Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Những nguy hại của việc dùng thuốc trong thời gian cho con bú

Trong thời gian cho con bú, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Trong điều kiện nhất thiết phải sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.

dung thuoc trong thoi gian cho con bu
Thông thường khi dùng thuốc, có khoảng 1% lượng thuốc được thải qua sữa mẹ trong 24 giờ; một vài loại thuốc có thể thải đến 5%. Cần thận trọng vấn đề này vì trẻ có thể bị ảnh hưởng do mẹ sử dụng thuốc khi cho con bú. 

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi chữa bệnh ngắn ngày cho người mẹ, bác sĩ nên chọn phác đồ điều trị hợp lý, tương ứng với việc bú sữa của con. Nếu trường hợp bắt buộc phải tạm ngừng cho con bú, vẫn phải cần giữ vững quá trình lên sữa để sau khi người mẹ thôi đợt điều trị là trẻ có thể tiếp tục bú lại được ngay. 

Việc sử dụng thuốc với liều lượng cao của bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thận trọng, nhất là các loại thuốc mới chưa được thử nghiệm lâm sàng kỹ càng thì nên tránh dùng. 

Đối với một số loại thuốc không cấm sử dụng đối với người mẹ cho con bú nhưng nếu dùng thì người mẹ nên uống thuốc khoảng 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 - 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo; nếu thực hiện được như vậy thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ sẽ rất thấp khi trẻ bú và ít gây ảnh hưởng cho trẻ.

Thuốc sử dụng thải qua sữa mẹ

Các nhà khoa học xác định khi sử dụng thuốc điều trị, người mẹ có thể thải lượng thuốc qua sữa do nhiều yếu tố có liên quan đến người mẹ, đến trẻ bú mẹ và sinh lý tuyến vú. 

Đối với người mẹ, việc thải thuốc qua sữa phụ thuộc liều lượng thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày, đường dùng thuốc, thời gian bán thải của thuốc ở huyết tương người mẹ... 

Đối với trẻ bú mẹ, thuốc được thải qua sữa làm ảnh hưởng đến trẻ thường phụ thuộc vào số lượng sữa trẻ bú, giờ cho bú với thời điểm mẹ dùng thuốc và giờ lên sữa ở tuyến vú; đồng thời cũng có liên quan đến thời gian, khối lượng và khoảng cách giữa những đợt bú; khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc ở trẻ... 

Đối với sinh lý tuyến vú, thuốc thải qua sữa phụ thuộc vào lưu lượng máu ở vú, thời điểm lên sữa, độ pH của sữa...

Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc khi người mẹ sử dụng có thể tiết qua sữa nhưng do có nồng độ thấp ở sữa mẹ nên chưa đủ khả năng gây ra các phản ứng có hại cho trẻ bú. 

Thông thường những loại thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận; nếu người mẹ mắc bệnh suy gan hoặc suy thận thì thuốc sẽ có nồng độ rất cao ở trong máu và trong sữa mẹ. Vì vậy, cần chú ý đến những trường hợp này để phòng tránh gây ngộ độc khi cho trẻ bú sữa mẹ, đồng thời nên điều chỉnh liều dùng thuốc hợp lý cho người mẹ.

Các nhà khoa học đã ghi nhận được những loại thuốc người mẹ sử dụng có thể làm ảnh hưởng khi cho con bú sữa như: dùng thuốc ngủ, rượu, dẫn chất benzodiazepin... con có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương; dùng thuốc reserpin trẻ có thể bị ngạt mũi; dùng tetracyclin làm trẻ chậm lớn, vàng răng và hỏng răng; dùng thuốc tẩy nhóm anthraquinon làm tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy cho trẻ; dùng muối iod chất đồng vị phóng xạ I131, thiouracil ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp trạng của trẻ. 

Ngoài ra, nếu dùng các hợp chất Hg, Pb, As sẽ gây ngộ độc cho trẻ; dùng những chất chống chuyển hóa có thể làm cho trẻ gặp nhiều tai biến. 

