường bị các bác sĩ kê một cách bừa bãi và bị cộng đồng lạm dụng.
Khi các thuốc kháng sinh dòng đầu tiên không còn khả năng chữa các bệnh truyền nhiễm, các loại thuốc thế hệ mới cần phải được sử dụng. Bệnh kéo dài hơn, phải chữa lâu hơn, thường là ở trong bệnh viện, làm gia tăng chi phí điều trị cũng như gánh nặng về kinh tế lên gia đình và xã hội, tăng nguy cơ tử vong... Chỉ trong khu vực EU, các vi khuẩn KKS ước tính gây ra 25.000 ca tử vong và gây tổn thất hơn 1,5 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm vào các chi phí chăm sóc sức khỏe và mất sức lao động.
KKS đang đe dọa các thành tựu của y học hiện đại. Nếu không có các thuốc kháng sinh hiệu quả thì việc cấy nội tạng, hóa trị và các phẫu thuật như mổ lấy thai trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu không có biện pháp khẩn cấp, chúng ta chắc chắn sẽ bước vào kỷ nguyên hậu KKS, khi mà các bệnh truyền nhiễm và tổn thương nhẹ lại một lần nữa có thể gây chết người.
Vì vậy, thế giới cần phải nhanh chóng thay đổi phương pháp kê và sử dụng thuốc kháng sinh. Kể cả khi chúng ta phát triển ra các loại thuốc mới, nếu không thay đổi hành vi, kháng thuốc vẫn còn là một mối nguy hại nghiêm trọng. Thay đổi về hành vi bao gồm các hoạt động làm giảm sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm, như tiêm chủng, rửa tay và vệ sinh thực phẩm tốt.
Phòng chống và kiểm soát như thế nào?
Đối với cộng đồng có thể phòng bệnh truyền nhiễm bằng cách rửa tay thường xuyên, vệ sinh thực phẩm tốt, tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh và tiêm chủng đúng lịch. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi một chuyên gia y tế đủ tiêu chuẩn; Luôn dùng hết liều được kê và không dùng đơn thuốc kháng sinh của người khác...
Chuyên gia y tế và dược sĩ có thể phòng bệnh truyền nhiễm bằng cách đảm bảo tay, các dụng cụ y tế và môi trường đều sạch sẽ; tiêm chủng cho bệnh nhân đúng lịch; khi nghi mắc bệnh truyền nhiễm, cần phải nuôi cấy vi khuẩn và làm các xét nghiệm để khẳng định; chỉ kê đơn kháng sinh khi thực sự cần trong đúng khoảng thời gian cần thiết.
Các nhà quản lý có thể xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia vững chắc nhằm vào KKS; cải thiện việc giám sát các bệnh truyền nhiễm đã phát hiện kháng kháng sinh; củng cố các biện pháp phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm; kiểm soát và khuyến khích việc sử dụng đúng cách các loại thuốc đạt chuẩn; đưa thông tin về ảnh hưởng của KKS tới cộng đồng và có biện pháp khen thưởng việc phát triển các biện pháp điều trị, chẩn đoán và vắc-xin mới.
Ngành nông nghiệp có thể đảm bảo rằng các thuốc kháng sinh dùng trên động vật, bao gồm động vật nuôi lấy thịt và động vật cảnh, chỉ được sử dụng để chữa các bệnh truyền nhiễm và được giám sát bởi bác sĩ thú y; tiêm chủng cho động vật để làm giảm nhu cầu kháng sinh và phát triển các phương pháp thay thế thuốc kháng sinh ở thực vật; khuyến khích và thực hành các thói quen tốt ở tất cả các giai đoạn sản xuất và chế biến thực phẩm từ các nguồn động vật và thực vật; xây dựng các hệ thống bền vững, cải thiện vệ sinh, an ninh sinh học và giết mổ động vật nhân đạo; thực hành các tiêu chuẩn quốc tế về sử dụng thuốc kháng sinh một cách có ý thức, đặt ra bởi OIE, FAO và WHO.
Mặc dù một số loại kháng sinh mới đang được phát triển, nhưng không thuốc nào được mong đợi sẽ có hiệu quả với những loại vi khuẩn KKS ở dạng nguy hiểm nhất. Ngày nay cùng với sự phát triển và toàn cầu hóa, kháng thuốc là một vấn đề toàn cầu, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia.
Và phản ứng của WHO
Giải quyết vấn đề KKS là ưu tiên hàng đầu của WHO. Một kế hoạch hành động toàn cầu về kháng thuốc, bao gồm KKS được thông qua tại Hội nghị Y tế Thế giới tháng 5/2015. Mục đích của kế hoạch hành động toàn cầu là đảm bảo tiếp tục phòng và chữa các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc an toàn và hiệu quả. Kế hoạch hành động toàn cầu có 5 mục tiêu chiến lược: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc; Đẩy mạnh giám sát và nghiên cứu; Giảm các trường hợp nhiễm bệnh; Tối ưu hóa việc sử dụng các thuốc kháng sinh; Đảm bảo đầu tư bền vững vào chống kháng thuốc.
Để thực hiện mục tiêu “Nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc”, WHO đang dẫn đầu một chiến dịch toàn cầu, trong nhiều năm, với chủ đề: “Thuốc kháng sinh: cẩn thận khi sử dụng”. WHO đang hỗ trợ các quốc gia thành viên phát triển các kế hoạch hành động quốc gia riêng để giải quyết vấn đề kháng thuốc, phù hợp với các mục tiêu của kế hoạch toàn cầu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Cách dùng econazol bôi tại chỗ điều trị nấm da
Thứ Sáu, tháng 10 30, 2015
sống khỏe
No comments
Bệnh nấm da là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Một số bệnh nấm da hay gặp bao gồm: bệnh nấm da chân (tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân), bệnh nấm da đùi (tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông), bệnh nấm da đầu, bệnh nấm da thân (gặp ở tay, chân, thân mình, mặt).
Nấm da không gây nguy hiểm (trừ ở người suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV) nhưng gây mất thẩm mỹ. Để điều trị thường bôi các thuốc chống nấm. Econazol là thuốc chống nấm dùng tại chỗ, có trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, năm 2008 được dùng tại chỗ điều trị các bệnh nấm da trên, nấm âm đạo (không dùng để điều trị nhiễm nấm toàn thân), lang ben, nấm loang, các bệnh nấm da do Candida albicans, bệnh nấm ở tai (tai ngoài, ống tai)...
Nấm móng do nấm Candida.
Thuốc được dùng dưới dạng kem, thuốc nước bôi ngoài, bột xịt, dung dịch dùng ngoài để điều trị nấm da do Candida, lang ben, bôi ngày 1 - 3 lần, đợt điều trị từ 2 đến 4 tuần đến khi vết tổn thương trên da lành hẳn. Dạng kem, bôi lên vùng tổn thương và xát nhẹ.
Đối với nấm ở da (thân, đùi, chân), nấm loang: Người lớn và trẻ em bôi ngày 1 lần, dùng trong 2 tuần, riêng nấm da chân dùng trong 1 tháng. Có thể điều trị dài ngày hơn, nếu cần. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 - 2 tuần đầu điều trị. Nếu không đỡ sau thời gian đó, phải đánh giá lại chẩn đoán.
Đối với nấm lang ben: Dùng kem 1% bôi ngày 1 lần, trong 2 tuần. Bệnh thường khỏi, có thể ngừng thuốc.
Nấm Candida ở da: Bôi kem 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Thời gian điều trị thông thường là 2 tuần, đôi khi tới 6 tuần.
Nấm Candida âm đạo: Dùng viên đặt âm đạo 150mg, ngày 1 lần vào lúc đi ngủ, dùng 3 ngày liền, hoặc dùng một liều duy nhất loại viên đặt âm đạo có tác dụng kéo dài 150mg. Có thể lặp lại nếu cần. Thuốc có hiệu quả trong liệu trình từ 3 - 14 ngày.
Kem 1% cũng được dùng bôi cho bộ phận sinh dục nam. Điều trị phải đủ 14 ngày, mặc dù các triệu chứng ngứa đã hết, điều trị luôn cho cả vợ chồng.
Không dùng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với các chế phẩm của thuốc. Không bôi thuốc dạng kem 1% vào mắt hoặc trong âm đạo. Trường hợp có mẫn cảm hoặc xảy ra dị ứng (hay tác dụng phụ của thuốc cần ngừng thuốc. Các phản ứng phụ tại chỗ thường gặp như nóng, rát bỏng, đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc, kích ứng nhẹ ngay sau khi bôi.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317