This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015
Phê chuẩn thuốc generic esomeprazole đầu tiên
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ mới đây đã phê chuẩn phiên bản generic đầu tiên của thuốc nexium (esomeprazole) để chữa bệnh trào ngược dạ dày (GERD) ở người trưởng thành và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Esomeprazole là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm lượng acid trong dạ dày, được dùng để giảm thiểu nguy cơ loét dạ dày khi sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chữa viêm dạ dày do Helicobacter pylori cùng với một số thuốc kháng sinh khác và điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
Các viên generic esomeprazole sẽ được phát cùng với một hướng dẫn sử dụng có các thông tin quan trọng về cách sử dụng và các nguy cơ của thuốc. Các nguy cơ lớn nhất là các vấn đề về dạ dày, bao gồm tiêu chảy nặng và một cảnh báo rằng những người uống nhiều liều thuốc ức chế bơm proton hàng ngày trong một thời gian dài có thể có nguy cơ nứt xương.
Một số phản ứng phụ thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm đau đầu, tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng, buồn ngủ, táo bón và khô miệng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Vitamin B12 tôi cũng gây sốc phản vệ
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Vitamin B12 tôi là tên chung chỉ các cobamid hoạt động trong cơ thể, nhưng chỉ có cyanocobalamin và hydroxocobalamin là được dùng trong điều trị vì chúng đóng vai trò như coenzym.
Vitamin B12 tôi là tên chung chỉ các cobamid hoạt động trong cơ thể, nhưng chỉ có cyanocobalamin và hydroxocobalamin là được dùng trong điều trị vì chúng đóng vai trò như coenzym trong nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của tế bào, đặc biệt là sự nhân lên của AND và chúng ổn định hơn các cobamid khác.
Trong tế bào, vitamin B12 đóng vai trò một coenzym hoạt động tham gia chuyển nhóm methyl của acid 5-methyltetrahydrofolic sang cho homocystein để tạo thành acid tetrahydrofolic và methionin.
Ngoài ra, vitamin B12 còn tham gia chuyển L-methylmalonyl-CoA thành succinyl-CoA trong chuỗi các phản ứng chuyển hóa các ceto để đưa vào chu trình chuyển hóa tế bào. Nhờ có vitamin B12 các tế bào sẽ phát triển và nhân lên. Khi thiếu hụt B12 acid malonic sẽ tăng cao trong máu và nước tiểu.
Thông thường người ta dùng tôi để điều trị các bệnh thiếu máu ưu sắc hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn chuyển hóa (chậm phát triển, suy nhược cơ thể, già yếu, suy dinh dưỡng).
Đôi khi tôi còn được dùng để bảo vệ mô trong nhiễm độc, nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần, dự phòng thiếu máu, hoặc tổn thương thần kinh ở người cắt đoạn dạ dày, viêm ruột mạn tính, người thai nghén...
Tuyệt đối không dùng vitamin B12 cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng vitamin B12 và các chất cùng họ; bệnh nhân có u ác tính.
Khi sử dụng tôi, các bạn có thể gặp một số tác dụng phụ gây cho các bạn một số triệu chứng như: ngứa nổi mề đay, hồng ban, hoại tử da, phù, thậm chí sốc phản vệ. Một vài trường hợp bị nổi mụn trứng cá, đau nơi tiêm bắp, nước tiểu màu đỏ.
Tuy nhiên, khi cơ thể bạn bị thiếu vitamin B12 sẽ sinh ra một số rối loạn sau: thiếu máu ưu sắc hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh do phù nề myelin hoặc mất myelin ở sợi thần kinh hoặc có thể thấy tế bào thần kinh bị chết ở tủy sống và vỏ não; rối loạn cảm giác và vận động khu trú ở tay, rối loạn trí nhớ hoặc rối loạn tâm thần.
Mặc dù vậy, việc bổ sung vitamin B12 cần phải được các thầy thuốc hướng dẫn. Khi có những triệu chứng khác thường, các bạn nên ngừng dùng thuốc và báo ngay cho thầy thuốc để có hướng xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Nguyễn Châu - Sức khỏe và Đời sống
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Xử trí khi bị ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Theo BS Hà Duy Cường, người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm. Tuy nhiên, do không cẩn trọng và thiếu hiểu biết nên đã bị ngộ độc do sử dụng quá liều. Việc xử trí khi bị ngộ độc thế nào cho đúng để tránh những hậu quả đáng tiếc là một vấn đề cần được quan tâm.
Triệu chứng ngộ độc
Người dùng thuốc sau vài giờ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18 - 72 giờ có thể đau bụng kèm theo gan sưng to, sờ thấy gan đau. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến suy gan. Người bị suy gan sẽ bị vàng da, hôn mê, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, hạ đường huyết, dẫn tới tử vong.
Xử trí thế nào?
Ngay khi uống quá liều paracetamol cần nghĩ ngay đến tình trạng ngộ độc chứ không cần phải đợi đến khi có các triệu chứng bị ngộ độc thì mới xử lý.
Sơ cứu ban đầu cần thực hiện là gây nôn ngay khi mới uống thuốc. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan.
Làm gì để phòng tránh?
Khi bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ em không nên dùng paracetamol để tự điều trị quá 5 ngày, đối với người lớn không quá 10 ngày.Những người bị bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều thông thường giảm sốt cho trẻ là 10 - 15mg/kg cân nặng, ngày uống 3 - 4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày. Người lớn mỗi lần uống 500 - 1.000mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày.Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.
Tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc và uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, cho uống than hoạt tính giải độc.
Trong mọi trường hợp đều cần rửa dạ dày nên tốt nhất là đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Theo BS Hà Duy Cường - Sức khỏe và Đời sống
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Bổ sung sắt đúng cách trong điều trị thiếu máu
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý rất thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính hay bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt.
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là một khoáng chất thiết yếu, có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể.
Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể sẽ phân phối oxy đến các mô (khi đó máu sẽ chuyển thành màu đen).
Sắt còn là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ.
Sắt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Các thai phụ trong quá trình mang thai cần phải bổ sung sắt đầy đủ.
Sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn dậy thì.
Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Thực phẩm là nguồn cung cấp chủ yếu sắt cho cơ thể. Sắt có nhiều trong gan, thịt, ngũ cốc, cá, rau xanh…
Đối với người trưởng thành, lượng sắt cần thiết cho nhu cầu hàng ngày là 14mg.
Khi cơ thể thiếu sắt trong một thời gian dài, sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và dần dần sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý rất thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính hay bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt…
Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt như:
Do mất máu nhiều trong giai đoạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất sắt.
Bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày… nên cơ thể không hấp thu tốt chất sắt.
Không cung cấp đủ sắt cho nhu cầu tăng cao ở phụ nữ đang mang thai hay cho con bú hoặc trẻ em trong giai đoạn dậy thì, phát triển quá nhanh.
Bệnh lý nhiễm khuẫn mạn tính, ảnh hưởng đến sự tạo máu của cơ thể…
Bổ sung các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Triệu chứng:
Người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường có các biểu hiện:
Da xanh xao.
Người mệt mỏi, yếu ớt.
Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).
Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.
Chóng mặt, choáng váng.
Nhức đầu và mất ngủ.
Viêm loét miệng, lưỡi.
Móng tay khô, giòn và cong ngược lên trên (móng tay hình muỗng)…
Điều trị:
Bổ sung sắt với các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các thuốc này thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.
Những lưu ý khi bổ sung sắt:
Phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…
Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.
Khi uống thuốc cần tránh xa các bữa ăn 1 - 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt.
Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.
Tránh phối hợp chung sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.
Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.
Bên cạnh việc bổ sung sắt, cần kết hợp các phương pháp sau đây:
Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm như thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh…
Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.
Theo DS Mai Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống
Thuốc nào chữa hội chứng ruột kích thích?
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi...Trong một số trường hợp mắc HCRKT có táo bón, số khác có kèm tiêu chảy và một số thì có cả hai dấu hiệu trên.
Thỉnh thoảng những người bị HCRKT có những cơn đau thắt ruột gây cảm giác muốn đi đại tiện. Bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau dọc theo khung đại tràng, đôi khi người bệnh chỉ cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu và đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.
Nguyên nhân của HCRKT đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trong đợt tiến triển của bệnh, một số thuốc cũng nên được dùng để điều trị triệu chứng như: Thuốc giảm đau (giảm co thắt đại tràng): duspataline, no-spa, spasfon...
Thuốc điều trị táo bón: thuốc nhuận tràng (forlax, duphalac, ispaghula-microlax, psyllium, cám gạo...). Thuốc điều trị tiêu chảy: smecta, actapulgite, imodium, codein, diphenoxylate + atropin, loperamid...
Thuốc điều trị sình hơi: meteospasmyl, pepsan, than hoạt... Thuốc an thần kinh: rotunda, seduxen, dogmatyl... Thuốc chống co thắt như mebeverin (uống trước bữa ăn). Thuốc làm tăng co bóp cũng có thể dùng như motilium-M (uống trước ăn).
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Những tác dụng bất lợi khi dùng furosemid
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Furosemid (lasix), một thuốc lợi tiểu là dẫn xuất axit anthranilic. Đây là một loại thuốc lợi tiểu mạnh do đó có thể đưa ra khỏi cơ thể quá nhiều các chất dẫn đến nước và chất điện giải cạn kiệt cho người dùng. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng.
Furosemid được dùng chủ yếu để điều trị phù và tăng huyết áp. Phối hợp với thuốc trị tăng huyết áp vừa và nhẹ. Khi dùng furosemid có thể làm giảm natri huyết ở bệnh nhân bị suy tim sung huyết nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh nhân dùng liều cao furosemid phối hợp với chế độ dinh dưỡng ít muối ăn.
Furosemide cũng có thể làm giảm bài tiết canxi nước tiểu, đôi khi gây tăng canxi huyết nhẹ. Không nên dùng furosemid cho bệnh nhân bị tăng canxi huyết, đặc biệt là người cao tuổi dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải. Cẩn thận khi dùng thuốc ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.
Cơ chế hoạt động của furosemid
Thuốc cũng có thể gây ra phản ứng phụ là các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Ngừng sử dụng furosemid và gọi bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như ù tai, giảm thính lực; cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, hoặc da nóng và khô; đi tiểu đau hoặc khó khăn; da xanh xao, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo, hoặc trực tràng)...
Furosemide có thể gây tăng đường huyết và đường niệu nhưng có lẽ tác dụng phụ này nhẹ hơn so với khi dùng các thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc có thể gây tăng acid uric huyết và gây ra cơn gout kịch phát ở một số bệnh nhân.
Những tác dụng phụ khác ít xảy ra hơn như rối loạn tiêu hóa, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp tư thế đứng, phát ban, da nhạy cảm với ánh sáng, mất bạch cầu không hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Viêm tụy thường gặp khi dùng liều cao và vàng da ứ mật thường được ghi nhận. Ù tai và giảm thính lực hiếm xảy ra khi tiêm nhanh liều cao furosemid.
Theo BS Hoàng Thanh Sơn - Sức khỏe và Đời sống
Dùng thuốc trị viêm họng
Thứ Năm, tháng 7 02, 2015
sống khỏe
No comments
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng như vi khuẩn, virut, thậm chí là ô nhiễm môi trường... Có rất nhiều loại thuốc trị viêm họng. Tuy nhiên người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc cho phù hợp.
Người bị viêm họng cần súc họng bằng nước muối ấm
Khi bị viêm họng người bệnh thường có các triệu chứng: đau rát họng, nuốt đau, vướng như mắc cái gì đó ở họng, chảy nước mũi, ngạt tắc mũi (một bên hoặc cả hai bên), đau đầu, ù tai. Sau đó có thể xuất hiện ho, sốt...
Nếu chỉ đau rát do viêm họng mạn tính gây loạn cảm họng hoặc viêm họng do virut, chỉ cần dùng các thuốc giảm đau như paracetamol kết hợp với vitamin C (nâng cao sức đề kháng cơ thể). Ngoài ra có thể ngậm men kháng viêm tại chỗ như alphachymotrypsin. Cần tăng cường ăn hoa quả, uống nhiều nước. Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày.
Nếu viêm họng cấp có sốt, do vi khuẩn phải dùng thuốc kháng sinh. Một số kháng sinh có thể dùng như amoxicillin, cephalexin, erythromycin... hoặc có thể khí dung mũi họng bằng các dung dịch chứa: tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm...
Đối với loại viêm họng do vi khuẩn nếu lựa chọn đúng kháng sinh bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 2-3 ngày. Nếu quá thời gian này bệnh không khỏi phải khám và đánh giá lại tình trạng bệnh, tránh tình trạng để bệnh kéo dài gây biến chứng.
Nếu viêm họng cấp có sốt phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Nếu viêm họng hạt lâu ngày có thể đốt hạt bằng laser hoặc áp lạnh. Ngoài ra, có thể dùng các viên ngậm trị ho, viêm họng như viên ngậm bổ phế, viên ngậm Strepsin...
Ngoài ra, cũng có thể dùng một số bài thuốc Nam sau cũng có tác dụng trị viêm họng rất tốt:
Lá rẻ quạt: 1 - 2 miếng bằng ngón tay, muối 2 gam. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm với vài hạt muối. Khi nào nóng họng thì nhả ra, ngày ngậm 1 - 2 lần, có thể nuốt nước.
Lá húng chanh: 3 - 5 lá, rửa sạch nhai dập và ngậm cùng khoảng 2g muối, nuốt nước dần.
Lá chua me đất: 50g, muối 2g. Rửa sạch lá, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Chè mạn ủ nóng trong 15 phút rồi ngậm họng cũng có tác dụng tốt.
Để phòng bệnh, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với vi khuẩn và virut; giữ cho mũi luôn thông thoáng, không nên thở bằng miệng.
Đối với người hay bị viêm họng hoặc viêm họng mạn không nên uống nước quá lạnh (nước đá) và nên súc họng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc các loại dung dịch súc họng có bán tại các hiệu thuốc. Khi đi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và không khí lạnh...
Theo BS Ngọc San - Sức khỏe và Đời sống
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317