Khi người mẹ cho con bú có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện sẽ làm cho những chất độc hại ở trong đó có nồng độ cao ở trong sữa; vì vậy cần phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe cho con. Cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc gây methemoglobin.

Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ dùng các thuốc chống thụ thai chứa oestrogen, progesteron sẽ làm thay đổi biểu mô âm đạo của trẻ gái, vú to ra, cốt hóa nhanh ở xương. 

Các thuốc kháng sinh thuộc loại lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin, cephalosporin... tuy ít thải qua sữa mẹ nhưng người mẹ cũng nên tránh dùng khi cơ địa dị ứng có tính chất gia đình hoặc khi trẻ bị đi tiêu lỏng. Dù sao lượng kháng sinh loại lactam trong sữa mẹ ít nhưng cũng có thể gây kháng khuẩn ở trẻ, làm rối loạn tạp khuẩn ruột hoặc bị phản ứng mẫn cảm.

Thuốc cấm dùng và thuốc được dùng khi cho con bú

Các nhà khoa học khuyến cáo để bảo đảm an toàn cho trẻ khi bú mẹ, cấm các bà mẹ dùng một số loại thuốc khi cho con bú sữa vì có thể tạo nên những tai biến cho trẻ như thuốc tổng hợp kháng giáp trạng gây tai biến thiểu năng giáp trạng, bướu giáp; thuốc co-trimoxazol gây tai biến về máu. Thuốc chống đông máu, kháng vitamin K gây tai biến chảy máu; thuốc chống ung thư và ức chế miễn dịch gây ức chế miễn dịch. Thuốc lithium gây rối loạn thần kinh, nội tiết. 

Thuốc chloramphenicol gây suy tủy. Thuốc ức chế a xít dạ dày cimetidin, ranitidin... làm giảm độ toan dạ dày, thay đổi hấp thu những thuốc qua ống tiêu hóa. Thuốc glucocorticoid gây suy thượng thận. Thuốc metronidazol và các nitro-imidazol khác gây chán ăn, nôn, rối loạn công thức máu. Thuốc reserpin gây chảy sữa, ngủ lịm, phù nề mí mắt, chảy nước mũi.

Ngoài các loại thuốc được khuyến cáo cấm sử dụng đã nêu trên, người mẹ cho con bú có thể dùng một số thuốc điều trị nếu có chỉ định cần thiết nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện tai biến xảy ra ở trẻ bú sữa để ngừng ngay thuốc và xử trí kịp thời. 

Các loại thuốc người mẹ được dùng như: thuốc sulfamid có thể gây vàng da nhân não là vàng da sớm ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm; thuốc có dẫn chất benzodiazepin như; diazepam, oxazepam... gây ngủ gà, chậm tăng cân; thuốc phenytoin gây ngủ gà, nôn; thuốc carbamazepin gây ngủ gà; thuốc aspirin dùng dài ngày làm giảm tỷ lệ prothrombin, giảm dính kết tiểu cầu; thuốc phong bế dùng dài ngày gây nhịp tim chậm, giảm huyết áp, giảm đường huyết; thuốc theophylin gây trạng thái hưng phấn, làm nhịp tim nhanh, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa...

Trên thực tế, các nhà khoa học xác định có một số loại thuốc điều trị cấm sử dụng hẳn trong thời kỳ người mẹ cho con bú vì chúng có thể gây nên những phản ứng có hại hay tai biến không tốt cho con. 

Tuy vậy, khi người mẹ bị mắc một bệnh nào đó cần phải điều trị khi bác sĩ kê đơn thuốc hoặc nhân viên nhà thuốc, hiệu thuốc cấp bán thuốc cho người mẹ đang cho con bú cần có một phản xạ nghĩ ngay đến lượng thuốc dùng được thải qua sữa để cân nhắc. Trước những tai biến có thể xảy ra đối với với trẻ trong thời kỳ bú mẹ, cần phải thận trọng vấn đề dùng thuốc ở người mẹ. 

Trong trường hợp nếu cấm người mẹ sử dụng một loại thuốc nào đó đang khi cho con bú nhưng vì bị mắc bệnh cần phải dùng thuốc để điều trị bệnh thì cũng phải cho người mẹ dùng; thời gian này nên cho trẻ tạm ngừng bú mẹ và dùng nguồn sữa khác ở bên ngoài.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Những bí mật về vitamin

1. Vitamin không có tác dụng chữa bệnh
Nhiều người lầm tưởng khi cho rằng bổ sung vitamin sẽ giúp cơ thể chữa trị được những chứng bệnh như cảm lạnh, ung thư, suy nhược hay tim mạch…
Tuy nhiên, trên thực tế vitamin không có tác dụng đó, nó chỉ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh nguy cơ mắc các chứng bệnh đó.
Vây nên không thể sử dụng vitamin thay thế thuốc mà chỉ có thển dùng nó để phòng tránh và hỗ trợ quá trình điều trị mà thôi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2. Lạm dụng vitamin sẽ gây hại
Đừng nghĩ rằng bổ sung càng nhiều vitamin càng có lợi cho cơ thể, vitamin chỉ có thể phát huy tác dụng nếu như bạn biết cách tiết chế và sử dụng đúng liều lượng.
Ví như loại vitamin hòa tan nhờ chất béo như vitamin A, D, E và K khi được thu nạp một lượng lớn vào cơ thể sẽ gây nên tác dụng ngược. Hoặc phụ nữ mang thai bổ sung thừa vitamin A sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật và còn gây nên cảm giác buồn nôn, rụng tóc và thậm chí là tử vong.
Bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa mà thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.
3. Một số loại vitamin không nên sử dụng cùng nhau
Sự tương tác giữa các loại vitamin không tương thích có thể dẫn đến tình trạng hấp thụ kém của cơ thể. Ví như vi chất sắt không nên bổ sung cùng kẽm vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin E của cơ thể. Tương tự như thế thì canxi cũng không nên sử dụng cùng thời điểm với sắt.
4. Một số loại vitamin sẽ có lợi hơn khi kết hợp cùng nhau
Ví như sắt nên bổ sung cùng vitamin C sẽ tạo nên sự hấp thụ hiệu quả hơn trong cơ thể. Canxi nên bổ sung cùng magie, vitamin D nên bổ sung cùng canxi. Vitamin B6, B12 nên bổ sung cùng axit folic.
5. Những người nên tránh dùng vitamin
Công dụng và hữu ích của vitamin nói chung là điều không thể phủ nhận, nhưng nó không có nghĩa là ai cũng có thể bổ sung vitamin.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
6. Ví như bổ sung quá nhiều vitamin C rất nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu thuộc trường Đại họcMinnesota (Mỹ) cho rằng, một lượng lớn vitamin C được bổ sung cho người mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tắc nghẽn động mạch vành. Còn với những người bị suy giảm tuyến giáp, tiểu đường, cao huyết áp thì nên thận trọng khi bổ sung vitamin E.
Những người gặp rắc rối với thận như mắc sỏi thận hoặc đang bị ung thư không nên bổ sung canxi cho cơ thể..
7. Những vitamin giúp trẻ lâu
Trên thực tế đã có hàng loạt những nghiên cứu chứng minh hiệu quả của vitamin và lão hóa cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho kết quả rằng, trong tất cả các loại vitamin thì có 3 loại vitamin có tác dụng này là vitamin A (beta-carotene), vitamin E và vitamin C.
Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể chống lão hóa hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào liều lượng kết hợp của chúng: 15mg beta-carotene, vitamin E 400mg, 500mg vitamin C và selenium 50mcg. Nếu mỗi ngày bạn sử dụng một viên vitamin tổng hợp có đủ lượng như trên thì sẽ đạt được hiệu quả chống lão hóa.

Những bí mật về vitamin

1. Vitamin không có tác dụng chữa bệnh
Nhiều người lầm tưởng khi cho rằng bổ sung vitamin sẽ giúp cơ thể chữa trị được những chứng bệnh như cảm lạnh, ung thư, suy nhược hay tim mạch…
Tuy nhiên, trên thực tế vitamin không có tác dụng đó, nó chỉ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh nguy cơ mắc các chứng bệnh đó.
Vây nên không thể sử dụng vitamin thay thế thuốc mà chỉ có thển dùng nó để phòng tránh và hỗ trợ quá trình điều trị mà thôi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2. Lạm dụng vitamin sẽ gây hại
Đừng nghĩ rằng bổ sung càng nhiều vitamin càng có lợi cho cơ thể, vitamin chỉ có thể phát huy tác dụng nếu như bạn biết cách tiết chế và sử dụng đúng liều lượng.
Ví như loại vitamin hòa tan nhờ chất béo như vitamin A, D, E và K khi được thu nạp một lượng lớn vào cơ thể sẽ gây nên tác dụng ngược. Hoặc phụ nữ mang thai bổ sung thừa vitamin A sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật và còn gây nên cảm giác buồn nôn, rụng tóc và thậm chí là tử vong.
Bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa mà thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.
3. Một số loại vitamin không nên sử dụng cùng nhau
Sự tương tác giữa các loại vitamin không tương thích có thể dẫn đến tình trạng hấp thụ kém của cơ thể. Ví như vi chất sắt không nên bổ sung cùng kẽm vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin E của cơ thể. Tương tự như thế thì canxi cũng không nên sử dụng cùng thời điểm với sắt.
4. Một số loại vitamin sẽ có lợi hơn khi kết hợp cùng nhau
Ví như sắt nên bổ sung cùng vitamin C sẽ tạo nên sự hấp thụ hiệu quả hơn trong cơ thể. Canxi nên bổ sung cùng magie, vitamin D nên bổ sung cùng canxi. Vitamin B6, B12 nên bổ sung cùng axit folic.
5. Những người nên tránh dùng vitamin
Công dụng và hữu ích của vitamin nói chung là điều không thể phủ nhận, nhưng nó không có nghĩa là ai cũng có thể bổ sung vitamin.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
6. Ví như bổ sung quá nhiều vitamin C rất nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu thuộc trường Đại họcMinnesota (Mỹ) cho rằng, một lượng lớn vitamin C được bổ sung cho người mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tắc nghẽn động mạch vành. Còn với những người bị suy giảm tuyến giáp, tiểu đường, cao huyết áp thì nên thận trọng khi bổ sung vitamin E.
Những người gặp rắc rối với thận như mắc sỏi thận hoặc đang bị ung thư không nên bổ sung canxi cho cơ thể..
7. Những vitamin giúp trẻ lâu
Trên thực tế đã có hàng loạt những nghiên cứu chứng minh hiệu quả của vitamin và lão hóa cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho kết quả rằng, trong tất cả các loại vitamin thì có 3 loại vitamin có tác dụng này là vitamin A (beta-carotene), vitamin E và vitamin C.
Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể chống lão hóa hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào liều lượng kết hợp của chúng: 15mg beta-carotene, vitamin E 400mg, 500mg vitamin C và selenium 50mcg. Nếu mỗi ngày bạn sử dụng một viên vitamin tổng hợp có đủ lượng như trên thì sẽ đạt được hiệu quả chống lão hóa.


4 vitamin và khoáng chất quan trọng cho "bà bầu"

Cùng với nhu cầu về năng lượng thì nhu cầu về vitamin và khoáng chất cũng tăng lên ở bà mẹ mang thai, giúp cho sự phát triển bình thường của cả mẹ và con. 4 vitamin và khoáng chất sau đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn này.
Acid folic
Acid folic (hay còn gọi là folat) là chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Nhu cầu acid folic ở người trưởng thành khoảng 180-200 mcg/ngày, trong khi mang thai cần tới 400 mcg/ngày để đáp ứng cho nhu cầu gia tăng trong quá trình mang thai. Đó là sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào (cần cho tổng hợp nhân tế bào và protein), sự hình thành nhau thai, số lượng tế bào hồng cầu gia tăng, sự tăng trưởng của bào thai và tăng thải folat qua nước tiểu.
4 vitamin và khoáng chất quan trọng cho
Acidfolic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh
Folate có tầm quan trọng trong việc ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTDs). Đây là một nhóm các bất thường khi sinh có liên quan đến cột sống, xương sọ và não, với sự phổ biến nhất là hiện tượng nứt đốt sống và thiếu não (vô sọ, thoát vị não). Với nứt đốt sống, cột sống thai nhi không đóng (mà thường xảy ra ở 21-28 ngày sau khi thụ thai) và kết quả là, tủy sống không được bảo vệ.
Như vậy, hậu quả của sự thiếu acid folic trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ gây ra sự phân chia tế bào không bình thường, không chỉ gây các khuyết tật về ống thần kinh mà còn gây ra các dị tật khác như hở hàm ếch, hội chứng Down, gây sẩy thai… Khoảng 50-70% các trường hợp dị tật ống thần kinh có thể phòng tránh được nếu phụ nữ mang thai sử dụng acid folic trong khoảng thời gian trước khi thụ thai đến 4 tuần sau khi thụ thai.
Axit folic/folate là một trong những vitamin nhóm B. Nó được tìm thấy trong các loại rau khác nhau (đặc biệt là rau có màu xanh đậm), chẳng hạn như rau bina, măng tây, cải bruxen, xà lách romaine, bơ, đậu bắp, bông cải xanh, và cũng có trong các loại hạt, các sản phẩm sữa, thịt gia cầm, chuối, dưa hấu, trứng, hải sản, đậu và đậu Hà Lan… Phụ nữ mang thai nên ăn thức ăn có chứa nhiều loại vitamin này. Tuy nhiên, bên cạnh đó phụ nữ mang thai thường được khuyên bổ sung thêm acid folic (bằng thuốc) hàng ngày.
Sắt
Ở thời kỳ mang thai nhu cầu sắt cũng tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và tránh nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu ở người mẹ tăng lên, cơ thể của người mẹ cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi. 
Sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là thiếu máu thiếu sắt. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu.
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con, làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung hoặc con nhẹ cân. Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.
Vì vậy, cần bổ sung sắt trong thời kỳ này. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như rau muống, thịt nạc và cá biển… và bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên cần lưu ý, các tác dụng phụ thường thấy với việc bổ sung sắt có thể bao gồm buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy. Khi bổ sung sắt, một số thuốc có khả năng ức chế hấp thu sắt khi dùng đồng thời. 
Ví dụ như canxi chẳng hạn, nó có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Trong khi đó canxi cũng là chất bổ sung quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai có thể khắc phục điều này bằng cách tách biệt lượng canxi và sắt không uống cùng một thời điểm (nên uống canxi và sắt cách xa nhau). Tốt nhất nên uống canxi vào buổi sáng và uống sắt vào buổi chiều. Khi uống viên sắt cũng không nên ăn ngay các thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm sữa (để tránh sự tương tác làm mất tác dụng của sắt).
Hơn nữa, có đến 50% phụ nữ cũng có thể trải nghiệm trào ngược dạ dày (GERD) trong khi mang thai và đôi khi cần phải dùng đến các thuốc kháng axít hay các loại thuốc khác dùng để điều trị tình trạng này, và do các thuốc này có thể thể tương tác với sự hấp thu sắt, nên khi uống cũng cần phải lưu ý.
Canxi
Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng của trẻ. Vì vậy, trong thai kỳ cần bổ sung canxi để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Nếu không được bổ sung đầy đủ, thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ. có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, trường hợp nặng có thể co giật do hạ canxi máu. Thiếu canxi, thai nhi sẽ phải lấy canxi từ cơ thể người mẹ (hệ lụy sẽ gây loãng xương sau này ở người phụ nữ).
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng (nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam) thì, đối với phụ nữ có thai (trong suốt thời kỳ mang thai) cần 1200mg canxi/ngày. Như vậy, ngoài việc ăn tăng cường câc thực phẩm giàu canxi như đồ biển, bơ, phomat… thì có thể thực hiện bổ sung canxi thông qua các loại dược phẩm (thuốc có chứa calcium) theo sự chỉ định của bác sĩ. 
Vì, nếu tự ý bổ sung, uống nhiều gây thừa canxi sẽ gây hại. Đối với thai nhi, có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời, thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi mẹ bị thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu khát, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận…
Vitamin D
Cùng với việc bổ sung canxi, thì việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Đây là chất rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phosphor, góp phần vào cấu tạo xương. Viamin D trong cơ thể em bé được cung cấp từ cơ thể mẹ. Nếu người mẹ không đủ vitamin D, nghĩa là em bé sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất này.
Thiếu vitamin D, canxi sẽ khó hấp thu dẫn tới hậu quả như trẻ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ hoặc đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền, bào thai suy yếu. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ calci máu, loãng xương ở mẹ.
Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo, thực phẩm có tăng cường vitamin D (như sữa). Việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.


Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Nên uống thuốc huyết áp vào ban đêm

Sử dụng thuốc huyết áp vào ban đêm có thể kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường.




Đó là kết luận của một nghiên cứu thực hiện tại Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2.012 người bị cao huyết áp có tuổi trung bình 53 và không ai mắc tiểu đường lúc bước vào nghiên cứu. Họ phân ngẫu nhiên một nửa số này uống thuốc cao huyết áp vào ban đêm và một nửa uống vào buổi sáng.
Trung bình trong vòng sáu năm có 171 người mắc tiểu đường. Sau khi điều chỉnh các yếu tố liên quan, người ta thấy những ai uống thuốc trước khi đi ngủ sẽ giảm được 57% nguy cơ mắc tiểu đường. Việc dùng thuốc vào ban đêm cũng giảm đáng kể huyết áp trong thời gian này. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Diabetologia.
GS Ramón C. Hermida, người dẫn đầu nghiên cứu thuộc đại học Vigo (Tây Ban Nha) nói: "Chúng tôi khuyên bệnh nhân cao huyết áp dùng thuốc vào ban đêm. Đây là một giải pháp điều trị không tốn kém". Tuy nhiên việc này cần bàn bạc với bác sĩ.


Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Thuốc mới khiến các tế bào ung thư chậm lây lan

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Liên bang (Thụy Sĩ) đã thí nghiệmthuốc chống suy nhược và thuốc làm loãng máu trên chuột bạch. Những con chuột sẽ được tiêm mỗi loại thuốc cách nhau 15 phút và liên tục 5 ngày/tuần. Kết quả cho thấy, những con dùng cả hai loại thuốc sống lâu hơn những con chỉ dùng một loại.
Họ liền áp dụng cho các bệnh nhân ung thư não và nhận thấy rằng các khối u chậm lây lan, đồng thời tuổi thọ của bệnh nhân tăng gấp đôi.
GS. Douglas Hanahan cho biết: “Tôi rất bất ngờ với sự kết hợp của hai loại thuốc này. Nó có thể giúp ngăn chặn ung thư não, nhưng vẫn chưa rõ liệu có tác dụng với tất cả các bệnh nhân hay không, liệu pháp này không chữa dứt điểm, nhưng nó giúp làm chậm tiến trình. Nếu kết hợp hai loại thuốc này với các loại thuốc chống ung thư nữa thì có lẽ hiệu quả sẽ cao hơn”.
Hai loại thuốc này nếu được kết hợp sẽ thúc đẩy cơ chế tự thực (autophagy) của các tế bào ung thư, khiến các tế bào này tự hủy diệt.
Các nhà khoa học hy vọng sẽ có thêm những thử nghiệm trên con người để chắc chắn liệu pháp này phát huy tính hiệu quả tương tự.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons