Xuất xứ:

Việt Nam

Công dụng:

Loét thực quản, loét dạ dày - tá tràng
 Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
 Hội chứng tăng tiết acid (hội chứng Zollinger Ellison)
 Phối hợp với kháng sinh, diệt Helicobacter pylori chống tái phát

Hàm lượng:

Pantoprazole …………………………………… 40 mg
Tá dược vừa đủ ……………………………… 1 viên

Liều dùng:

Liều khuyến nghị là 40 mg/1 lần/ngày. Thời gian cần điều trị trong các trường hợp: 
 Viêm loét thực quản: trong 8 tuần. Có thể thêm một đợt điều trị 8 tuần nữa.
 Loét tá tràng: trong 2 – 4 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, kết quả lành bệnh sẽ đạt được sau 2 tuần trị liệu.
 Loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): trong 4 – 8 tuần
 Hội chứng tăng tiết acid dịch vị: Liều thông thường khởi đầu dùng là 40 mg x 2 lần/ngày. Có thể tăng liều nếu cần. Điều trị phải liên tục cả năm.
 Loét dạ dày – tá tràng, nhiễm Helicobacter pylori: phối hợp với các kháng sinh trong 1 tuần. Tùy theo kiểu kháng thuốc, có thể theo các sơ đồ phối hợp sau:
Phác đồ 1: (1 viên Hasanloc + 1000 mg amoxicylline + 500 mg clarithromycine) x 2 lần/ngày.
Phác đồ 2: (1 viên Hasanloc + 500 mg metronidazole + 500 mg clarithromycine) x 2 lần/ngày.
Phác đồ 3: (1viên Hasanloc + 1000 mg amoxicylline + 500 mg metronidazole) x 2 lần/ngày.
 Nói chung, liệu pháp phối hợp thực hiện trong 7 ngày có thể kéo dài tối đa trong 2 tuần. Nếu cần điều trị thêm với Pantoprazole để chữa lành vết loét, cần chú ý tới khuyến nghị về liều dùng trong điều trị loét tá tràng và dạ dày.
 Bệnh nhân suy gan nặng: liều dùng nên giảm xuống 1 viên 40 mg/ngày, 2 ngày 1 lần. Cần theo dõi men gan trong khi dùng thuốc. Nếu giá trị men gan tăng thì nên ngưng thuốc ngay.
 Người lớn tuổi hoặc suy thận: không dùng quá liều 40 mg Pantoprazole một ngày. Ngoại lệ, trường hợp trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, người lớn tuổi vẫn phải dùng liều Pantoprazole thông thường (2 viên x 40 mg/ ngày) trong một tuần điều trị. 

Tác dụng phụ:

TÁC DỤNG PHỤ
 Thỉnh thoảng có nhức đầu hay tiêu chảy.
 Hiếm gặp hơn là những trường hợp như: buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng, đau cơ, chuột rút, giữ nước, nhịp tim bất thường... 
 Vài trường hợp cá biệt, hiếm xảy ra như: phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối...(dùng dạng tiêm tĩnh mạch), cơn trầm cảm và rối loạn thị giác. 
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Kinh nghiệm lâm sàng về Pantoprazole khi dùng trong thai kỳ còn hạn chế. Không có thông tin về bài xuất Pantoprazole qua sữa mẹ. Do đó, chỉ dùng Pantoprazole khi lợi ích của người mẹ được xem là lớn hơn rủi ro đối với thai nhi và em bé.
Tác động của thuốc khi lái xe, vận hành máy móc
Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc.
Quá liều
Hiện chưa biết triệu chứng khi dùng quá liều ở người. Liều 240 mg tiêm tĩnh mạch không có phản ứng phụ. Vì Pantoprazole kết hợp mạnh với protein huyết tương nên không dễ thẩm tách. Ngoài điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, không đề nghị về cách điều trị đặc biệt nào.

Tương tác thuốc:

TƯƠNG TÁC THUỐC
 Pantoprazole làm giảm acid dịch vị, và do đó làm giảm độ hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời mà độ hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày (như ketoconazole, digoxin...) 
 Pantoprazole chuyển hoá ở gan bởi hệ enzyme cytochrome P450. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có báo cáo về tương tác lâm sàng đáng kể nào giữa Pantoprazole và các thuốc chuyển hoá cùng hệ cytochrome P450 (như carbamazepine, cafein, diazepam, diclofenac, digoxin, glibenclamide, metoprolol, nifedipine, phenytoin, theophylline, warfarine và các thuốc tránh thai đường uống). 
 Không thấy tương tác giữa Pantoprazole và các thuốc kháng acid (trị đau dạ dày) khi dùng đồng thời.

Lưu ý:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Bảo quản:

 

Nơi khô mát, dưới 25oC. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Chống chỉ định:

CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tiền sử quá mẫn với Pantoprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.           
THẬN TRỌNG
- Không nên dùng Pantoprazole trong điều trị phối hợp để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận từ mức trung bình đến nặng, vì hiện nay chưa có dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của Pantoprazole trong điều trị phối hợp cho các bệnh nhân này.
- Không nên dùng Pantoprazole trong trường hợp rối loạn tiêu hoá như chứng khó tiêu có liên quan đến thần kinh.
- Trước khi điều trị với Pantoprazole, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì có thể nhất thời làm lu mờ các triệu chứng của bệnhh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán.
- Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp.
- Chưa có kinh nghiệm điều trị với Pantoprazole ở trẻ em.
- Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược cần được khẳng định bằng nội soi.