Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Sử dụng kháng sinh nhiều lần, gia tăng bệnh đái tháo đường

Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của ĐH Pennsylvania, Mỹ (MOP) sau khi hoàn thành nghiên cứu dài kỳ ở 200.000 bệnh nhận đái tháo đường.

Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của ĐH Pennsylvania, Mỹ (MOP) sau khi hoàn thành nghiên cứu dài kỳ ở 200.000 bệnh nhận đái tháo đường (ĐTĐ) và 800.000 người không mắc bệnh ĐTĐ ở Anh. Thuốc kháng sinh trong nghiên cứu gồm 4 loại thông dụng là penicillin, cephalosporin, quinolone và macrolide. 
Càng dùng nhiều kháng sinh thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ càng tăng. Ví dụ, nhóm dùng 2 - 5 liều penicillin thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ cao hơn 8% so với người dùng 1 liều penicillin. Những ai dùng trên 5 liều thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tăng 23% so với nhóm chỉ dùng 1 hoặc không dùng kháng sinh bao giờ. 
Riêng những người dùng quinolone từ 2 - 5 liều thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng 15% và tăng lên 37% nếu dùng trên 5 liều so với những người không dùng quinolone. Đặc biệt những người không bao giờ dùng kháng sinh thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ ở mức thấp nhất.
Mặc dù rủi ro tăng bệnh ĐTĐ là có thật nhưng các nhà khoa học cũng không biết chính xác bao nhiêu lần dùng kháng sinh có thể tăng bệnh ĐTĐ. Điều chắc chắn, thuốc kháng sinh làm mất cân bằng loại vi khuẩn thân thiện và đây chính là lý do rất tiềm ẩn làm tăng bệnh ĐTĐ, nhất là nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao.
Theo Duy Hùng - Sức khỏe và Đời sống

Những nguy hại khôn lường khi sử dụng thuốc ngủ

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tinh thần, hành vi, mất trí nhớ, ung thư… là những tác hại khôn lường mà thuốc ngủ gây ra với sức khỏe con người.

Những nguy hại khôn lường khi sử dụng thuốc ngủNhững nguy hại khôn lường khi sử dụng thuốc ngủ
Xã hội ngày càng phát triển, áp lực công việc, stress, rối loạn tâm lý khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ. Thay vì có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, nhiều người lạm dụng thuốc ngủ và coi nó như một biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả. 
Đó là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là những tác hại vô cùng nguy hiểm do thuốc ngủ gây ra với sức khỏe inhưng không phải ai cũng biết.
1. Rối loạn giấc ngủ
Một số loại thuốc ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng mộng du, nghiến răng, nói mơ, thậm chí là bị mất trí nhớ. Trong trạng thái không có ý thức, người bị mộng du vẫn có thể nói chuyện, điều khiển tay chân của mình để thực hiện một số hành động kỳ quặc hoặc thậm chí phức tạp mà trong lúc tỉnh táo chưa chắc họ có thể làm được. Tuy nhiên, họ hoàn toàn không biết hoặc không nhớ gì về việc đó sau khi tỉnh dậy.
2. Không tỉnh táo
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc ngủ với liều lượng quá cao, bạn sẽ luôn có cảm giác buồn ngủ mỗi khi thức dậy, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạm, giảm khả năng quan sát, suy đoán ảnh hưởng đến học tập và làm việc. Buồn ngủ khi lái xe là vô cùng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người.
3. Khó khăn trong điều trị
Việc lạm dụng thuốc ngủ kéo dài gây nhiều khó khăn trong điều trị mất ngủ, bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã phụ thuộc vào thuốc, bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, mất ngủ.
5. Đau dạ dày, ợ nóng
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson của Philadelphia cho biết việc sử dụng các loại thuốc ngủ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược axit trong dạ dày gây ợ nóng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
6. Ung thư, chết sớm
Một nghiên cứu của Đại học California đã tiến hành một vài năm trước đây chỉ ra rằng việc lạm dụng thuốc ngủ có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy những người hay sử dụng thuốc ngủ dễ mắc bệnh về ung thư và nguy cơ chết sớm hơn so với người bình thường.
7. Mất trí nhớ
Nhiều người già phải đối mặt với tình trạng mất trí nhớ khi họ uống thuốc ngủ trong thời gian dài. Các chuyên gia chứng minh rằng, những người già, lớn tuổi sử dụng thuốc ngủ trong thời gian hơn 3 tháng rất dễ mắc bệnh về trí nhớ như Alzheimer.
8. Khó thở
Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với rượu và các chất kích thích, làm tăng tác động của cả hai loại, vì vậy bạn sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, bạn sẽ cảm thấy lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc. Nếu sử dụng thuốc ngủ với liều lượng cao rồi uống rượu, bạn sẽ cảm thấy khó thở và rất có thể phải đi cấp cứu.
9. Dị ứng
Đối với những người bị bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp, thuốc ngủ có thể gây ức chế hô hấp. Vậy nên, trước khi sử dụng thuốc ngủ, bệnh nhân phải nói rõ cho bác sĩ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.
Ngoài ra, những người lạm dụng thuốc ngủ rất dễ bị kích động, không tự điều chỉnh hành vi của chính mình, rối loạn tinh thần… Chính vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng thuốc ngủ, nó chỉ có tác dụng chống lại mất ngủ một cách tạm thời và nếu quá phụ thuộc vào nó, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bạn có thể thay thế việc sử dụng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ bằng cách tập yoga, tắm, đi bộ, tập thể dục… nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc ngủ, cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự mình tăng liều thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc.
Theo Mỹ Linh - Gia đình Việt Nam

Paracetamol làm thui chột cảm xúc

Các loại thuốc giảm đau không chỉ làm dịu cơn đau thể lý mà chúng còn có thể làm chai lỳ cảm xúc.

Chú thích ảnh trên: Các kết quả cho thấy những người tham gia có uống paracetamol đánh giá mọi hình ảnh ít cực đoan hơn những người chỉ uống thuốc vờ. Các nhà nghiên cứu không biết những thuốc giảm đau như ibuprofen và aspirin có cùng tác dụng hay không, mặc dầu họ có kế hoạch nghiên cứu vấn đề này.
Một nghiên cứu mới khẳng định rằng paracetamol - thành phần chính trong thuốc giảm đau bán tự do - có khả năng làm suy yếu cảm xúc vui và buồn.
Paracetamol được sử dụng hơn 70 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tác dụng phụ này của nó được khám phá. Nghiên cứu trước đó cho thấy paracetamol không chỉ có tác dụng đối với cơn đau thể lý, mà còn với cơn đau tâm lý.
Nghiên cứu này đạt được các kết quả xa hơn qua chứng minh rằng nó cũng làm cho người dùng giảm các cảm xúc tích cực đến mức độ nào, Geoffrey Durso, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học bang Ohio cho biết.
"Điều đó có nghĩa là paracetamol hoặc các sản phẩm tương đương có thể gây ra những hậu quả rộng hơn so với suy nghĩ trước đây," Durso nói. "Thay vì chỉ là thuốc giảm đau, paracetamol có thể được xem như là thuốc giảm mọi thứ cảm xúc."
Baldwin Way, giáo sư tâm lý học Đại học bang Ohio cho rằng những người trong nghiên cứu uống thuốc giảm đau không có vẻ như nhận ra họ đang phản ứng khác nhau.
"Hầu hết mọi người có lẽ không nhận thức rằng các cảm xúc của họ có thể bị tác động như thế nào khi họ uống paracetamol," ông nói.
Có hai nghiên cứu của các sinh viên đại học. Nghiên cứu thứ nhất gồm 82 người tham dự, một nửa trong số họ uống một liều cấp tính 1.000mg paracetamol và một nửa dùng một liều thuốc vờ (placebo).
Rồi họ chờ 60 phút để thuốc có tác dụng.
Những người tham gia sau đó xem 40 hình ảnh chọn từ một cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khắp thế giới để gợi ra những phản ứng cảm xúc. Các hình ảnh dao động từ cực kỳ khó chịu, cho đến trung tính và cực kỳ dễ chịu.
Sau khi xem mỗi bức ảnh, các người tham gia được hỏi bức ảnh dương tính hay âm tính trên một thang điểm -5 (cực kỳ âm tính) đến +5 (cực kỳ dương tính). Rồi họ được cho xem cũng bức ảnh ấy một lần nữa và được hỏi bức ảnh làm họ cảm thấy một phản ứng tình cảm mạnh bao nhiêu.
Các kết quả cho thấy rằng những người tham gia có uống paracetamol đánh giá toàn bộ các bức ảnh rất ít cực đoạn so với những người uống thuốc vờ. "Những người uống paracetamol không cảm thấy độ cao thấp tương tự những người uống thuốc vờ," Way nói.
Một khả năng là paracetamol làm thay đổi độ lớn của phán quyết của mọi người. Các nhà khoa học khẳng định paracetamol có thể làm cùn các phán đoán rộng hơn của các cá nhân đối với mọi thứ, chứ không chỉ những thứ mang nội dung cảm xúc.
Những nhà nghiên cứu làm một nghiên cứu thứ hai trong đó 85 người được xem cùng những bức ảnh và đưa ra cùng những phán đoán đánh giá và phản ứng cảm xúc như trong nghiên cứu thứ nhất. Những người tham gia trong nghiên cứu thứ hai cũng báo cáo lại họ cảm thấy xanh như thế nào đối với mỗi bức ảnh.
Một lần nữa, các cá nhân uống paracetamol có những cảm xúc đối với những bức ảnh âm tính và dương tính chai một cách đáng kể. Nhưng các phán đoán về nội dung màu xanh tương tự bất chấp họ có uống hay không uống paracetamol.
Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu không biết những thuốc giảm đau như ibuprofen và aspirin có cùng tác dụng hay không, mặc dầu họ có kế hoạch nghiên cứu vấn đề này. Paracetamol, không giống như các thuốc giảm đau khác, là một loại thuốc kháng viêm không steroid.
Có nghĩa rằng điều đó được nghĩ là nhằm kiểm soát viêm trong cơ thể. Liệu thực tế rằng bất kỳ sự liên quan đến hiệu ứng cảm xúc có thể có của thuốc vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ, các nhà nghiên cứu nói thêm.
"Đang có nhiều bằng chứng rằng một số người càng trở nên nhạy cảm hơn đối với các biến cố lớn đủ các kiểu trong đời sống, thay vì chỉ tổn thương đối với các biến cố tồi tệ," Durso nói.
Theo Khởi Thức - Thế giới tiếp thị

Cảnh báo nguy cơ bệnh tim từ ibuprofen liều cao

Sau khi xem xét chứng cứ thử nghiệm của thuốc ibuprofen, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) nêu cảnh báo thắt chặt hướng dẫn sử dụng đối với loại thuốc kháng viêm và giảm đau này.

Trang tin Medical Xpress dẫn thông cáo báo chí của EMA hồi đầu tuần này khuyến cáo thầy thuốc nên cân nhắc cũng như bệnh nhân cần thận trọng hơn trước khi bắt đầu sử dụng ibuprofen lâu dài và liều cao do nguy cơ bị cơn đau tim, đột quỵ và vấn đề về tuần hoàn của loại thuốc này.

Cơ quan Dược phẩm châu Âu cảnh báo liều dùng ibuprofen 2,4g/ngày có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Ảnh: Medical Xpress
Cơ quan Dược phẩm châu Âu cảnh báo liều dùng ibuprofen 2,4g/ngày có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Ảnh: Medical Xpress
Liều dùng cao bị EMA nhận định có nguy cơ là 2,4 g/ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân là người lớn và trẻ trên 12 tuổi có thể dùng ibuprofen ở liều bình thường - dạng viên từ 200-400 mg, mỗi ngày 3 hoặc 4 lần - được đánh giá là không gây nguy hiểm.
Ibuprofen được dùng khá rộng rãi như thuốc kháng viêm, hạ sốt và giảm đau từ sau khi thuốc này xuất hiện trong những năm 1960. Ibuprofen còn có tên thương mại khác là Brufen, Advil, Nurofen…

Nguy hiểm khi tự ý dùng thuốc

Ngoài việc thuốc có thể bị lạm dụng, việc tự ý dùng thuốc còn có thể đưa đến những tác hại khó lường trước được như ngộ độc thuốc, dị ứng.

Chúng ta không nên tự ý dùng thuốc cho dù đó là thuốc bổ hay thuốc chữa các bệnh thông thường như giảm đau, hạ sốt.
Các tác hại thường gặp
Lạm dụng thuốc có thể làm lu mờ hoặc biến dạng các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường có triệu chứng là nhức đầu. Nếu tự ý dùng thuốc giảm đau thì triệu chứng nhức đầu sẽ giảm.
Đối với những bệnh phức tạp, nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa thì việc tự ý dùng thuốc lại càng rất nguy hiểm vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng nhưng bệnh vẫn phát triển đi đến chỗ khó chữa. 
Ví dụ, chúng ta sử dụng thuốc chống co thắt để giảm đau khi bị đau bụng, khi cơn đau bụng đã khỏi, chúng ta tưởng là đã hết bệnh nhưng thực tế bệnh vẫn đang tiến triển và hậu quả nguy hiểm không sao lường được do chậm trễ trong việc mổ cấp cứu các bệnh gây đau bụng như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, viêm vòi trứng, có thai ngoài tử cung...
Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
Không rõ về thuốc mà tự ý dùng những loại thuốc không tương xứng với bệnh, như bị cảm cúm nhưng lại dùng kháng sinh để điều trị gây hậu quả là sau khi sử dụng, chẳng những bệnh không hết mà xảy ra hiện tượng lờn thuốc.
Phản ứng dị ứng với thuốc sử dụng. Đây là tác hại rất nguy hiểm vì mỗi loại thuốc từ thuốc giảm đau, hạ nhiệt đến các loại thuốc đặc trị đều có thể xảy ra phản ứng dị ứng. 
Hơn nữa, mỗi cơ thể có sự phản ứng riêng biệt, chẳng hạn có loại thuốc dùng cho người này thì không sao nhưng ở người khác thì trở thành nguy hiểm. 
Ví dụ như kháng sinh penicillin, vitamin B1, nếu tự ý sử dụng thì rất có thể xảy ra phản ứng dị ứng của cơ thể, đặc biệt có thể xảy ra sốc phản vệ rất dễ đưa đến tử vong.
Thuốc tân dược luôn là con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách thì nó có tác dụng tốt cho cơ thể, ngược lại thì đó là chất độc hại gây tai biến cho cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong. 
Chẳng hạn, tự ý dùng bừa bãi thuốc coticoides để trị đau nhức và dùng lâu ngày sẽ xảy ra các tai biến hết sức đáng tiếc như loãng xương, phù, cao huyết áp nhưng nếu dùng đúng thì thuốc có tác dụng chống viêm rất tốt.
Những điều cần biết khi tự ý dùng thuốc
- Việc tự ý tiêm thuốc gây nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với tự ý uống thuốc.
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải có sự hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của bác sĩ.
- Không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh, các thuốc đặc trị.
- Không dùng thuốc kéo dài trong nhiều tháng.
- Nên nhớ rằng không bao giờ có khái niệm thuốc bổ mà chỉ có thuốc có tác dụng kích thích cơ thể.
- Khi mắc bệnh, nhất thiết phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị.
- Đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Đối với phụ nữ đang thời kỳ cho con bú, trẻ em nói chung, người cao tuổi, nhất thiết khi sử dụng thuốc tân dược phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Theo BS Hồ Văn Cưng - Pháp luật TPHCM

Thuốc nào cứu mạng người thiếu máu cơ tim?

Đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim thường xảy ra sau khi bệnh nhân làm việc gắng sức, trải qua những stress nặng nề hoặc sau khi ăn quá no.

Đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim thường xảy ra sau khi bệnh nhân làm việc gắng sức, trải qua những stress nặng nề hoặc sau khi ăn quá no. Đau thắt ngực do bệnh này có hai dạng là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. 
Cơn đau thắt ngực ổn định thường kéo dài từ 1 - 15 phút và giảm đi khi nghỉ ngơi hoặc đặt thuốc nitrates dưới lưỡi. Còn cơn đau thắt ngực không ổn định, mặc dù ít gặp nhưng nếu xuất hiện thì cơn đau ngực xuất hiện nhiều và dài hơn, không giảm khi nghỉ và ít đáp ứng với các nitrates.
Cơn đau thắt ngực có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.Cơn đau thắt ngực có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu cho biết đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim
Vị trí đau thường sau xương ức, đột ngột làm bệnh nhân đang gắng sức phải ngừng lại ngay. Bệnh nhân có cảm giác tức ngực như có gì bóp, có gì đè chẹn sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Hoặc đau lan lên hai vai, lên hai bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái, lên cổ.
Trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải, ở vùng thượng vị mà có khi nhầm là cơn đau dạ dày cấp. Cũng có khi đau ở bả vai, cổ tay và cổ.
Tính chất đau có khi như dao đâm hoặc trái lại không đau mà chỉ có cảm giác tức ngực, khó thở, nghẹn thở, có vật gì chèn ép ở cổ, bỏng rát ở trước tim, hướng lan cũng khác, có khi xuống thượng vị hoặc ra sau lưng. Người bệnh bồn chồn, hốt hoảng, lo sợ có cảm giác sắp chết đến nơi không dám cử động vì sợ cơn đau dữ dội thêm. Thời gian đau kéo dài từ vài giây đến 10, 15 phút.
Dùng thuốc gì khi có cơn đau thắt ngực?
Khi đang đau, bệnh nhân cần phải đứng im, ngừng mọi cử động, nếu đang ở nhà hoặc không phải trong bệnh viện thì cần nằm yên hoặc theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, thường chỉ nghỉ ngơi như vậy cũng có thể hết đau, nhưng nếu đau nặng lên thì cần phải dùng thuốc và đi bệnh viện ngay.
Thuốc thường được sử dụng ngay, có thể dùng cấp cứu tại nhà là nitroglycerin ngậm dưới lưỡi. Nitroglycerin là một thuốc chống cơn đau thắt ngực và là dẫn xuất của nitrat. Thuốc dễ hấp thụ qua đường tiêu hóa, tuy nhiên lại bị chuyển hóa qua gan lần đầu nên sinh khả dụng thấp, vì vậy thường được sử dụng dưới dạng ngậm dưới lưỡi. 
Nếu đặt dưới lưỡi, thuốc có tác dụng ngay sau 1 - 2 phút và đạt nồng độ tối đa sau 4 phút. Ngoài dạng ngậm dưới lưỡi, thuốc còn có dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng dùng ngoài da, tuy nhiên dùng các dạng thuốc này ở liều cao dễ dẫn đến quen thuốc.
Nitroglycerin làm giãn tất cả các cơ trơn, nhưng không ảnh hưởng đến cơ vân và cơ tim, đặc biệt tác dụng rất rõ trên cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên làm giảm lượng máu tĩnh mạch trở về, đồng thời làm giãn động mạch lớn, vì vậy làm giảm sử dụng ôxy cơ tim và giảm công năng tim, làm giãn mạch vành và làm lưu lượng vành tăng tạm thời. 
Bên cạnh đó, thuốc còn làm thay đổi phân phối máu cho tim, tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim thiếu máu có lợi cho vùng dưới nội tâm mạc, thuốc còn chống kết tập tiểu cầu cản trở fibrinogen bám vào tiểu cầu để hình thành huyết khối, nhất là ở vùng nội tâm mạc bị tổn thương, chính vì vậy thuốc có tác dụng để điều trị cơn đau thắt ngực. 
Ngoài ra, thuốc làm giãn mạch toàn thân trực tiếp và thoảng qua nên làm giảm lưu lượng tim, giảm sức cản ngoại vi và lưu lượng tâm thu nên thuốc còn có tác dụng gây hạ huyết áp.
Với điều trị cấp cứu cắt cơn đau thắt ngực thường dùng loại 0,25mg hoặc 0,75mg ngậm dưới lưỡi; để điều trị dự phòng thường dùng loại 2,5mg hoặc 7,5mg để uống; có thể dùng dạng dán ngoài da vùng ngực trái hoặc dạng mỡ bôi.
Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng thuốc có thể gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi làm đỏ bừng da nhất là vùng ngực, mặt, mắt, có thể gây tăng nhãn áp; thuốc có thể gây giãn mạch não làm cho bệnh nhân bị nhức đầu, có thể làm tăng áp lực nội sọ; làm hạ huyết áp tư thế đứng; gây tăng tiết dịch vị, làm tăng nhịp tim; nếu sử dụng liều cao kéo dài sẽ gây quen thuốc; do đó thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân huyết áp thấp (huyết áp tối đa < 100mmHg), bệnh nhân bị tăng nhãn áp hoặc tăng áp lực nội sọ.
Bên cạnh việc điều trị cấp cứu, cần tìm hiểu kỹ để điều trị nguyên nhân gây nên cơn đau thắt ngực. Điều trị lâu dài bằng các loại thuốc giãn mạch khác như: lenitral, isosorbit, tildiem, vastarel... hoặc bằng phẫu thuật động mạch vành, khoét mảng xơ vữa động mạch, bắc cầu nối, nong động mạch vành.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người đau thắt ngực không cần nghỉ ngơi tuyệt đối nhưng cần hạn chế lao động chân tay và trí óc, tránh gắng sức, nhất là gắng sức đột ngột, đi bộ nhanh, lên dốc, lên cầu thang, ngược gió, tránh lạnh, tránh gió lùa, không được tắm đêm, sống điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh làm việc ngay sau bữa ăn. 
Tập thể dục nhẹ, đi bộ ngắn và chậm nhưng không chơi thể thao nặng như tập tạ, tennis, chú trọng giải trí, nghe nhạc... Không hút thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân xuất hiện cơn đau, hạn chế cà phê đặc và nước chè đặc vì nó gây mất ngủ.
Không nên ăn những bữa quá thịnh soạn, không uống rượu. Ăn hạn chế chất có nhiều lipid và cholesterol như mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan, thận và nên dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.
Theo ThS Nguyễn Thu Hiền - Sức khỏe và đời sống

​Xét lại lợi ích bổ sung sắt cho thai phụ

Việc bổ sung chất sắt cho thai phụ được khuyến cáo từ năm 2006 và hiện chưa có cập nhật mới.


Viên sắt bổ sung chất sắt cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, tổng kết từ nhiều nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học nhận định việc bổ sung này không cho thấy được lợi ích rõ rệt trên sức khỏe của mẹ và bé.
Kết luận được đưa ra từ Ủy ban Phòng ngừa bệnh tật Mỹ sau khi xem xét 11 nghiên cứu trên phụ nữ có thai và 10 nghiên cứu trên trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Họ nhận thấy việc bổ sung chất sắt ở thai phụ không thay đổi chất lượng cuộc sống, tỉ lệ sinh mổ, cân nặng của trẻ, tỉ lệ sinh non và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
Đồng thời việc tầm soát tình trạng thiếu sắt một cách thường quy cũng không cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung sắt có thể cải thiện chỉ số huyết học của mẹ.
Trong khi chờ những hướng dẫn mới, các nhà khoa học cho rằng đối với thai phụ khỏe mạnh và không có dấu hiệu thiếu chất sắt thì việc bổ sung sắt nhiều hơn 27 mg/ngày không thật sự cần thiết.
Theo BS Huỳnh Khiêm Huy - Tuổi trẻ
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons