Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Quá liều - Có thể tiêu chảy nặng

Glycerol tôi là loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc xổ, thuốc thẩm thấu.

Tôi được chỉ định dùng trong các bệnh táo bón; giảm phù nề giác mạc, giảm áp lực nhãn cầu; giảm áp lực nội sọ (tuy nhiên ít sử dụng trên lâm sàng). 

Quá liều - Có thể tiêu chảy nặng
Người cao tuổi dùng glycerol cần phải thận trọng
Cũng như các anh em nhà thuốc khác, tôi cũng có những quy tắc riêng khi sử dụng. Đặc biệt là những chống chỉ định. Sau những dày công nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được những điểm yếu của tôi khi dùng cho bệnh nhân quá mẫn với glycerol hoặc bất kỳ một thành phần nào của thuốc, với bệnh nhân bị phù phổi, mất nước nghiêm trọng, hoặc khi dùng tôi mà bản thân người bệnh đang gây tê hoặc gây mê vì có thể gây nôn. Vì vậy, với những bệnh nhân này, phải tuyệt đối không sử dụng tôi.
Các bạn chú ý, bên cạnh việc nghiêm cấm dùng glycerol tôi cho một số trường hợp đặc biệt, còn phải rất cảnh giác dùng tôi cho người bệnh bị bệnh tim, thận hay gan. Ngoài ra, glycerol tôi có thể gây tăng đường huyết và đường niệu, vì thế cần thận trọng khi dùng cho người bệnh đái tháo đường. Glycerol cũng phải dùng thận trọng với người bệnh bị mất nước, người bệnh cao tuổi.
Tác dụng chủ yếu của tôi đối với người cao tuổi là nhuận tràng, mặc dù không được khuyên là thuốc chữa trị hàng đầu. Phải thận trọng khi sử dụng glycerol đối với người bệnh ở tình trạng tinh thần lú lẫn, suy tim sung huyết, lão suy ở người cao tuổi. Và tốt nhất không nên dùng tôi cho phụ nữ thời kỳ mang thai và cho con bú.
Dùng tôi để chữa bệnh nhưng các bạn cũng phải chú ý đến các tác dụng không mong muốn, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn đấy. Những tác dụng không mong muốn bao gồm: buồn nôn, nôn, đau đầu, lú lẫn và mất định hướng... Trường hợp nặng có thể gây mất nước trầm trọng, loạn nhịp tim, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp khi sử dụng tôi tại chỗ (hay ở trực tràng) đã bị gây kích ứng. Nếu được, các bạn có thể sử dụng một thuốc tê trước khi dùng glycerol tại chỗ để giảm khả năng gây phản ứng đau.
Một chú ý nữa là, không dùng glycerol tôi cùng với bismut subnitrat hay kẽm oxyd vì tương kỵ, làm mất tác dụng của glycerol.
Điều cuối cùng là các bạn chớ nên dùng tôi quá liều, vì có thể gây tiêu chảy nặng, nôn, loạn nhịp tim, kích ứng trực tràng, đau rát trực tràng và co rút, tăng đường huyết. Với trường hợp quá liều mạnh phải ngừng thuốc và đưa người bệnh vào bệnh viện ngay để được cứu chữa kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


Vì sao bạn cần phải bổ sung sắt?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, gần 10% phụ nữ bị thiếu sắt, thậm chí họ cũng không biết mình bị thiếu sắt.
Sắt quan trọng như thế nào với cơ thể
Trong khi hầu hết mọi người không xem sắt như là một chất dinh dưỡng, nó thực sự là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Sắt là một thành phần quan trọng của hemoglobin, tế bào hồng cầu mang ôxy đi khắp cơ thể. Nếu hàm lượng sắt thấp, cơ thể bạn sẽ không nhận được lượng ôxy cần thiết để hoạt động, điều này dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi.
Sắt cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp da da khỏe mạnh, tóc và móng tay chắc khỏe.
Thiếu sắt gây mệt mỏi, khó thở, tức ngực
Thiếu sắt gây mệt mỏi, khó thở, tức ngực
Dấu hiệu thiếu sắt
Ban đầu, các triệu chứng thiếu sắt có thể không biểu hiện rõ ràng khiến bạn không chú ý. Tuy nhiên, khi cơ thể càng ngày càng hết sắt, tình trạng thiếu máu tăng, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng lên.
Một số triệu chứng thiếu sắt thường gặp nhất là:
- Mệt mỏi cùng cực
- Da tái xanh, nhợt nhạt
- Yếu đuối
- Khó thở
- Đau, tứcngực
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng
- Bàn tay và bàn chân lạnh
- Viêm hay đau nhức ở đầu lưỡi
- Móng tay giòn, dễ gãy
- Tim đập nhanh
- Thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng
- Chán ăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em
- Cảm giác khó chịu hoặc ngứa ran ở chân của bạn (hội chứng chân bồn chồn).
Những lý do để bạn bổ sung sắt ngay lập tức:
1. Bạn bị thiếu máu
Thiếu máu, các cơ quan trong cơ thể sẽ không nhận đủ ôxy được vận chuyển đến để hoạt động bình thường. Tình trạng thiếu máu có thể bắt nguồn từ các căn bệnh ung thư hoặc phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Hãy tìm ra nguyên nhân, nhưng điều quan trọng là phải bổ sung sắt ngay cho cơ thể để đảm bảo bạn luôn khỏe mạnh.
2. Bạn đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai cần sắt nhiều hơn so với phụ nữ bình thường. Lượng sắt được khuyến cáo mỗi ngày cho phụ nữ mang thai là 27mg. 
Nếu không cung cấp đủ sắt bằng thực phẩm hàng ngày, bạn nên bổ sung bằng thuốc để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.
3. Mất máu thường xuyên
Bất cứ ai bị mất máu thường xuyên như đứt tay, hiến máu… sẽ cần bổ sung thêm sắt để bù lại lượng máu đã mất.
4. Bà mẹ đang cho con bú
Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu và rất tốt cho sức khỏe của bé. Và phần lớn các bà mẹ phải có đủ lượng sắt cần thiết để nuôi bé trong 6 tháng đầu.
Vì thế, bạn cần bổ sung sắt để tăng nguồn cung cấp sắt cho con qua sữa mẹ, đặc biệt là nếu bạn sinh con thiếu tháng hoặc không đủ sữa cho con bú.
5. Uống thuốc làm giảm chất sắt
Một số loại thuốc sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nồng độ sắt trong cơ thể của bạn. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn nên nhờ các bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc bổ sung sắt cùng với các loại thuốc đó để đảm bảo bạn không bị thiếu máu do hậu quả của thuốc.
Sắt là yếu tố quan trọng đối với cơ thể
Bổ sung sắt bằng cách tăng cường thực phẩm hàng ngày
Nguồn chất sắt từ thực phẩm
Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung lượng lớn sắt cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất sắt là:
- Thịt đỏ
- Thịt heo
- Thịt gia cầm
- Đậu
- Các loại rau lá xanh đậm như rau bina
- Trái cây sấy khô như nho khô và quả mơ
- Tăng cường chất sắt qua ngũ cốc, bánh mì và mì ống
- Đậu Hà Lan


