Xuất xứ:
Việt Nam
Công dụng:
Điều trị loạn thần cấp và mạn, điều trị duy trì để ngăn ngừa tái phát ở bệnh nhân đã được kiểm soát ổn định.
Điều trị hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực.
Điều trị các rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Điều trị tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Hàm lượng:
Mỗi viên nén dài bao phim chứa 2 mg Risperidon.
Tá dược : Tinh bột ngô, Lactose monohydrat, HPMC 606, Cellulose vi tinh thể, Silic oxyd keo khan, Natri laurylsulfat, Magnesi stearat, Polyvinyl alcohol, PEG, Talc, Titan dioxyd, Sắt oxyd vàng, màu vàng Quinoline, màu vàng Sunset.
Liều dùng:
Liều lượng
Tâm thần phân liệt
Người trưởng thành
- Liều hằng ngày có thể được dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
- Nên bắt đầu dùng Risdomibe với liều 2 mg/ngày. Có thể tăng liều lên 4 mg vào ngày thứ hai. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt với liều 4-6 mg/ngày. Liều này có thể được duy trì hoặc điều chỉnh tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
- Liều trên 10 mg/ngày không cho thấy có hiệu quả cao hơn so với những liều thấp hơn và có thể gây ra những triệu chứng ngoại tháp. Không nên dùng liều cao hơn 16 mg/ngày vì chưa được đánh giá độ an toàn.
Người cao tuổi
- Liều khởi đầu nên dùng là 0,5 mg x 2 lần/ngày. Liều này có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5 mg đến tối đa 2 mg Risperidon cho mỗi lần uống.
Rối loạn lưỡng cực – thể hưng cảm
- Risdomibe nên được uống 1 lần trong ngày. Liều khởi đầu là 2 mg. Nếu cần tăng liều, nên được thực hiện sau 24 tiếng và tăng 1 mg/ngày. Hiệu quả của thuốc được ghi nhận trong khoảng từ 1-6 mg/ngày.
Rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ
- Nên khởi đầu với liều 0,25 mg x 2 lần/ngày. Liều này có thể tăng thêm 0,25 mg x 2 lần/ngày tùy theo từng bệnh nhân. Liều tối ưu cho phần lớn bệnh nhân sa sút trí tuệ là 0,5 mg x 2 lần/ngày. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần đến liều trên 1 mg x 2 lần/ngày mới đạt hiệu quả. Sau khi đạt được liều đích thì liều này có thể được dùng ngày 1 lần.
- Giống như tất cả các biện pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng tiếp tục Risdomibe phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên cơ sở tiến triển bệnh.
Tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên
Liều dùng Risdomibe phải được kê toa cụ thể theo nhu cầu và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Lộ trình dùng thuốc được chỉ dẫn trong bảng sau:
Bệnh nhân suy thận và suy gan
Bất kể với chỉ định nào, việc khởi liều và tiếp tục dùng thuốc phải được giảm đi một nửa so với người bình thường. Quá trình chuẩn liều cũng phải chậm và thận trọng hơn ở những bệnh nhân này.
Cách dùng: thuốc uống không phụ thuộc bữa ăn.
Tác dụng phụ:
Thường gặp: Chóng mặt, tăng kích thích, lo âu, ngủ gà, triệu chứng ngoại tháp, nhức đầu; táo bón, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, chán ăn, đau răng; viêm mũi, ho, viêm xoang, viêm họng; ban, da khô; tăng tiết bã nhờn; đau khớp; nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế; nhìn mờ; đau lưng, đau ngực, sốt, mệt mỏi, loạn chức năng sinh dục.
Hiếm gặp: giảm tập trung, trầm cảm, phản ứng tăng trương lực, sảng khoái, mất trí nhớ, dị cảm; tiêu chảy, đầy hơi, viêm dạ dày, phân đen, trĩ; trứng cá, rụng lông tóc; tăng hoặc giảm cân, giảm natri huyết, đái tháo đường, mất kinh, to vú đàn ông; đái dầm, đái ra máu, chảy máu âm đạo; chảy máu cam, ban xuất huyết, thiếu máu; rét run.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Triệu chứng: Nhìn chung những dấu hiệu quá liều là kết quả do tác dụng quá mức về tác động dược lý của thuốc. Đó là buồn ngủ, an thần, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và triệu chứng ngoại tháp. Đã gặp tác dụng khác như QT kéo dài, co giật và ngừng tim-hô hấp.
Xử trí: Thiết lập và duy trì thông đường hô hấp và đảm bảo đầy đủ oxy. Rửa dạ dày và cho than hoạt hoặc thuốc xổ. Theo dõi tim mạch ngay, kể cả theo dõi điện tâm đồ. Không có thuốc giai độc đặc hiệu nên cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ. Truyền dịch tĩnh mạch hoặc/và thuốc tác dụng giống giao cảm. Trong trường hợp triệu chứng ngoại tháp nặng nên dùng thuốc kháng cholinergic.
Theo dõi chặt chẽ đến khi bệnh nhân hồi phục.
Tương tác thuốc:
Do Risperidon tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương nên cần thận trọng khi kết hợp với những thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và rượu.
Risperidon đối kháng với tác dụng thuốc chủ vận dopamin (như levodopa).
Làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc hạ huyết áp.
Thận trọng khi kết hợp với những thuốc kéo dài khoảng QT.
Carbamazepin và những thuốc cảm ứng men gan CYP 3A4 khác làm giảm nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của Risperidon trong huyết tương. Cần điều chỉnh liều Risperidon khi bắt đầu hoặc ngưng dùng carbamazepin và các thuốc cảm ứng men gan CYP 3A4 khác.
Thận trọng khi phối hợp Risperidon với thuốc lợi tiểu furosemid ở bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ do tỷ lệ tử vong tăng.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Có thai: Không dùng Risperidon cho phụ nữ có thai. Cho con bú
Risperidon và chất chuyển hóa 9-hydroxyrisperidon được bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang dùng Risperidon không nên cho con bú.
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI VẬN HÀNH TÀU XE, MÁY MÓC
Không nên vận hành tàu xe, máy móc khi đang sử dụng thuốc.
Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân quá liều barbiturat, các chế phẩm có thuốc phiện, rượu.
THẬN TRỌNG: Hạn chế liều ban đầu đối với bệnh nhân cao tuổi, người suy nhược, suy giảm chức năng gan, thận và người dễ bị hạ huyết áp.
Những người bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, có tiền sử động kinh, co cứng, hội chứng Parkinson cần phải dùng liều thấp hơn và bắt đầu trị liệu ở liều thấp.