Xuất xứ:
Việt Nam
Công dụng:
Liều lượng:
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 2 – 4 gói/lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 16 gói/ngày.
Trẻ em: uống mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/24 giờ với các liều như sau:
1 tuổi – 5 tuổi: 1/2 - 1 gói/lần.
6 tuổi – 12 tuổi: 1 – 2 gói/lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Hàm lượng:
Hoạt chất: Paracetamol 250 mg.
Tá dược: Sorbitol, Acid citric khan, Natri hydrocarbonat khan, Natri carbonat khan, Natri benzoat, Natri saccharin, Kollidon K30, Natri lauryl sulfat, Hương vị cam.
Liều dùng:
Liều lượng:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 2 – 4 gói/lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 16 gói/ngày.
- Trẻ em: uống mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/24 giờ với các liều như sau:
1 tuổi – 5 tuổi: 1/2 - 1 gói/lần.
6 tuổi – 12 tuổi: 1 – 2 gói/lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tác dụng phụ:
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Liều bình thường, Paracetamol dung nạp tốt, không có nhiều tác dụng phụ.
Ít gặp: phản ứng da (thường là ban đỏ, ban dát sần ngứa, mày đay, đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc), buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm tiểu cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn (phù thanh quản, phù mạch, những phản ứng kiểu phản vệ).
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
Dùng đồng thời Paracetamol với phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt gây hạ sốt nghiêm trọng.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid có thể làm tăng độc tính của Paracetamol đối với gan.
Lưu ý:
Quá liều và cách xử trí
Nhiễm độc Paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 – 10 g/ngày trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày.
- Triệu chứng:
+ Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tínhnghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
+ Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2– 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
+ Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, mê sảng. Tiếp theo có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, suy hô hấp – tuần hoàn, trụy mạch, sốc. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
+ Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan rõ rệt trong vòng 2 – 4 ngày sau khi uống liều độc. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số bệnh nhân. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
- Xử trí:
+ Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
+ Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl như N – acetylcystein bổ sung dự trữ glutathion ở gan. Phải cho uống N – acetylcystein ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol.
Điều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho uống thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N –acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm Paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ hại ganthấp.
+ Nếu không có N – acetylcystein, có thể dung methionin. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt và/hoặc
thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thu Paracetamol.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với Paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.