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Thuốc mới điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa thông qua thuốc viên nang vraylar (cariprazine) để điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực ở người lớn.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn não mãn tính, nghiêm trọng. Thông thường, các triệu chứng phát hiện đầu tiên ở người lớn dưới 30 tuổi. Người bệnh có các biểu hiện như cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình; Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý; Cho mình có khả nǎng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả nǎng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió; Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì; Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề; Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế)….
Rối loạn lưỡng cực, còn được gọi là bệnh hưng-trầm cảm, là một rối loạn não bộ gây ra những thay đổi bất thường trong tâm trạng, phạm vi từ mức thấp của trầm cảm đến mức cao của hưng cảm. Khi trở nên chán nản, có thể cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng và mất hứng thú, niềm vui trong hầu hết các hoạt động. Khi tâm trạng thay đổi theo một hướng khác, có thể cảm thấy phấn khích và tràn đầy năng lượng. Thay đổi tâm trạng có thể xảy ra chỉ một vài lần một năm, hoặc thường xuyên nhiều lần trong ngày. Trong một số trường hợp, rối loạn lưỡng cực gây ra các triệu chứng của trầm cảm và hưng cảm cùng một lúc.
Hiệu quả của Vraylar trong điều trị tâm thần phân liệt đã được chứng minh trong 1,754 người tham gia trong ba thử nghiệm lâm sàng trong sáu tuần. Trong mỗi thử nghiệm, Vraylar đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt so với giả dược. Hiệu quả của Vraylar trong điều trị rối loạn lưỡng cực được thể hiện trong ba tuần thử nghiệm lâm sàng trên 1.037 người tham gia. Vraylar đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực trong từng thử nghiệm.
Tuy nhiên, Vraylar và tất cả các loại thuốc khác đã được FDA chấp thuận dùng để điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực cần có một cảnh báo đóng hộp, cảnh báo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về tăng nguy cơ tử vong liên quan tới việc sử dụng các loại thuốc này ở những người lớn tuổi có rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng đối với tâm thần phân liệt là triệu chứng ngoại tháp như run, nói lắp, và rung giật cơ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo bởi những người tham gia thử nghiệm điều trị Vraylar cho rối loạn lưỡng cực là các triệu chứng ngoại tháp,khó tiêu, nôn, mất ngủ và bồn chồn…

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Một số thuốc gây nhiễm mỡ gan

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm mỡ ở gan. Thông thường hơn 90% các trường hợp gan nhiễm mỡ diễn ra âm thầm, mạn tính và trong thời gian dài.

Tuy nhiên, các trường hợp gan nhiễm mỡ cấp tính thì lại tiến triển nhanh và nguy cơ gây tử vong cao. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ cả cấp tính và mạn tính là do sử dụng thuốc. Vậy thuốc nào có nguy cơ gây ra bệnh lý này?
Tetracycline: Tetracycline dùng qua dạng uống có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ, thường không để lại hậu quả về lâm sàng. Sự xuất hiện và mức độ của thoái hóa mỡ có mối liên hệ chặt chẽ với liều dùng; cần chú ý trong khi dùng tetracycline đường tĩnh mạch ở phụ nữ có thai có nguy cơ cao gây suy gan và tử vong.
Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc.
Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc.
Valproic acid: Thuốc chống co giật acid valproic có thể gây bất thường ở gan sau dùng thuốc 2 - 4 tháng.
Amiodarone: Việc sử dụng chất này thường liên quan đến sự tăng nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Trị liệu lâu dài có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu.
Glucocorticoids: Glucocorticoid dùng liều cao có thể gây ra gan nhiễm mỡ. Tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục khi ngưng glucocorticoid.
Ngoài ra còn rất nhiều thuốc khác có thể gây nhiễm mỡ ở gan như methotrexat (thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư), estrogen (thường dùng trong ngừa thai), perhexilin (thuốc trị cơn đau thắt ngực).
Do đó, khi bệnh nhân buộc phải dùng một trong các loại thuốc nêu ở trên, cần phải tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và phải được theo dõi chức năng gan định kỳ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vitamin B12 làm phát triển ổ viêm mụn trứng cá

Một nghiên cứu mới đây của ULCA - một trong 10 trường đại học nổi tiếng thế giới của Mỹ đã tìm ra vitamin B12 làm biến đổi hoạt động của Propionibacterium acnes (P.A) là loại vi khuẩn gây bệnh trứng cá đưa đến viêm da mụn mủ.
Cả vi khuẩn cộng sinh lẫn vi sinh vật có khả năng gây bệnh được gọi chung là vi khuẩn gây bệnh cho da đã làm tổ ở đó. Mụn trứng cá sinh lý là một loại mụn đặc thù thường thấy ở các thanh thiếu niên, bắt đầu mọc ở các nang lông, làm bít lỗ chân lông - nơi mà chúng cư trú gây ảnh hưởng đến tế bào da của người. 
Một nhóm các nhà khoa học đã dựa vào những nghiên cứu gần đây để quyết định xem xét nguồn gốc phát sinh hoạt động của các vi khuẩn trên da và P.A một cách chi tiết (những vi khuẩn mang gen của chúng). 
Đặc biệt, các nhà khoa học muốn nghiên cứu xem sự khác nhau chủ yếu của hoạt động của những vi khuẩn trên da người bình thường và người bị bệnh trứng cá là như thế nào? Và họ đã phát hiện ra vitamin B12 được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm bơ sữa đã làm bùng phát mụn trứng cá trên một số người.
BS Dezhi Kang, tốt nghiệp Trường ĐH ULCA, tác giả của nghiên cứu này cùng các cộng sự của ông đã tập hợp các mẫu da của những người tham gia thực nghiệm gồm những người có bệnh trứng cá và không có bệnh trứng cá. Sử dụng chuỗi gen, họ đã khám phá trong những người bị trứng cá thì loài P.A không trao đổi chất được với vitamin B12 như ở những người da bình thường.
Bổ sung vitamin B12 có thể làm biến đổi hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn trên da, làm cho vi khuẩn P.A gây ra quá nhiều ổ viêm da bã nhờn và dẫn đến mụn trứng cá.
Vì vậy, các nhà khoa học quyết định làm những thử nghiệm. Họ cho 10 người da khỏe mạnh tham gia bổ sung vitamin B12 với liều lượng cao (gây quá tải cho khả năng đáp ứng của cơ thể). Theo kết quả thì có 1 người tham gia bị bùng phát mụn trứng cá nhanh chóng.
Vitamin B12 đã sửa lại sự sao chép gen và hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn ở da, đưa đến sự gia tăng sản phẩm porphyrin - điều này làm phát triển thêm ổ viêm ở mụn trứng cá.
Các tác giả đã viết lại kết luận trong bản nghiên cứu của họ: Việc bổ sung B12 đã tác động đến gen của vi khuẩn trên da gây nên mụn trứng cá ở một số người. Vitamin B12 không phải là nguyên nhân duy nhất gây mụn trứng cá, nhưng cũng nên ngừng sử dụng chúng khi đang điều trị mụn trứng cá.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc chế ngự cơn đau dạ dày

Đau dạ dày và đau nói chung là triệu chứng thường gặp và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Để chế ngự các cơn đau, giải pháp được lựa chọn đầu tiên là dùng thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, phần lớn những người sử dụng các chế phẩm giảm đau không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này, trong đó hay gặp nhất là những biến chứng ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày và đặc biệt là chảy máu dạ dày.
Có những loại thuốc giảm đau nào?
Thuốc giảm đau được chia làm 3 loại:
Thuốc giảm đau loại morphin: nhóm thuốc này có chung một đặc tính là gây nghiện, vì vậy đều thuộc "bảng A, gây nghiện", không kê đơn quá 7 ngày.
Thuốc giảm đau không phải morphin: paracetamol và thuốc chống viêm không steroid. Thông thường, nhóm thuốc này được sử dụng trong các trường hợp sau:
Các triệu chứng đau và sốt thông thường: Các triệu chứng sốt và đau trong cảm cúm, phụ khoa, tiết niệu, thần kinh, tai mũi họng, sau phẫu thuật...
Thuốc chế ngự cơn đau dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo hướng dẫn.
Các bệnh viêm cấp và mạn tính: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu...
Dự phòng huyết khối và tắc mạch trong các bệnh tăng huyết áp; hẹp van 2 lá, viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch...
Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm này còn đang được nghiên cứu để dự phòng và điều trị Alzheimer, polip đại tràng, ung thư đại - trực tràng, ung thư tuyến liền liệt...
Thuốc giảm đau hỗ trợ: là những thuốc có tác dụng làm tăng hiệu quả giảm đau hoặc giảm nhẹ tác dụng không mong muốn của các thuốc trên. Các thuốc này đặc biệt hiệu quả đối với đau do nguyên nhân thần kinh. Hay sử dụng là các thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau
Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Đây là tác dụng phụ rất hay gặp, nhất là khi sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid. Trên lâm sàng, hiện nay nhóm thuốc này có thể được coi là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và nhiều nhất do rất nhiều tác dụng tối ưu của chúng, tuy nhiên bên cạnh các tác dụng có lợi thì nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí cả các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Tác dụng phụ xuất hiện cả khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sở dĩ tác dụng phụ này hay gặp nhất, một mặt do thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm quá trình sản xuất chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc. Biểu hiện của tác dụng phụ rất khác nhau: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng.
Các thuốc giảm đau nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa
Ibuprofen: có trong thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau như alaxan, antidol và thường được kết hợp với paracetamol (thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt) có thể giảm cơn đau nhanh chóng do ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin. 
Tuy nhiên, cần chú ý đến tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Hay gặp nhất là tác dụng phụ về đường tiêu hóa. Có tới 5-15% người bệnh dùng ibuprofen gặp hiện tượng: trướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn là loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, ruột...
Aspirin: đây là thuốc hay dùng nhất trong nhóm dẫn xuất của acid salicylic. Ngoài tác dụng hạ sốt và giảm đau, chống viêm còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, vì vậy thuốc làm giảm quá trình đông máu. Aspirin có tác dụng giảm đau tốt nên được nhiều người tín nhiệm để uống khi bị sốt cao, nhức đầu, đau răng, đau mình mẩy, thấp khớp cấp và mạn. 
Tuy nhiên, đây cũng là thuốc nguy cơ rất cao gây viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Lạm dụng thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày rất nguy hiểm. Thuốc hiện nay hay dùng là dạng aspirin pH8 (viên bao tan ở ruột) để giảm tác dụng kích ứng ở dạ dày. 
Cần chú ý các dạng thuốc phối hợp như viên APC, asca, aspirin sủi bọt, thuốc tiêm aspegic vẫn có phản ứng có hại gây viêm loét đường tiêu hóa nên cần phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị để tránh các phản ứng có hại của thuốc (ADR) nguy hiểm.
Indomethacin: hay dùng để điều trị đau lưng, viêm dây thần kinh, viêm xương khớp, hư khớp, thấp khớp mạn tính do có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt. Người cao tuổi bị bệnh mạn tính về khớp hay được kê đơn nên cũng dễ bị các phản ứng có hại do dùng thuốc kéo dài không đúng cách. ADR nguy hiểm nhất của thuốc này là gây viêm loét dạ dày - tá tràng, ruột, rối loạn đông máu.
Diclofenac (voltaren, diclofen): là thuốc giảm đau, chống viêm dung nạp tốt nên hay dùng trong các chứng thấp khớp, thoái hóa và viêm hư khớp, thoái hóa cột sống, viêm nhiều khớp, đau lưng, đau thần kinh hông. Đây cũng là một trong những thuốc gây loét dạ dày - ruột - tá tràng khá nguy hiểm do nhiều người lạm dụng trong điều trị đau.
Các dẫn xuất của nhóm oxicam: thường dùng là meloxicam; pirocicam; tenocicam, các thuốc này hiện nay cũng thường được dùng trong điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống cứng khớp. Tuy phản ứng có hại gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa ít gặp hơn nhưng vẫn là nhóm thuốc có nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa nếu bị lạm dụng, dùng liều cao kéo dài.
Tác dụng không mong muốn khác
Bên cạnh tác dụng phụ gây viêm loét chảy máu đường tiêu hóa còn có thể gặp rất nhiều tác dụng không mong muốn khác như nghiện thuốc, gãy xương (với nhóm giảm đau gây nghiện), tổn thương gan nặng (khi dùng quá liều paracetamol), tổn thương thận (khi dùng paracetamol và/ hoặc thuốc giảm đau non-steroid).
Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Khi lựa chọn thuốc, cần chú ý đến cường độ và bản chất của đau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên uống thuốc theo bậc thang giảm đau:
Bậc 1 (đau nhẹ): dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc chống viêm không phải steroid. Dùng một trong các thuốc giảm đau thông dụng nhất là paracetamol, aspirin, ibuprofen... Việc chọn lựa tùy theo sự nhạy cảm của từng người, những chống chỉ định khác nhau và sự tương tác của chúng với những thuốc khác.
Bậc 2 (đau vừa): phối hợp thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodon) với paracetamol, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ. Có thể dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn như codein hoặc dextropropoxyphen.
Bậc 3 (đau nặng): dùng thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin, hydromorphon, methadon... phối hợp với thuốc chống viêm không steroid. Thường gặp trong các trường hợp đau do ung thư, do bỏng nặng, hoặc chấn thương nặng... thì phải dùng đến morphin và các dẫn chất của nó. Vì dễ gây ra hiện tượng quen thuốc, nghiện thuốc, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của thầy thuốc, dùng đúng liều lượng và đúng thời gian ấn định.
Để tránh những rối loạn về tiêu hóa, nên uống thuốc vào lúc no và uống với một cốc nước (khoảng 200 - 250ml). Cần đặc biệt chú ý đây là loại thuốc thường dùng để điều trị đau cấp tính, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn mà không nên kéo dài. Không nên tự ý dùng thuốc này nếu không có chỉ định. Nếu bị khó chịu ở dạ dày, nên uống thuốc cùng với thức ăn hoặc ngay sau ăn.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Uống thực phẩm chức năng kết hợp với thuốc: Coi chừng mất mạng!

Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cảnh báo, việc uống vitamin bổ sung hoặc thực phẩm chức năng kết hợp với các loại thuốc khác có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết, thực phẩm chức năngcó thể làm thay đổi sự hấp thu và chuyển hóa của các loại thuốc kê theo đơn hoặc không theo đơn. 
"Một số loai thực phẩm chức năng có thể làm tăng tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, một số khác lại có thể gây phản tác dụng của thuốc”, Robert Mozersky, nhân viên y tế tại FDA, giải thích trong một thông cáo báo chí . 
Thực phẩm chức năng dùng kết hợp với thuốc rất dễ gây nguy hiểm cho người sử dụngThực phẩm chức năng dùng kết hợp với thuốc rất dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy, loại chất bổ sung St. John Wort có thể làm hạn chế tác dụng của thuốc tránh thai, FDA cho biết. Ngoài ra, cả hai thảo dược bổ sung ginkgo biloba và vitamin E có thể làm mỏng lượng máu trong cơ thể. Việc kết hợp này có thể làm làm mỏng lượng máu trong cơ thể hoặc aspirin dễ làm tăng hiện tượng chảy máu trong, thậm chí là đột quỵ, báo cáo cho biết. 
Các loại thực phẩm chức năng được sử dụng khá phổ biến tại Mỹ. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh và cuộc Khảo sát dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia 2005 - 2008 phát hiện thấy rằng, khoảng 72 triệu người Mỹ vừa dùng thuốc theo đơn của bác sĩ vừa uống các loại thực phẩm chức năng. 
Mặc dù nhiều người cho rằng, sử dụng thực phẩm chức năng sẽ bổ sung lượng dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể, nhưng FDA cho biết sản phẩm này không thể thay thế cho chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng. 
Mặt khác, nhiều sản phẩm được gắn mác “tự nhiên” hoặc thảo dược cũng chưa chắc đã hoàn toàn vô hại. “Tự nhiên không có nghĩa là an toàn”. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em, ông Mozersky cho biết thêm.
"Các bậc cha mẹ nên lưu ý, quá trình trao đổi chất của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau cũng rất khác biệt. Vì vậy, việc sử dụng thuốc lẫn với thực phẩm chức năng rất dễ gây hại cho trẻ”, ông Mozersky giải thích. 
Ngoài ra, những người có dự định sẽ thực hiện phẫu thuật cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tất cả các loại thực phẩm chức năng mà họ sử dụng. 
Đây là việc làm cần thiết nhằm hạn chế tối đa những rủi ro nghiêm trọng cho người bệnh liên quan đến nhịp tim, huyết áp hoặc nguy cơ chảy máu, FDA khuyến cáo. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên hỏi bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng  mà họ sử dụng. 
"Điểm mấu chốt của vấn đề ở đây là trước khi sử dụng thực phẩm chức năng hoặc dùng thuốc theo toa hay không theo toa thì vẫn cần có sự tư vấn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho chính người tiêu dùng”, ông Mozersky khẳng định.  


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons