Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Bệnh quai bị và thuốc trị

Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh, vì vậy các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng.
Bệnh quai bị và thuốc trịChủ động phòng ngừa bệnh quai bị bằng tiêm vắc-xin
Dấu hiệu của bệnh quai bị
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virut quai bị gây ra. Đây là bệnh lành tính, tự khỏi và tạo ra miễn dịch bền vững. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp qua các bụi nước của hơi thở từ bệnh nhân quai bị có viêm tuyến nước bọt. 
Bệnh gây thành dịch, hay gặp ở trẻ từ 3 - 14 tuổi và thanh niên 18 - 20 tuổi, ít gặp ở người già và trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ. 
Sau một thời kỳ ủ bệnh khoảng 14 - 24 ngày mà không có biểu hiện gì đặc biệt là giai đoạn toàn phát của bệnh với các triệu chứng: sốt, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, tuyến nước bọt mang tai đau, sưng to gây biến dạng khuôn mặt, da vùng tuyến mang tai bình thường, không nóng đỏ, bệnh nhân thường bị cả hai bên mang tai, người bệnh khó nói, khó nuốt. 
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau, nhỏ dần, bệnh nhân hết sốt, các triệu chứng lui dần và hết hẳn.
Một số trường hợp bệnh nhân bị biểu hiện khác ngoài tuyến mang tai như: viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp...
Viêm tinh hoàn thường gặp ở tuổi dậy thì, đôi khi biểu hiện đơn độc mà không kèm theo viêm tuyến mang tai. Bệnh xuất hiện sau sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần, bệnh nhân sốt cao trở lại, tinh hoàn sưng, đau, đỏ, thường ở một bên, kéo dài 4 - 5 ngày thì bệnh nhân hết sốt nhưng sau 2 tuần mới hết sưng tinh hoàn. 
Viêm tinh hoàn có thể gây biến chứng teo tinh hoàn với tỉ lệ 30 - 40%, gây ra giảm sút số lượng tinh trùng hoặc vô sinh nếu bị teo hai bên. Tổn thương thần kinh thường nghĩ đến do virut quai bị nếu nó xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai do quai bị với các dấu hiệu gợi ý như sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, co giật. Ngoài ra, tùy từng cơ quan mà có biểu hiện khác nhau.
Thuốc chữa
Cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân sau khi có biểu hiện bệnh cần cách ly tối thiểu 2 tuần, nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế đi lại, hạn chế vận động, ăn nhẹ, ăn đồ ăn lỏng trong những ngày đầu. 
Với bệnh nhân viêm tuyến nước bọt: chườm ấm chỗ đau, dùng giảm đau hạ sốt bằng paracetamol, cần thận trọng khi dùng paracetamol trên bệnh nhân bị bệnh gan và dùng liều thuốc theo bác sĩ kê đơn, súc miệng bằng nước muối. 
Có thể dùng kết hợp một số bài thuốc trong dân gian từ hạt đậu xanh tán nhỏ trộn dấm hoặc từ hạt gấc mài ngâm rượu bôi lên chỗ sưng. Nếu bị viêm tinh hoàn: mặc quần lót chật để treo tinh hoàn, chườm nóng, dùng thuốc giảm đau (paracetamol hoặc ibuprofen), dùng corticoid (prednisolon, desamethason...).
Corticoid có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt, lúc đầu dùng liều cao sau đó giảm dần liều trong 7-10 ngày, đây là một loại thuốc có nhiều tác dụng phụ trên nhiều hệ cơ quan như gây hội chứng cushing, gây viêm loét dạ dày tá tràng, có thể gây xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân có bệnh lý dạ dày - tá tràng từ trước, gây loãng xương, ức chế miễn dịch... 
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này có thể được kiểm soát nếu việc dùng thuốc thận trọng, tuyệt đối tuân theo y lệnh của bác sĩ. Trong trường hợp bị viêm não, viêm màng não cần dùng corticoid, chăm sóc theo dõi sát diễn biến bệnh nhân để tránh bội nhiễm và cần loại trừ các nguyên nhân viêm não, viêm màng não do căn nguyên khác. 
Bệnh nhân có biểu hiện viêm tụy thường lành tính, tuy nhiên những bệnh nhân này vẫn cần theo dõi sát tình trạng đau bụng, nôn, xét nghiệm máu để tránh bỏ sót biến chứng nặng như nang giả tụy hoặc cần phân biệt với các bệnh ngoại khoa. Với một số biểu hiện viêm khớp, viêm tuyến giáp... không cần điều trị đặc hiệu có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm đơn thuần (paracetamol).
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng các biện pháp: cách ly bệnh nhân, tạo miễn dịch, vệ sinh cá nhân và nhà cửa. Tiêm phòng vắc-xin quai bị tạo kháng thể cao, có miễn dịch bền vững ít nhất 17 năm, vắc-xin phòng bệnh quai bị thường kết hợp với phòng sởi và Rubella (trimovax, MMR). 
Cần tiêm chủng cho các đối tượng sau: trẻ em theo đúng lịch tiêm chủng; tiêm chủng ngay cho trẻ trên 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa từng bị quai bị và chưa từng được tiêm chủng, những đối tượng này cần tiêm trước 72 giờ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân quai bị; người nhiễm HIV. 
Không tiêm vắc-xin ở người dị ứng với nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, amikacin…), dị ứng với trứng gà, bệnh nhân đang dùng các thuốc giảm miễn dịch, bệnh ác tính về máu và khối u, bệnh nhân đang sốt, người có biến chứng trong lần tiêm chủng trước, phụ nữ có thai. Ngoài ra, phòng bệnh thụ động bằng globulin miễn dịch cho một số đối tượng chưa được tiêm vắc-xin.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, không dùng chung dụng cụ ăn uống, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau rửa đồ chơi của trẻ, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần, che miệng khi ho, hắt hơi sau đó rửa tay ngay.
Theo BS Đào Thị Huế - Sức khỏe và đời sống

Thuốc tim mạch: Không được dùng bừa bãi

Khi bị cảm, ho, viêm họng, tiêu chảy, nôn ói..., nói chung là bệnh nhẹ, bạn có thể dùng thuốc vài ngày sẽ khỏi bệnh. Thế nhưng, với bệnh tim mạch thì khác.

Thuốc để chữa các bệnh tim mạch (gọi tắt là thuốc tim mạch) không thể uống một sớm một chiều trong thời gian ngắn để khỏi bệnh mà cần có quá trình điều trị lâu dài, công phu, với sự thận trọng đúng mực. Thậm chí, nhiều bệnh lý tim mạch đòi hỏi bạn phải dùng thuốc suốt đời, ví dụ như bệnh tăng huyết áp, suy tim...
Thuốc tim mạch được chia thành các nhóm: điều trị suy tim, điều trị tăng huyết áp, điều trị loạn nhịp tim, điều trị cơn đau thắt ngực...
Đối với thuốc tim mạch, cần lưu ý những điều sau:
Không tự ý mua để chữa trị
Một thực tế thường xảy ra là nhiều người thấy mình có vẻ bị bệnh tim mạch giống với một người nào đó nên tự ý mua thuốc như họ để uống mà không hề đi khám. Điều này hết sức nguy hiểm. Cần nhớ rằng việc dùng thuốc là cho từng cá thể và dùng phải hết sức tinh tế, không thể áp dụng một cách máy móc, lấy đơn thuốc người này cho người kia dùng, dùng không đúng sẽ xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Tập thể dục với cường độ thích hợp là một trong những biện pháp giúp trái tim khỏe Ảnh: Hoàng Triều
Tập thể dục với cường độ thích hợp là một trong những biện pháp giúp trái tim khỏe Ảnh: Hoàng Triều
Nếu bệnh nhân tự ý mua thuốc uống mà không có sự đánh giá, theo dõi của bác sĩ thì có thể xảy ra một số điều không hay gọi là bị tai biến do thuốc. Ví dụ:
- Một số thuốc lợi tiểu: Nếu sử dụng tùy tiện có thể làm rối loạn điện giải gây vọp bẻ, mỏi cơ, thậm chí rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Thuốc trợ tim (digital): Tự ý dùng mà không có sự đánh giá, chỉnh liều của bác sĩ có thể dẫn đến ngộ độc, loạn nhịp tim.
- Thuốc hạ áp: Nếu dùng không đúng cách, quá liều có thể gây tụt huyết áp, dẫn đến nhiều hậu quả không hay.
- Thuốc chống đông dùng trong một số bệnh tim mạch (rung nhĩ, bệnh nhân có bệnh van tim đã được thay van nhân tạo...): Nếu không được bác sĩ theo dõi có thể gây rối loạn đông máu, chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ngoài da, xuất huyết não.
Phải có chỉ định, theo dõi của bác sĩ
Chỉ có bác sĩ mới nắm vững tính năng của thuốc, cũng như qua khám bệnh trực tiếp sẽ lựa chọn thuốc thích hợp và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc dùng. Ví dụ, đối với bệnh tăng huyết áp (THA), sự lựa chọn thuốc trị THA sẽ tùy thuộc vào: yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan (như suy thận, suy tim, dày thất trái...), có kèm bệnh đái tháo đường... Đặc biệt, đối với việc dùng thuốc trị THA, bác sĩ sẽ giúp tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trước hết, dùng liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ 1 loại thuốc. Nếu không hiệu quả, mới kết hợp 2 loại thuốc. Nếu thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém và nhiều tác dụng phụ thì đổi nhóm thuốc khác, không cần tăng liều hoặc kết hợp loại thuốc thứ hai.
Không tự ý ngưng thuốc
Nhiều người bị THA, sau một thời gian điều trị, huyết áp trở về bình thường. Họ cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi huyết áp của bạn về bình thường có nghĩa là huyết áp đang được kiểm soát tốt bởi chế độ dùng thuốc. 
Vì vậy, bạn cần điều trị duy trì với liều lượng thích hợp mà không tự ý ngưng dùng. Nếu được, bạn nên tái khám và ngõ ý muốn ngưng thuốc với bác sĩ đang điều trị cho mình. Thông thường, bác sĩ không cho ngưng thuốc mà có thể điều chỉnh chế độ dùng thuốc của bạn. Tự bạn không thể quyết định được loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng trong sự điều chỉnh này. 
Chỉ bác sĩ mới có thể điều chỉnh liều thuốc thấp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất. Phải có chương trình theo dõi, tái khám với bác sĩ tim mạch thì trái tim bạn mới được chăm sóc một cách cẩn thận và hiệu quả nhất.
Không tự ý đổi thuốc
Lấy trường hợp một bệnh tim mạch phổ biến là THA. Thuốc trị THA có nhiều loại (hiện có 7 nhóm thuốc và mỗi nhóm có cả chục loại thuốc) nên vấn đề sử dụng khá phức tạp. Chỉ bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, bác sĩ sẽ là người quyết định có nên thay thuốc điều trị bấy lâu nay bằng một thuốc mới hay không. 
Mọi sự thay đổi về dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ và thay đổi như thế nào là thuộc thẩm quyền của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi thuốc vì việc làm này rất nguy hiểm, dùng không đúng sẽ bị độc hại do thuốc hoặc bệnh THA nặng hơn đến mức nguy hiểm.
Một số biện pháp khác
Song song với chế độ điều trị dùng thuốc, hầu hết các bệnh nhân tim mạch cần phải thay đổi, điều chỉnh lối sống, chế độ làm việc sao cho bớt stress; nên tập thể dục với cường độ thích hợp, ngưng hút thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo... Nếu bạn ỷ lại vào thuốc tim mạch mà ăn uống thoải mái, không kiêng cữ, có chế độ ăn quá mặn thì thuốc sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, một chế độ sinh hoạt, ăn uống đúng mực, một tinh thần lạc quan, một chế độ dùng thuốc và tái khám nghiêm túc sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tim mạch một cách chủ động và tối ưu nhất. n
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - Người lao động

Những tác hại khôn lường khi sử dụng thuốc giảm cân

Để có được vóc dáng thon gọn, nhiều người đã chọn cho mình cách uống thuốc giảm cân. Tuy vậy, việc này có thể gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh nhân dễ bị nghiện thuốc giảm cân
Thành phần thuốc giảm cân thường có chất chống trầm cảm, lo âu và chất kích thích. Sự kết hợp này dễ dàng khiến bạn trở thành "nô lệ" của loại thuốc này nếu uống nhiều trong thời gian dài.
Những tác hại khôn lường khi sử dụng thuốc giảm cân.Những tác hại khôn lường khi sử dụng thuốc giảm cân.

Thuốc gây chán ăn
Thuốc giảm cân gây chán ăn là loại có chứa amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự như phenamin, benzedrine, mirapront N, anorex, isoméride, didrex, tepanil, adifax, pondéral… Khi uống loại thuốc này, các chất trên sẽ có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương làm bạn mất đi cảm giác đói, ăn không ngon, chán ăn, mất ngủ… Kết quả cuối cùng sẽ là giúp bạn giảm cân.
Đây là loại thuốc giảm cân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên những tác dụng phụ mà nó gây ra cũng cực nguy hiểm. Nếu chúng ta quá lạm dụng sản phẩm này, nó có thể gây nghiện. 
Khi ngưng dùng, cơ thể của bạn sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý, chán nản, buồn bực… Đặc biệt, đối với những người có tiền sử bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, tăng nhãn huyết áp nếu sử dụng còn ây ra nguy cơ mắc chứng suy tim, mù mắt…
Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo
Loại thuốc giảm cân này có chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, đây là chất có khả năng làm gia tăng chuyển hóa chất béo ở bên trong các tế bào, từ đó làm giảm đi lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. 
Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với những người bị béo phì do thiếu lượng thyroxin gây ra. Tác dụng phụ của việc uống thuốc giảm cân này có thể gây ra là làm nguy hại cho tim, làm ức chế chức năng tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ…
Thuốc làm no ống tiêu hóa
Đây là loại thuốc giảm cân có chứa các chất sterculia, methylcellulose… Khi sử dụng loại thuốc này, các chất trên sẽ không hấp thu vào máu mà nằm trong lòng ruột, hút nước, trương nở và tạo nên cảm giác đầy bụng khiến chúng ta không cảm thấy đói, nhờ đó mà giảm khẩu phần ăn. 
Tuy nhiên, thuốc làm no ống tiêu hóa gây ra các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi. Những người mắc chứng hẹp đường tiêu hóa, chứng to kết tràng có thể bị tắc ruột khi sử dụng loại thuốc này.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Phân biệt các loại thuốc bắt đầu bằng chữ "calci"

Trong thực tế chúng ta có thể gặp các tên thuốc bắt đầu bằng chữ calci như: calciclorid, calcigluconat, calcifediol và calcitonin. Vậy chúng có phải là cùng một loại thuốc không và tác dụng của chúng ra sao.

Trong thực tế chúng ta có thể gặp các tên thuốc bắt đầu bằng chữ calci như: calciclorid, calcigluconat, calcifediol và calcitonin. Vậy chúng có phải là cùng một loại thuốc không và tác dụng của chúng ra sao?
Theo Dược thư Quốc gia, calci clorid thuộc loại khoáng chất có dạng thuốc tiêm còn calci gluconat là loại thuốc bổ sung calci có các dạng tiêm và viên nén.
Cả hai loại này được chỉ định dùng trong các trường hợp cần tăng nhanh nồng độ ion calci trong máu (co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, co thắt thanh quản do hạ calci huyết, hạ calci huyết do tái khoáng hoá, hạ calci huyết do thiếu vitamin D...), chế độ ăn thiếu calci...
Calcifediol là thuốc tương tự vitamin D có dạng viên nang và dung dịch, dùng phòng và điều trị bệnh còi xương do dinh dưỡng, điều trị còi xương và nhuyễn xương do chuyển hóa do thuốc chống co giật phòng và điều trị loãng xương. 
Còn calcitonin lại là thuốc ức chế tiêu xương, thuốc chống loãng xương và thuốc chống tăng calci huyết, chỉ có dạng thuốc tiêm và thuốc xịt. 
Thuốc được chỉ định trong bệnh viêm xương biến dạng, tăng calci huyết do ung thư di căn xương, bệnh xương thứ phát do suy thận, điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, kết hợp với dùng calci và vitamin D để ngăn ngừa tiến triển mất khối lượng xương.
Như vậy, cùng bắt đầu bằng chữ calci nhưng chúng lại là những loại thuốc khác nhau, có các dạng thuốc khác nhau và chỉ định không hẳn giống nhau. Vì vậy, khi kê đơn cần ghi đúng tên thuốc một cách rõ ràng, dễ đọc tránh sự nhầm lẫn.
Theo DS Hoàng Thu - Sức khỏe và đời sống

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khỏi vĩnh viễn là rất khó vì loại trừ hoàn toàn các dị nguyên khỏi môi trường là điều gần như không thể.

Hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng gặp nhiều, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm. Không có một công thức, phác đồ điều trị chung cho mọi người bệnh.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứngNguyên nhân và triệu chứng
Cơ chế bệnh sinh là do sự quá mẫn cảm của niêm mạc mũi đối với các kích thích mà y học gọi là dị nguyên. Những dị nguyên hay gặp trong VMDƯ là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất... 
Bệnh hay xảy ra trên những cơ địa đặc biệt có tính chất di truyền và có đặc điểm là sự bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thường xuất hiện đột ngột từng cơn, hay gặp lúc sáng sớm khi thời tiết thay đổi: đột nhiên ngứa ở hai bên hốc mũi lan lên mắt, xuống họng; tiếp đó hắt hơi liên tục thành từng cơn, rồi chảy nhiều nước mũi, tắc mũi dữ dội cả hai bên.
Các cơn nói trên xuất hiện nhiều lần trong ngày, thường kéo dài 3-5 ngày và chỉ mất đi khi các dị nguyên không còn nữa.
Điều trị VMDƯ - Thuốc nào?
Dùng thuốc chống ngạt mũi: Thường dùng naphazolin, xylometazolin... nhỏ hoặc xịt vào mũi 2 - 3 lần/ngày. Thuốc gây co mạch chống phù nề do đó hết nghẹt mũi, người bệnh dễ thở, cảm thấy dễ chịu ngay. 
Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn (thường không quá 7 ngày), vì dùng các loại này kéo dài dễ gây hiện tượng quen thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây "tác dụng dội ngược" làm nghẹt mũi nhiều hơn. Mặt khác, không những thuốc có tác dụng tại chỗ mà còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, bởi vậy không nên dùng liều cao dài ngày, không dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi.
Thuốc nhóm corticoid: Tuy có thể dùng viên corticoid uống có tác dụng toàn thân, nhưng nó có nhiều tác dụng phụ có hại. Bởi vậy, corticoid nên dùng dạng xịt vào mũi tốt hơn. Khi xịt, thuốc chủ yếu tác dụng tại chỗ, tuy có hấp thu vào máu nhưng với hàm lượng rất nhỏ, không gây tác dụng phụ như corticoid dùng uống. 
Nếu dùng, người bệnh nên xịt sớm khi bệnh còn nhẹ. Việc điều trị cần phải kéo dài một thời gian nhất định, thường một năm dùng một tháng thì bệnh gần như ổn định trong cả năm.
Thuốc kháng histamin: Các thuốc kháng histamin chống dị ứng là những thuốc có tác dụng bằng cơ chế tranh chấp với histamin ở thụ thể (receptor) H1 trong cơ thể đẩy histamin ra khỏi thụ thể H1 khiến cho biểu hiện lâm sàng của dị ứng không còn nữa.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng histamin. Dựa vào tính chất, tác dụng dược lý và trình tự phát triển người ta chia ra các loại kháng histamin sau:
Các thuốc thế hệ 1 (chlopheniramin, promethazin, hydroxyzin...): Tuy đã được dùng từ lâu nhưng có nhược điểm là phải dùng nhiều lần trong ngày gây khô miệng và buồn ngủ, nên hiện nay ít dùng.
Các thuốc thế hệ 2 (loratadin, cetirizin, terfenadin...): được ưa chuộng hơn thế hệ 1 nhưng cũng còn một số hạn chế như ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể gây buồn ngủ nhẹ. Thậm chí có một loại thuốc (astemizol) đã bị loại khỏi thị trường vì có tác dụng phụ nguy hại đối với tim. Còn những thuốc khác vẫn đang được dùng.
Các thuốc thế hệ 3: Đó là fexofenadin chất chuyển hóa của terfenadin. Nó có tính chất tương tự các kháng histamin thế hệ 2 như loratadin... Hiệu quả điều trị VMDƯ của fexofenadin cũng tương tự như của terfenadin. 
Nhưng vì nó không chuyển hóa qua gan nhiều nên fexofenadin không tương tác với các thuốc được chuyển hóa. Vấn đề quan trọng hơn nữa là fexofenadin không tương tác với các kênh kali ở tim, do đó không có khuynh hướng như một số thuốc thế hệ 2 (nhất là astemizol) là làm tăng khoảng QT của tim, một tác dụng phụ có thể dẫn đến loạn nhịp tim nghiêm trọng. 
Fexofenadin có phạm vi an toàn rộng hơn đa số các thuốc kháng histamin đang dùng hiện nay. Tuy nhiên, fexofenadin cũng có chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
Phòng bệnh
Để phòng ngừa VMDƯ, nhà cửa cần sạch sẽ càng ít bụi bặm, ẩm mốc càng tốt. Diệt bọ nhà, gián, chuột và không nuôi chó, mèo, chim... ở cùng phòng. Nên đeo khẩu trang khi quét nhà, lau cửa, chùi đồ đạc nhiều bụi hoặc dùng máy hút bụi.
Theo BS Vũ Hướng Văn - Sức khỏe và đời sống

Những loại thuốc ''cứu bạn'' khi bị ốm trong chuyến du lịch

Những loại thuốc cứu bạn khi bị ốm trong chuyến du lịch

Aspirin có thể giúp hạn chế ung thư đường tiêu hóa

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y tế Cộng đồng Harvard ở TP Boston nêu khả năng dùng aspirin lâu dài có thể giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa.

Trong nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Hội Nghiên cứu ung thư Mỹ ở TP Philadelphia hồi đầu tuần này, TS Yin Cao và cộng sự cho biết nguy cơ ung thư đường tiêu hóa có thể giảm 20% ở những người dùng aspirin thường xuyên trong vòng nhiều năm.
Việc dùng aspirin nên được cân nhắc do có nguy cơ gây xuất huyết dạ dày. (Ảnh The Telegraph)
Việc dùng aspirin nên được cân nhắc do có nguy cơ gây xuất huyết dạ dày. Ảnh: The Telegraph
Theo trang tin HealthDay News, các nhà khoa học đã theo dõi dữ liệu y tế của 82.600 phụ nữ và 47.650 đàn ông trong hơn 30 năm và nhận thấy có khoảng 20.400 ca ung thư ở nữ giới cũng như 7.570 ca ở nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông không được tính đến trong số liệu nói trên. 
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người dùng aspirine thường xuyên (viên 325 mg 2 lần/tuần hoặc hơn) có nguy cơ bị bệnh ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư trực - kết tràng và thực quản, thấp hơn đáng kể so với những người không dùng thuốc này. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận aspirin không kéo giảm ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt.
Theo Trúc Lâm - Người lao động
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons