This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015
Những sự thật về thuốc ngừa thai mà bạn cần biết
Thứ Ba, tháng 9 08, 2015
sống khỏe
No comments
Thuốc tránh thai làm tăng kích thước "vòng 1"
Sau khi thuốc ngừa thai xuất hiện vào năm 1960, các nhà sản xuất áo ngực nhận thấy kích thước ngực phụ nữ cũng tăng lên, doanh số bán áo ngực cỡ C tăng đến 50%. Đây có thể là do estrogen và progesterone trong một số loại thuốc ngừa thai. Estrogen có thể gây giữ nước dẫn đến tăng kích thước vòng 1 nhưng thay đổi này thường chỉ là tạm thời và kích thước ngực sẽ trở lại như cũ vài tháng sau khi ngưng thuốc.
Thuốc tránh thai có thể làm giảm ham muốn tình dục
TS Christiane Northrup, tác giả cuốn sách Women's Bodies, Women's Wisdom giải thích rằng thuốc tránh thai làm giảm lượng testosterone - một hormone quan trọng đối với ham muốn tình dục ở phụ nữ. Tuy nhiên trong bài báo cáo trên Tạp chí Ngừa thai và Chăm sóc sức khỏe sinh sản châu Âu, sau khi tổng kết 36 nghiên cứu từ năm 1978 đến năm 2011, người ta nhận thấy chỉ có 15% phụ nữ uống thuốc ngừa thai bị suy giảm ham muốn tình dục.
Khi ngưng uống thuốc, bạn có thể thấy đối phương kém hấp dẫn
Trong một nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi 48 cặp đôi gặp nhau khi người phụ nữ đang uống thuốc tránh thai bằng hormone và quan sát mối quan hệ của họ sau đó.
Nghiên cứu nhận thấy phần lớn những phụ nữ này sẽ thấy ngoại hình của đối phương kém hấp dẫn sau khi ngừng uống thuốc. Sự thay đổi về hormone đã gây ra cảm giác này, nhưng các nhà nghiên cứu cũng cho biết những thay đổi này "khá tinh tế và không đáng báo động".
Đối phương có thể cần dùng thêm chất bôi trơn nếu bạn uống thuốc ngừa thai
Thuốc ngừa thai hiện nay có lượng estrogen thấp, mà estrogen lại ảnh hưởng đến việc bôi trơn âm đạo. Một số phụ nữ sẽ có thể cảm thấy âm đạo không được bôi trơn đủ và đối phương sẽ cần phải dùng thêm chất bôi trơn dạng nước khi quan hệ tình dục.
Đối phương có thể không cần dùng bao cao su nếu bạn đã uống thuốc ngừa thai
Thuốc ngừa thai có thể là giải pháp tốt cho những ai không muốn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục nhưng cần phải có thời gian. Thuốc không thể phát huy tác dụng ngay khi bạn bắt đầu uống. Để an toàn, bạn nên sử dụng kết hợp cả hai để ngừa thai hiệu quả hơn bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Thuốc ngừa thai ảnh hưởng đến tâm trạng
Phản ứng của cơ thể mỗi người đối với thuốc ngừa thai là khác nhau. Một số người sẽ dễ thay đổi tâm trạng hơn, còn một số khác lại có tâm trạng ổn định, cảm thấy ít bức bối trong kỳ kinh nguyệt, không bị đau nửa đầu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dùng thuốc kháng sinh thế nào cho an toàn?
Thứ Ba, tháng 9 08, 2015
sống khỏe
No comments
Nhiều người bệnh tự ý dùng kháng sinh mỗi khi trái nắng trở trời hoặc đến nhà thuốc kể bệnh để người bán thuốc chọn kháng sinh, khi dùng vài ngày thấy đỡ thì thôi.
Trên thị trường nước ta hiện có 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau (vì vậy nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, nhiều khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không dám trả lời).
Không những có nhiều tên thuốc khác nhau, mỗi loại thuốc lại còn được bào chế dưới nhiều dạng như: tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài có nhiều dạng thuốc khác nhau.
Thuốc uống có nhiều dạng thuốc nhất như: thuốc viên (viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...), thuốc nước (nhũ dịch, sirô, dung dịch), thuốc gói, thuốc cốm.
Thuốc dùng ngoài có: viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ: tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi...
Vì vậy, quy chế sử dụng thuốc kháng sinh: kháng sinh là loại thuốc phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được mua (hoặc cấp) và sử dụng.
Làm kháng sinh đồ giúp thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý hơn
|
Những tai biến do sử dụng thuốc kháng sinh
- Dị ứng (trường hợp nặng là sốc phản vệ dẫn đến tử vong).
- Loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Nhờn thuốc, nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc.
- Nhiễm độc phổ biến là hại gan, thận. Nhiễm độc chọn lọc trên bộ phận cơ thể: điếc (streptomycin, gentamycin); đứt gân gót chân (nhóm quinolon); suy tủy dẫn đến tử vong (chloramphenicol); viêm nhiều dây thần kinh (rimifon); hỏng men răng (tetracyclin); mất bạch cầu hạt (sulfamid)...
Trong những tai biến do kháng sinh kể trên thì dị ứng chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Có trường hợp một nữ sinh bị ngất xỉu do ngửi phải hơi penicillin khi xem y tá tiêm penicillin cho bạn ở BV Mai Hương (1975). Hoặc một trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol, sau khi nhỏ thuốc, người bệnh bị sưng tím mặt mày, phải vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu (1999). Những trường hợp này dị ứng thuốc là do cơ địa của người bệnh, thuộc loại bất khả kháng.
Đặc biệt cần lưu ý những trường hợp do thiếu hiểu biết, dùng kháng sinh không đúng dẫn đến gặp phải những tác dụng phụ đáng tiếc như: trẻ em bị hỏng men răng (răng vàng ố suốt đời) vì mẹ uống thuốc tetracyclin khi mang thai (do mẹ thiếu hiểu biết tự ý mua thuốc dùng hoặc bác sĩ thiếu sót, không biết người bệnh mang thai). Trẻ em bị điếc do tiêm streptomycin quá liều bác sĩ quy định (do y tá thiếu tinh thần trách nhiệm)...
Uống thuốc kháng sinh thế nào thì tốt?
Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách giờ, để đảm bảo trong cơ thể lúc nào cũng đủ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ: trong đơn bác sĩ ghi: uống 2 lần/ ngày thì khoảng cách giờ mỗi lần uống thuốc là 12 giờ. Uống 3 lần/ngày, khoảng cách giờ là 8. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn (là một liệu trình) thường là 7 hoặc 10 ngày.
Nước uống thuốc: tốt nhất là nước trà xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn. Công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem Đại học Alexandra - Ai Cập. Thực nghiệm được tiến hành trên hai nhóm người.
Nhóm thứ nhất uống kháng sinh với nước trà xanh. Nhóm thứ hai uống kháng sinh với nước sôi nguội. Kết quả: nhóm uống kháng sinh với nước trà xanh ngăn chặn được 28 loại vi khuẩn gây bệnh. Nếu người bệnh không uống được nước trà xanh thì dùng nước sôi nguội.
Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn: là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin (thường bác sĩ đã ghi trong đơn thuốc).
Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn (trừ các loại thuốc nêu trên) trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ; do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường dịch vị.
Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.
Kiêng kỵ
Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác.
Không uống bia, rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như: thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol (các dạng: uống, tiêm, đặt âm đạo), erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.
Hệ lụy của việc dùng kháng sinh bừa bãi
Từ lâu, Bộ Y tế đã có quy chế về sử dụng kháng sinh, song trên thực tế nhiều người bệnh tự ý dùng kháng sinh mỗi khi trái nắng trở trời hoặc đến nhà thuốc kể bệnh để người bán thuốc chọn hộ kháng sinh.
Khi mang thuốc về nhà dùng vài ngày thấy đỡ thì thôi (nhiều trường hợp bệnh tự khỏi chứ không phải do kháng sinh). Có người bệnh điều trị ở bệnh viện, bác sĩ cho uống metronidazol dặn cấm uống rượu, nhưng bữa ăn nào cũng uống 3 chén rượu trắng.
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế chưa có điều kiện làm kháng sinh đồ. Do đó đã gây ra nhiều loại vi khuẩn gây bệnh kháng với kháng sinh và tổn hại sức khỏe người bệnh.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày được không?
Thứ Ba, tháng 9 08, 2015
sống khỏe
No comments
Nhiều người có thói quen rửa mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Song khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý chỉ nên khi bạn vừa đi qua chỗ bụi bặm |
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh.
Nước muối sinh lý (natri clorid) hay nước muối được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Nước muối sinh lý (natri clorid) hay nước muối được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Nước muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Nước muối sinh lý giúp giảm viêm, rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng, làm đường thở thông thoáng, hít thở dễ dàng hơn.
Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.
Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.
Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi, vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bẩn.
Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015
Những loại thuốc gây "hỏng" thận
Thứ Hai, tháng 9 07, 2015
sống khỏe
No comments
Có rất nhiều thuốc có thể làm hại thận cấp tính hoặc mạn tính. Nguy hiểm ở chỗ là nhiều khi thuốc làm hại thận từ từ, không dễ gì phát hiện từ lúc đầu và đến khi phát hiện thì thận đã bị thuốc làm suy ở mức độ rất nặng, thậm chí phải chạy thận nhân tạo.
Thông thường để phát hiện thận bị suy, người ta làm xét nghiệm đo creatinin máu. Nhiều thuốc chỉ mới ảnh hưởng nhẹ đến chức năng thận đã làm tăng creatinin máu, nhưng có nhiều thuốc gây hại thận dần dần mà chẳng có triệu chứng gì, đến khi làm tăng creatinin máu thì đã làm thận suy rất nặng.
Thuốc gây hại thận. Ảnh minh họa.
Các thuốc gây hại thận :
Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh:
- Aminoglycosid như neomycin, gentamycin, amikacin, tobramycin, streptomycin là nguyên nhân hàng đầu gây creatinin máu tăng, dấu hiệu quan trọng của suy thận.
- Cephalosporin thế hệ 1 như cefadroxyl, cefalexin, cefalotin, cefazolin gây nhiễm độc ống thận.
- Polypeptid như polymixin, colistin có độc tính cao với thận.
- Quinolon: Các fluoroquinolon như ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin đều gây tăng creatinin máu. Khi sử dụng cần dựa vào mức lọc cầu thận để chọn liều.
- Amphotericin B là thuốc kháng nấm tác động lên lipid ở màng tế bào biểu mô ống thận gây độc thận, nhiễm toan ống thận, đái tháo nhạt do thận.
- Ức chế men chuyển (captopril, ednyt, renitec…) và kháng thụ thể AT1 (aprovel, micardis, cozaar…) gây tăng creatinin máu. Chống chỉ định trong hẹp động mạch thận.
Thuốc hóa trị liệu chống ung thư:
- Cisplatin gây suy thận cấp và hạ magnesi máu.
- Methotrexat gây kết tủa, tắc lòng ống thận.
- Sulfamid gây kết tủa các tinh thể trong lòng ống thận.
Thuốc cản quang iod hóa trị 2, hóa trị 3 (urographin, telebrex…) gây sốc phản vệ, tắc mạch vì gây độc trực tiếp lên nhu mô thận hoặc co động mạch thận.
Thuốc cản quang iod hóa trị 2, hóa trị 3 (urographin, telebrex…) gây sốc phản vệ, tắc mạch vì gây độc trực tiếp lên nhu mô thận hoặc co động mạch thận.
Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporin A, azathioprin, mycophenolat mofetil… cần chỉ định đúng, theo dõi cẩn thận.
Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid:
-Indometacin, phenylbutazon, naproxen gây viêm kẽ thận mạn.
-Paracetamol ngoài suy gan có thể gây hoại tử ống thận cấp, suy thận cấp.
Thuốc điều trị bệnh tâm thần Lithium.
Người bệnh đã có tiền sử suy thận thì tuyệt đối không dùng các thuốc độc cho thận khi có thuốc khác thay thế. Ví dụ như: không dùng các aminoglycosid, amphotericin, cisplatin, mesalazin, các NSAID, penicilamin và vancomycin… là các thuốc hại thận rất mạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, ngoài gây hại thận và chức năng thận, nhiều thuốc gây những rối loạn liên quan gián tiếp đến thận. Một số thuốc trực tiếp gây giữ nước và do đó có thể gây nặng hơn các biến chứng về tim mạch ở người bị suy thận, như: carbenoxolon, indomethacin.
Ở người bệnh suy tim sung huyết, việc tưới máu thận phụ thuộc vào lượng prostaglandin được sản xuất tại thận, dùng thuốc NSAID sẽ ức chế tác dụng tại chỗ của prostaglandin đối với thận gây giảm dòng máu qua thận, giữ nước và làm xấu thêm tình trạng suy tim.
Dùng digoxin ở người suy thận nặng sẽ làm tăng canxi huyết và/hoặc giảm kali huyết. Dùng các thuốc lợi tiểu giữ kali như: amilorid, spironolacton có thể gây tăng kali huyết nặng ở người suy thận.
Dùng thuốc kháng tiết cholin như: atropin, scopolamin có thể gây rối loạn chức năng bàng quang và đái không tự chủ đối với người có chức năng thận bình thường. Dùng acetazolamid, vitamin D liều cao, vitamin C liều cao dễ gây đọng tạo sỏi thận - tiết niệu.
Thuốc hại thận ở đây còn có thể hiểu là thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm chức năng thận, như: có thuốc gây dương tính giả xét nghiệm độ đục nước tiểu (turbidimetric test): tolbutamid, kháng sinh penicillin, cephalosporin (liều cao), sulfisoxazol...; có thuốc làm tăng creatinin máu do cạnh tranh bài tiết ở niệu quản: triamteren, amilorid, trimethoprim, cimetidin, hoặc làm tăng creatinin máu trong xét nghiệm theo phương pháp Jaffe: vitamin C, kháng sinh cephalosporin.
Doluôn luôn có nguy cơ "thuốc hại thận", nên phải xem việc dùng thuốc là rất hệ trọng. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự hiểu biết tối thiểu về các dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ có hại của thuốc (trong đó có tác dụng hại thận).
Nếu có gì nghi ngờ về bệnh của mình thì cách tốt nhất đến bác sĩ khám để có cách xử trí đúng đắn, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi, tốt nhất nên dùng thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tác dụng của men tiêu hóa
Thứ Hai, tháng 9 07, 2015
sống khỏe
No comments
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ tin rằng sử dụng thường xuyên men tiêu hóasẽ giúp trẻ hay ăn, chóng lớn và nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Chính vì thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất khiến cho không ít các bậc cha mẹ lạm dụng men tiêu hóa, hễ thấy con lười ăn là tự ý mua về cho uống có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Các ông bố, bà mẹ cần tham khảo ý kiến thầy thuốc và phải tìm hiểu, chọn lựa kĩ sản phẩm trước khi sử dụng men tiêu hóa cho con em mình.
Men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Chúng được bài tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa bao gồm:
Tại miệng, men amylase (ptyalin) trong nước bọt có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường mantose.
Tại dạ dày, trong thành phần của dịch vị có các men tiêu hóa như:
Pepsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Trong môi trường toan (pH < 5,1) nó được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, phân giải protein của thức ăn thành các mạch dài (polypeptra) hoặc ngắn (pepton).
Lipase có tác dụng tiêu hóa lipid của thức ăn đã được nhũ tương hóa (lipid của trứng và sữa) bằng cách cắt liên kết este giữa glycerol với acid béo thành acid béo và monoglycerid.
Men sữa - caseinogen (Lact - ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat canxi kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phần lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.
Tại tụy, cũng có đủ các loại men để tiêu hóa protein, lipid và glucid:
Men tiêu hóa protein gồm trypsin, chymotrysin và carboxypeptidase, có tác dụng phân giải protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các dipeptid acid amin.
Men tiêu hóa lipid bao gồm lipase phân giải được gần như hoàn toàn triglycerid của thức ăn do ở ruột có mật làm cho lipid của thức ăn bị nhũ tương hóa, phospholipase phân giải mọi loại phospholipid của thức ăn và cholesterol esterase phân giải este của cholesterol thành acid béo và sterol.
Men tiêu hóa glucid gồm amylaza phân giải cả tinh bột chín và sống thành maltose, maltase phân giải maltose thành glucose.
Dịch ruột cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid phân giải chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối cùng thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015
Phát hiện thuốc giảm đau gây nguy cơ đông máu
Chủ Nhật, tháng 9 06, 2015
sống khỏe
No comments
Theo nghiên cứu, thuốc giảm đau có nguy cơ gây hiện tượng cục máu đông, đặc biệt bệnh nhân dễ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim khi máu đông chặn dòng lưu thông đến các bộ phận...
Trong một bài viết trên tạp chí Thấp khớp, xuất bản ngày 24/8, cho biết việc sử dụng các loại , kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ máu đông ở tĩnh mạch.
Những loại máu đông bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE). Nguy cơ xuất hiện máu đông ở những bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID đã tăng lên đến 80%, các tác giả nghiên cứu cho hay.
Thuốc giảm đau có thể gây đột qụy hoặc nhồi máu cơ tim vì hiện tượng cục máu đông. Ảnh minh họa
Phân tích dựa trên 6 nghiên cứu cho thấy có 21.401 bệnh nhân đã mắc huyết khối tĩnh mạch (VTE), tức là xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch. Ngoài ra, ngày 24/8 Health Day cũng thông tin chi tiết về mối tương quan giữa việc sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs và nguy cơ tăng hiện tượng cục máu đông.
Thuốc chống viêm không steroid được tìm thấy trong các loại thuốc theo toa cũng như trong các loại chế phẩm có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Học viện chuyên Gải phẫu Chỉnh hình Mỹ đã liệt kê các thành phần phổ biến nhất trong NSAID bao gồm: aspirin, ibuprofen và naproxen thuộc những thương hiệu như Advil, Motrin, Aleve và nhiều sản phẩm aspirin do công ty Bayer sản xuất. Acetaminophen không nằm trong danh sách thuốc NSAID, tuy nhiên nó vẫn có thể được tìm thấy trong công thức của loại thuốc này.
Đơn thuốc NSAIDs gồm chất ức chế COX-2. Vioxx và Bextra đã bị cấm khỏi thị trường do nguy cơ khiến bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ và các chứng bệnh lâm sàng Cleveland Clinic ..
Celebrex vẫn có mặt trong toa thuốc nhưng tương tự như NSAIDs, thuốc này cũng được cảnh báo làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim cho người sử dụng.
Mặt khác, thành phần COX-2 trong thuốc gây nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa ít hơn so với các loại thuốc giảm đau khác và có thể phù hợp hơn đối với một nhóm bệnh nhân nhất định.
Tờ Health Day đã trích dẫn lời của TS Steven Carsons, trưởng phân khoa bệnh thấp khớp, dị ứng và miễn dịch học tại BV Đại học Winthrop, cho rằng aspirin tiếp tục là một loại thuốc ngăn ngừa hiện tượng cục máu đông hiệu quả. Ông cũng nhận định thêm việc sử dụng naproxen không làm tăng nguy cơ đông máu.
Tuy nhiên, hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
Máu đông gây nguy hiểm nhất khi chúng hình thành trong mạch máu ở tim và não, hoặc chảy từ những khu vực khác trong cơ thể đến. Hiện tượng này dễ gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ nhiệt khi cục máu đông chặn dòng lưu thông đến các bộ phận của não hoặc tim.
Acetaminophen là thành phần hoạt chất trong hàng loạt các loại thuốc như Tylenol. Cho dù thuốc theo toa hay mua riêng lẻ tại các quầy, thì thành phần này luôn được sử dụng để giảm đau và hạ sốt tương tự như NSAIDs.
Tuy nhiên, đây không phải là một loại thuốc kháng viêm không steroid, vì vậy Acetaminophen gây nguy cơ tổn thương gan. Đặc biệt, bệnh nhân không nên dùng nhiều hơn 4.000 mg Acetaminophen mỗi ngày.
Tóm lại, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và các hướng dẫn sử dụng kèm theo về các loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt trước khi dùng. Cả NSAIDs và Acetaminophen có trong hàng loạt các dược phẩm khác nhau. Hơn nữa, liều lượng tích lũy trong một số thuốc còn vượt giới hạn an toàn cho phép.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Những kiêng kỵ khi uống thuốc đông y
Chủ Nhật, tháng 9 06, 2015
sống khỏe
No comments
Có người cho rằng: "Các thuốc bằng cây cỏ không độc, dùng nhiều một chút chẳng việc gì". Nói như vậy là không đúng, thông thường thuốc có 2 tác dụng: tác dụng chính là dùng để chữa bệnh.
Có người cho rằng: "Các thuốc bằng cây cỏ không độc, dùng nhiều một chút chẳng việc gì". Nói như vậy là không đúng, thông thường thuốc có 2 tác dụng: tác dụng chính là dùng để chữa bệnh, nhưng thuốc cũng còn có những tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) có hại cho sức khỏe. Do vậy, khi dùng thuốc Đông y, người bệnh cũng cần phải thận trọng.
Theo lý luận Đông y
Sinh địa
Thuốc có tính năng 4 khí, 5 vị tức là hàn, nhiệt, ôn, lương (4 loại tính dược khác nhau) và chua, đắng, cay, ngọt, mặn (5 vị đều có đường đi khác nhau). Dùng thuốc để chữa bệnh là lấy cái thiên lệch của thuốc để chữa cái thiên lệch của cơ thể con người do bệnh tật gây ra.
Vì vậy, không thể có một thứ dược phẩm nào chỉ có trăm điều ích, không có một điều hại. Ví dụ như cam thảo là một vị thuốc đi đến được 12 kinh, là vị thuốc làm tá sứ rất bình hòa trong Đông y, nó có tác dụng bổ trung ích khí, giải độc, xua đờm, có thể chữa các bệnh thuộc loại khí ở giữa không đủ, ho nhiều đờm, ung nhọt độc, nhưng nếu uống lâu dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng bụng khó chịu, dạ dày trướng, không muốn ăn.
Nhân sâm là vị thuốc có công dụng đại bổ nguyên khí, bồi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, có thể điều trị các chứng khí huyết hư tổn, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch bị tổn thương, tim loạn nhịp hồi hộp, mất ngủ, sức khỏe sa sút; nhưng những người thể trạng dương rất cao, thực nhiệt ngoại cảm, uống vào thì càng dễ "bốc hơi", có thể dẫn đến phiền táo, buồn bực không yên, chảy máu mũi.
Vì vậy, một vị danh y đời Thanh là Từ Đại Xuân cho rằng dùng nhân sâm không đúng sẽ gây tai họa. Hoàng liên là vị thuốc quan trọng để tả hỏa giải độc, làm sạch nhiệt, táo và thấp; có thể chữa các bệnh thấp, ôn, nhiệt; bệnh lỵ do nhiệt và đau bụng; tim cồn cào, nôn mửa; mắt đau sưng, ung nhọt lở độc; nhưng nếu dùng lâu dài thì cũng gây ra đau dạ dày, chán ăn.
Điều này y học phương Đông gọi là nguyên nhân "do đẳng và hàn hại đến tì vị". Vì vậy, người bệnh rất cần biết một số kiến thức về kiêng kỵ trong sử dụng thuốc Đông y.
Một số nguyên tắc kiêng kỵ
- Đau bụng đi tướt: Kiêng dùng quả ngưu bàng, tri mẫu, thiên hoa phấn, chi tử (quả dành dành), sinh địa, tử thảo, sơn đậu căn, lô hội, binh lang (hạt cau), trúc lịch (nước ép ở đọt tre), hoàng dược tử, bá tử nhân, mật ong, nhục thung dung, cùi hồ đào, tỏa dương, đương quy, thục địa, thủ ô, a giao, thiên đông, hoàng tinh, bách hợp, câu khởi tử, quả dâu, hạn liên thảo, trinh nữ tử, miết giáp (ba ba), vừng đen.
- Tì vị hư hàn, cần thận trọng khi dùng thạch cao, tri mẫu, thiên hoa phấn, hoàng cầm, hoàng bá, long đảm thảo, khổ sâm, sinh địa, huyền sâm, đại thạch diệp, thanh đại, sơn đậu căn, lô hội, chỉ thực, xuyên luyện tử, hoàng dược tử, từ thạch, mạch môn đông, thiên môn đông, hạn liên thảo, quy bản (mai rùa), ba ba.
Khi dùng thuốc Đông y, người bệnh cũng cần phải thận trọng
- Ra mồ hôi trộm: kiêng dùng ma hoàng.
- Tăng huyết áp, kiêng dùng ma hoàng, thận trọng trong việc dùng dương kim hoa.
- Người có bệnh về động mạch vành, tim đập quá nhanh, kiêng dùng ma hoàng.
- Khi bị nôn, kiêng dùng thương nhĩ tử, hoàng dược tử, hoàng liên (nếu là hư hàn).
- Ăn uống không biết ngon miệng (chán ăn), kiêng dùng chi tử, hoàng cầm, huyền sâm, sơn đậu căn, lô hội, phòng kỷ, a giao và ba ba.
- Các chứng xuất huyết: Kiêng dùng quế chi (nhiệt mạnh) nha đảm tử (xuất huyết dạ dày và ruột), nhục quế (huyết nhiệt), tam thất (trường hợp âm hư có nhiệt), xuyên khung, tạo giác (bồ kết) khạc ra máu, lộc nhung (nhung hươu - nếu là dương nhiệt).
- Các chứng huyết hư: Kiêng dùng cào bản, thương nhĩ tử, ngân tử hồ, toàn hạt.
- Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, kiêng dùng đại hoàng, phan tử diệp, mạch nha.
- Thời gian hành kinh, cẩn thận trong việc dùng quế chi, đại hoàng, phan tử diệp.
- Khi kinh nguyệt ra quá nhiều, cẩn thận trong khi dùng đan bì, xuyên khung, tam lang, nga truật, ngưu tất.
- Khi bị thong manh mắt, kiêng dùng thạch dương tử, dương kim hoa, thục địa.
- Khi đầy bụng: Kiêng dùng sinh địa, hoài sơn, đại táo, đường mạch nha, mật ong, đương quy, thục địa, cùi long nhãn, hoàng tinh, kha tử.
- Khi bị thũng nước do tỳ hư, kiêng dùng nha đảm tử, hoàng dược tử, chu sa, đại phong tử.
- Sốt do cảm hàn bên ngoài, kiêng dùng địa cốt bì, ngân tử hồ, dương kim hoa, hoàng kỳ, đông trùng hạ thảo, thạch môn đông, hạt ngũ vị, ô mai, ngũ bội tử, rễ ma hoàng, kha tử.
- Người hư nhược (gầy yếu) cẩn thận trong khi dùng cam toại, đại kích, nguyên hoa, ba đậu, thiên kim tử, uy linh tiên, dương kim hoa, thường sơn, đảm phàn, lê lô, minh phàn, ban miệu.
- Người khí hư, kiêng dùng thanh bì, hạt cải củ.
- Da dễ bị dị ứng, kiêng dùng hạt cải trắng.
- Viêm loét dạ dày, cần thận trọng khi dùng viễn chí, tạo phân.
- Chứng thực, chứng nhiệt kiêng dùng nhân sâm.
- Phụ nữ có thai kiêng dùng đan bì, thận trọng khi dùng quế chi, tê giác, ngưu bàng, mộc thông, thông thảo, hạt đông quỳ, gừng khô, chỉ thực, dương kim hoa, đại giả thạch, băng phiến, quy bản, xích thạch chi, xạ can, đại hoàng, mang tiêu, phan tả diệp, lô hội, cam toại, ba kích, nguyên hoa, ba đậu, quả khiên ngưu, thương lục, thiên kim tử, cù mạch, phụ tử, ô đầu, bồ hoàng, nhu hương, một dược, tam lăng, nga truật, hổ tượng, đào nhân, ngưu tất, xuyên sơn giáp.- Người bị bệnh thận kiêng dùng thu thạch.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317