Hiển thị các bài đăng có nhãn Pracetam 800. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pracetam 800. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN Pracetam 800

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN Pracetam 800

Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Điều trị chóng mặt.

Người cao tuổi bị mất trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi tính khí, rối loạn hành vi và kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ.

Điều trị nghiện rượu mạn tính.

Thiếu máu hồng cầu liềm.

Điều trị hỗ trợ chứng giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.

Hàm lượng:

Mỗi viên nén bao phim chứa piracetam 800 mg.

Liều dùng:

Tổng liều hàng ngày trong khoảng từ 30-160 mg/kg/ngày tùy theo chỉ định. Dùng thuốc 2 lần/ngày, cũng có thể chia 3 hoặc 4 lần.

 

Điều trị dài ngày hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi:

Khoảng liều từ 1,2-2,4 g/ngày, tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Liều có thể cao tới 4,8 g/ngày trong những tuần đầu điều trị.

Thiếu máu hồng cầu liềm:

160 mg/kg/ngày chia đều 4 lần.

Nghiện rượu:

12 g/ngày trong thời gian cai nghiện đầu tiên. Điều trị duy trì: uống 2,4 g/ngày.

Suy giảm nhận thức sau chấn thương đầu, có kèm chóng mặt hoặc không:

Liều khởi đầu có thể thay đổi từ 9-12 g/ngày. Điều trị duy trì uống 2,4 g/ngày, uống ít nhất trong 3 tuần.

Giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não:

7,2 g/ngày, tăng thêm 4,8 g/ngày mỗi 3 hoặc 4 ngày đến liều tối đa 20 g/ngày. Chia liều thành 2 hoặc 3 lần.

Sau khi đã thiết lập được liều piracetam tối ưu, nên giảm liều các thuốc dùng kèm. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Người suy thận:

Nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến vừa tùy theo độ thanh thải creatinin (CC):

CC từ 50-79 ml/phút: 2/3 liều thường dùng, chia 2 hoặc 3 lần.

CC từ 30-49 ml/phút: 1/3 liều thường dùng, chia 2 lần.

CC từ 20-29 ml/phút: 1/6 liều thường dùng, liều duy nhất.

CC < 20 ml/phút: chống chỉ định.

Tác dụng phụ:

Thường gặp

Mệt mỏi.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà.

Ít gặp

Chóng mặt.

Run, kích thích tình dục.

Lưu ý:

Vì piracetam chuyển hóa chủ yếu qua thận, cần rất thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân bị suy thận. Theo dõi chức năng thận trong những trường hợp này. Sự gia tăng thời gian bán thải có liên quan trực tiếp với sự suy giảm chức năng thận và độ thanh thải creatinin. Điều này cũng đúng với bệnh nhân cao tuổi mà độ thanh thải creatinin phụ thuộc vào tuổi.

Do tác động của piracetam lên sự kết tập tiểu cầu, nên cẩn thận ở bệnh nhân bị xuất huyết nặng, bệnh nhân có nguy cơ chảy máu như loét đường tiêu hóa, bệnh nhân đang bị các rối loạn về cầm máu, bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não do xuất huyết, bệnh nhân trải qua đại phẫu gồm phẫu thuật răng và bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc chống kết tập tiểu cầu gồm aspirin liều thấp.

Nên tránh ngưng điều trị đột ngột ở bệnh nhân giật rung cơ vì điều này có thể gây bộc phát hoặc gây động kinh do ngưng thuốc.

Piracetam qua được nhau thai. Không nên dùng piracetam trong thời kỳ mang thai.

Piracetam được tiết qua sữa mẹ. Do đó, không nên dùng piracetam trong thời gian cho con bú hoặc ngưng cho con bú khi đang điều trị với piracetam.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, ở liều 1,6 - 15 g/ngày, chứng tăng động, ngủ gà, bồn chồn và trầm cảm được báo cáo thường xuyên hơn ở bệnh nhân dùng piracetam so với bệnh nhân dùng placebo. Chưa có kinh nghiệm về ảnh hưởng trên khả năng lái xe ở liều 15-20 g/ngày. Do đó bệnh nhân nên thận trọng khi có ý định lái xe hoặc vận hành máy móc trong khi đang dùng piracetam.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với piracetam, các dẫn xuất pyrrolidon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Suy thận nặng.

Bệnh nhân bị xuất huyết não, chứng múa giật Huntington.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons